Xuất phát từ quan niệm bản chất cán bộ cũng là con ng-ời, mà đã là con
ng-ời thì không phải điều gì cũng tốt, điều gì cũng hay. Đã làm việc thì ng-ời cán bộ dù có tài giỏi mấy cũng không tránh khỏi những khuyết điểm. Vì vậy, phải khéo dùng ng-ời, sửa chữa khuyết điểm cho họ, phát huy những -u điểm của họ. Bác xác định: Mục đích khéo dùng cán bộ, cốt để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng và chính sách của Chính phủ. Nếu cán bộ có ý hoang mang, sợ hãi, buồn rầu, uất ức hoặc công tác không hợp chắc, không thể thành công đ-ợc.
Vì vậy, muốn cán bộ làm đ-ợc việc, phải khiến cho họ yên tâm làm việc. Bác giải thích thế nào là dùng cán bộ đúng. Muốn làm đ-ợc điều đó đòi hỏi ng-ời cán bộ phải có cái tâm trong sáng, phải có lòng độ l-ợng, phải đối với cán bộ một cách chí công vô t-, phải sáng suốt… Bác chỉ rõ trong việc dùng cán bộ nhiều ng-ời phạm phải những chứng bệnh:
1. Ham dùng ng-ời bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn ng-ời ngoài.
2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những ng-ời chính trực.
3. Ham dùng những ng-ời tính tình hợp với mình, mà tránh những ng-ời tính tình không hợp với mình.
Vì những bệnh đó, kết quả những ng-ời kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo vệ, khiến cho chúng ngày càng h- hỏng. Đối với những ng-ời chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Nh- thế, cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của ng-ời lãnh đạo [45, tr.279].
Thực tế trong những năm vừa qua, ở một số địa ph-ơng đã xảy ra tình trạng: gây kéo bè, kéo cánh, mất đoàn kết nội bộ, gây ảnh h-ởng không nhỏ đến kết quả công việc. Vì vậy, việc quán triệt t- t-ởng Hồ Chí Minh trong cách dùng cán bộ, chống các căn bệnh nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng.
Một ng-ời cán bộ biết khéo dùng cán bộ phải thực hiện đ-ợc những điểm sau: khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc, ng-ời lãnh đạo không nên tự cao, tự đại mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp d-ới.
Trong mục mấy điều kinh nghiệm, Ng-ời viết:
Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó đ-ợc khen ngợi thì những ng-ời đó càng thêm hăng hái và những ng-ời khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt cũng tự sửa chữa đ-ợc nhiều [45, tr.244].
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “dụng nhân như dụng mộ c” và triết lý đó đã được Người sử dụng thành nghệ thuật “dùng người”. Theo Hồ Chí
Minh, muốn “dụng nhân” theo đúng người, đúng việc, tài nào chức ấy..., thì
các cấp uỷ Đảng, các cán bộ tổ chức phải công tâm, phải biết đánh giá, nhìn nhận con ng-ời, nhìn thấy sở trường, sở đoản của họ, và phải “có gan” dám
cất nhắc cán bộ, sử dụng những ng-ời thật sự có năng lực, chứ không phải vì thân quen.
Nh- vậy, khéo dùng cán bộ có vai trò hết sức to lớn trong công tác cán bộ, biết tuỳ năng lực và phẩm chất của cán bộ, đặt họ đúng vị trí công tác sẽ góp phần phát huy đ-ợc những khả năng vốn có của họ để giải quyết tốt các vấn đề do công việc đặt ra.