Phân loại vốn đầu tư công trong ngành đường sắt

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải. (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu của đề tài

1.1.3 Phân loại vốn đầu tư công trong ngành đường sắt

Vốn đầu tư công theo Luật Đầu tư công 2019 gồm: vốn NSNN; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Từ hoạt động đầu tư công ở Việt Nam và các quan niệm về đầu tư công như nói trên, có thể nói rằng các đặc điểm chung của đầu tư công của ngành đường sắt đều kế thừa tính chất các loại vốn mà pháp luật đã quy định, bao gồm:

Thứ nhất, đầu tư công ngành đường sắt cũng là hoạt động đầu tư của Nhà nước, từ các tổ chức, cơ quan có chức năng đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về phân

cấp và quyết định đầu tư. Nó tạo mới, củng cố, nâng cấp năng lực hoạt động của ngành đường sắt nói riêng và nền kinh tế nói chung thông qua việc gia tăng tài sản công. Việc thực hiện dự án đầu tư chủ yếu được thực hiện thông qua cơ chế đầu thầu, nhà thầu thắng thầu trong thực hiện các dự án đầu tư của Nhà nước là các tổ chức doanh nghiệp được cấp phép hoạt động tại Việt nam.

Thứ hai, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư công là nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm: NSNN, vốn có nguồn gốc từ ngân sách; từ các khoản tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; các khoản vay nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương…). Đầu tư công bị chi phối chủ yếu bởi chính sách nguồn vốn. Hiện nay, đầu tư công gồm các nguồn vốn chủ yếu là:

- Vốn từ nguồn NSNN phân cho các bộ ngành, địa phương. Vốn này thường được đầu tư không hoàn lại cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường,... Đó là những chương trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm.

- Vốn ngân sách đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu. Hiện nay có 02 loại chương trình mục tiêu là chương trình mục tiêu quốc gia và một số chương trình mục tiêu khác do Chính phủ quyết định hoặc cấp địa phương quyết định.

- Vốn tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định. Chính phủ cho vay theo lãi suất ưu đãi bằng nguồn vốn tự có hoặc vốn vay ODA và cho vay lại để đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch nhà nước.

- Vốn vay trong nước và ngoài nước để dùng cho đầu tư. Vốn vay trong nước là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương. Trái phiếu Chính phủ gồm các loại: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu đầu tư và trái phiếu công trình trung ương.

- Vốn đầu tư của các DNNN, bao gồm vốn NSNN cấp trực tiếp cho DNNN, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và các khoản thu và lợi nhuận của DNNN, vốn vay của doanh nghiệp với sự bảo lãnh của Chính phủ.

- Vốn hỗn hợp của Nhà nước và của các chủ thể khác: Trong những năm gần đây, xuất phát từ thực tiễn vốn NSNN có hạn, trong khi nhu cầu đầu tư lớn, xuất hiện các

hình thức hợp tác công - tư (Public - Private Partnership - PPP), có nghĩa là Nhà nước và tư nhân cùng hợp tác bỏ vốn đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, mục tiêu của hoạt động đầu tư công là nhằm phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chủ yếu là theo đuổi các mục tiêu của chính sách công (đầu tư thành lập các DNNN để giữ vị trí then chốt, chủ đạo, đủ khả năng là công cụ của Nhà nước điều tiết nền kinh tế) đồng thời cũng vì các mục tiêu kinh doanh, tạo thu nhập tài chính cho Nhà nước để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế mà tư nhân không được phép đầu tư, đầu tư để khoả lấp những “lỗ hổng” của nền kinh tế thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế hoặc vì các mục tiêu khác của chính sách công như: phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tạo việc làm; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền; phát triển vùng biên giới, hải đảo, gắn chính sách phát triển kinh tế - xã hội với an ninh, quốc phòng…

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w