2016- 2021
2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
a) Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ, năng lực của nhiều cán bộ trong lĩnh vực quản lý dự án vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trong công tác lập nghiên cứu khả thi dự án, lập báo cáo đầu tư xây dựng, cũng như trong công tác thẩmđịnh dự án đòi hỏi các
cán bộ tham gia quá trình này phải có kiến thức chuyên sâu về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều kinh nghiệm và phái có tầm nhìn chiến lược để có thể đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, tránh việc đầu tư sai.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban QLDA Đường sắt vẫn còn chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các phòng ban. Quy trình quản lý, thanh toán tại Ban vẫn chưa được xây dựng thành một hệ thống thống nhất và hiệu quả, vẫn còn sự khác biệt về thủ tục thanh toán giữa các phòng ban. Hiện nay tại Ban vẫn chưa xây dựng được đề án vị trí, việc làm để mô tả và quy định cụ thể về yêu cầu năng lực chuyên môn, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, chế độ đãi ngộ, chế độ báo cáo và đánh giá kết quả công việc đối với từng vị trí, do Giám đốc Ban xây dựng và được công bố công khai trong Ban và các đơn vị của Cơ quan quyết định thành lập Ban. Việc sắp xếp vị trí công việc vẫn còn để xảy ra tình trạng vị trí công việc không phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ, viên chức dẫn đến không đạt hiệu quả trong công việc.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của Ban còn hạn chế, diện tích, không gian làm việc còn chật hẹp ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các cán bộ, viên chức của Ban. Hệ thống công nghệ thông tin tại Ban vẫn còn lạc hậu, chỉ đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu trong trao đổi và lưu giữ thông tin, chưa có điều kiện để áp dụng các công nghệ, khoa học mới trong quản lý dự án.
b) Nguyên nhân khách quan:
- Thời gian thực hiện của dự án đường sắt thường kéo dài: hầu hết có thời gian thực hiện hơn 5 năm vì thế trong quá trình thực hiện thì chính sách pháp luật thay đổi buộc các hợp đồng phải có những điều chỉnh cho phù hợp với những chủ trương mới. Mỗi một lần thay đổi đòi hỏi Ban QLDA Đường sắt phải vất vả trong khâu thương thảo với nhà thầu nước ngoài. Đặc biệt đối với Hợp đồng EPC, đây là hình thức hợp đồng trọn gói tuy nhiên quá trình thanh tra kiểm toán lại áp dụng các quy định pháp luật khác nhau dẫn đến bất đồng trong việc thực hiện kết luận thanh tra kiểm toán với nhà thầu nước ngoài.
- Chính sách, chủ trương phát triển kinh tế cũng như quy hoạch trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong mỗi thời kỳ cũng có những thay đổi làm ảnh hưởng đến việc bố trí vốn và thực hiện dự án.
- Sự thay đổi của chính sách pháp luật nhà nước chưa theo kịp với thực tế triển khai các dự án vì thế không đồng bộ; ban hành một thời gian gắn đã có sự thay đổi bổ sung; nội dung quy định và hướng dẫn còn chưa rõ ràng cụ thể, dẫn tới việc thực hiện của Ban QLDAnói chung và Ban QLDAĐường sắt nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đối với Ban QLDA đường sắt là đơn vị quản lý nhiều nguồn vốn khác nhau từ nhiều nhà tài trợ khác nhau và với nhiều hình thức thực hiện dự án mới như hình thức tổng thầu EPC.Do đó mà các quy định của pháp luật còn chưa cụ thể và sát với thực tế. Điều này gây khó khăn trong công tác thực hiện dự án cũng như trong công tác quản lý vốn đầu tư công.
- Các dự án vốn đầu tư công mà Ban QLDA Đường sắt đang thực hiện đa dạng về nguồn tài trợ. Các dự án được giao chủ yếu sử dụng vốn nước ngoài là loại hình dự án khá phức tạp, có dự án thuộc 6 nhà tài trợ khác nhau, mỗi nhà tài trợ đều có những yêu cầu về thủ tục và trình tự thực hiện riêng, trong khi đó nhiều quy định về quản lý đầu tư xây dựng của Việt Nam chưa được cập nhật theo thông lệ quốc tế, cho nên khi thực hiện phải xin ý kiến của cấp có thẩm quyền nên mất rất nhiều thời gian chờ đợi.
- Một số nhà thầu, tổng thầu nước ngoài tham gia dự án chưa bắt kịp được văn hóa đầu tư của Việt nam, chưa nắm rõ được các quy định pháp luật của Việt nam vì vậy khó khăn cho chủ đầu tư khi phải liên tục có các văn bản giải thích. Các dự án khác nhau về quy mô và tổng mức đầu tư, thuộc nhiều chuyên ngành, nằm trải dài trên tất cả các tuyến ĐS vừa thi công vừa chạy tàu, đặc biệt một số dự án thông tin, tín hiệu trong quá trình thi công, lắp đặt thiết bị liên quan nhiều đến công trình phụ trợ như điện, xây dựng nhà cửa, đường sắt, do đó gặp rất nhiều khó khăn cho nhà thầu. Kinh nghiệm, sự hiểu biết của tổng thầu về trình tự thủ tục của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình cũng như về đặc điểm và điều kiện khai thác của ĐSVN còn hạn chế. Năng lực, quản lý, điều hành của tổng thầu một số gói thầu còn yếu.
- Một số dự án triển khai trong điều kiện nguy hiểm, phức tạp. Triển khai thi công dự án Đường sắt Đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh- Hà Đông và tuyến đường sắt số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi là những dự án hết sức phức tạp, điều kiện thi công không được đảm bảo, vừa thi công vừa đảm bảo giao thông trên một tuyến giao thông mật độ người và phương tiện dày đặc, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất trắc xảy ra khó có thể lường trước được.
- Chế độ chính sách về GPMB luôn thay đổi, một số địa phương có dự án đi qua lúng túng trong việc triển khai, áp dụng chính sách hỗ trợ, đền bù cho người dân, nên nhà thầu thi công chậm có mặt bằng, do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện dự án.
- Nhà thầu tham gia thi công các dự án đường sắt hạn chế hơn so với các dự án đường bộ, do đó tính cạnh tranh trong đấu thầu chưa cao, cá biệt có một số gói thầu chỉ một nhà thầu tham gia đấu thầu. Điều này dẫn đến Chủ đầu tư ít có sự lựa chọn những nhà thầu có năng lực thật sự để tham gia thi công.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Bám sát vào nội dung ở chương 1, Luận văn tác giả đã đi sâu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban QLDA Đường sắt, chức năng nhiệm vụ được giao, những tổ chức tham gia vào quá trình quản lý vốn đầu tư công của ngành đường sắt. cũng như quy trình quản lý dự án thức tế đang diễn ra. Luận văn đi sâu tìm hiểu thực trạng của một số dự án trọng điểm của Ban QLDA Đường sắt hiện nay đang quản lý, quy trình quản lý dự án vốn đầu tư công của ngành đường sắt. Luận văn cũng đã phân tích đánh giá thực trạng quản lý dự án tại Ban QLDA Đường sắt – Bộ Giao thông vận tải từ đó chỉ ra được các vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện quản lý dự án và nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến các hạn chế nêu trên.
Các nguyên nhân chủ quan : Thứ nhất, Trình độ, năng lực của nhiều cán bộ trong lĩnh vực quản lý dự án vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc; Thứ hai, Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban QLDA Đường sắt vẫn còn chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các phòng ban; Thứ ba, Cơ sở vật chất kỹ thuật của Ban còn hạn chế, diện tích, không gian làm việc còn chật hẹp ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các cán bộ, viên chức của Ban.
Các nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, Chính sách, chủ trương phát triển kinh tế cũng như quy hoạch trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong mỗi thời kỳ cũng có những thay đổi làm ảnh hưởng đến việc bố trí vốn và thực hiện dự án; Thứ hai, Sự thay đổi của chính sách pháp luật nhà nước chưa theo kịp với thực tế triển khai các dự án; Thứ ba, Các dự án vốn đầu tư công mà Ban QLDA Đường sắt đang thực hiện đa dạng về nguồn tài trợ; Thứ tư, Một số nhà thầu, tổng thầu nước ngoài tham gia dự án chưa bắt kịp được văn hóa đầu tư của Việt nam; Thứ năm, Một số dự án triển khai trong điều kiện nguy hiểm, phức tạp; Thứ sáu, Chế độ chính sách về GPMB luôn thay đổi; Thứ bảy, Nhà thầu tham gia thi công các dự án đường sắt hạn chế.
Đây là một trong những cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trong chương 3.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI BAN QLDA ĐƯỜNG SẮT