6. Kết cấu của đề tài
1.3.2 Những nhân tố thuộc môi trường kinh tế xã hội
Các nhân tố về cơ chế, chính sách và vai trò của nhà nước trong việc quản lý vốn đầu tư công có sự ảnh hưởng nhất định đến việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công trong ngành đường sắt, cụ thể:
- Một xã hội ổn định là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kết cấu hạ tầng ngành đường sắt nói riêng. Vì vậy một môi trường chính trị ổn định sẽ khuyến khích cũng như thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được quyết định bởi yếu tốvề kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của yếu tố chính trị. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định về chính trị được xem là rất quan trọng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển, nhận được nhiều ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như trung ương, chi phí hoạt động thấp là những yếu tố quan trọng bậc nhất, có ảnh hưởng mang tính quyết định khi xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư.
- Hệ thống văn bản liên quan đến quản lý vốn đầu tư công cho ngành đường sắt.
Đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công, tác động trực tiếp đến hiệu quả của vốn đầu tư công. Các thể chế, chính sách này được bao hàm trong các văn bản pháp luật như: như Luật NSNN, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đường sắt v.v.. Ngoài ra, cơ chế, chính sách còn được thể hiện trong các văn bản dưới luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng, các chính sách đầu tư và các quy chế, quy trình, nghị định thông tư về quản lý đầu tư và quản lý vốn đầu tư
Cơ chế quản lý vốn đầu tư công là một bộ phận hợp thành của cơ chế quản lý kinh tế, tài chính nói chung. Đây là hệ thống các quy định về nguyên tắc, quy phạm, quy chuẩn, giải pháp, phương tiện để làm chế tài quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, cơ chế đúng đắn, sát thực tế, ổn định và điều hành tốt là điều kiện tiên quyết quyết định thắng lợi mục tiêu đề ra. Ngược lại, nó sẽ cản trở và kìm hãm, gây tổn thất nguồn lực và khó khăn trong thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch phát triển của Nhà nước.
Cơ chế đúng đắn phải được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản như:
- Phải có tư tưởng quan điểm xuất phát từ mục tiêu chiến lược được cụ thể hóa thành lộ trình, bước đi vững chắc;
- Phải tổng kết rút kinh nghiệm cập nhật thực tiễn và phải tham khảo thông lệ quốc tế;
- Minh bạch, rõ ràng, nhất quán, thống nhất dễ thực hiện, công khai hóa và tương đối ổn định;
- Bám sát trình tự đầu tư và xây dựng từ huy động, quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện và kết thúc bàn giao sử dụng bảo đảm đồng bộ, liên hoàn.
Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh liên quan đến đầu tư và huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như: Luật đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật đất đai, Luật đường sắt …. Và các văn bản hướng dẫn thi hành và các chính sách huy động nguồn lực phù hợp sẽ khuyến khích các chủ thể kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án giao thông đường sắt.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về đầu tư công, vốn đầu tư công trong ngành đường sắt, quản lý vốn đầu tư công theo các quy định của pháp luật. Tác giả đưa ra các nội dung liên quan đến ảnh hưởng quản lý vốn đầu tư công trong ngành đường sắt. Đây là cơ sở cho việc phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt – Bộ GTVT trong chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI BAN QLDA ĐƯỜNG SẮT - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI