Dự toán vốn đầu tư công cho ngành đường sắt giai đoạn 2016 2021

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải. (Trang 51 - 56)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.1 Dự toán vốn đầu tư công cho ngành đường sắt giai đoạn 2016 2021

Các dự án mà Ban QLDA Đường sắt đang thực hiện chủ yếu là các dự án trọng điểm của Chính Phủ, dự án nhóm A, dự án trọng điểm, chiến lược của ngành GTVT sử dung nguồn vốn ODA và nguồn vốn trái phiếu Chính Phủ. Các dự án trải dài trên cả nước từ Bắc Vào Nam, từ Lào Cai - Hà Nội - Vinh - Sài Gòn. Một số dự án thi công ở nơi có địa hình phức tạp, nguy hiểm, mật độ dân cư đi lại đông đúc như dự án: Đường

NămNămNămNămNămNăm 201620172018201920202021 Vốn trong nước Vốn ODA 4.500.000 4.000.000 3.500.000 3.000.000 2.500.000 2.000.000 1.500.000 1.000.000 500.000 -

sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, những nơi có địa hình hiểm trở như dự án Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, dự án Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh (44 Cầu), dự án TTTH đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội (Dự án 3+1), dự án thuộc nguồn vốn 7000 tỷ: Cải tạo nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn.

Những dự án mới được Bộ GTVT uỷ quyền thay mặt chủ đầu tư - dự án nhóm B 7000 tỷ gồm: Dự án Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn, tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh; Dự án Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh; Dự án Cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – TPHồ Chí Minh.

Biểu đồ 2. 1: Kế hoạch vốn đầu tư công từ năm 2016 đến 2021 của Ban QLDA Đường sắt

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Ban QLDA Đường sắt

Nguồn vốn mà Ban QLDA Đường sắt đang quản lý được hình thành chủ yếu từ hai nguồn là vốn trong nước và vốn vay nước ngoài (ODA). Trong những năm gần đây tất cả các nguồn vốn được chi từ NSNN bao gồm TPCP và các nguồn đối ứng khác của NSNN để trả nợ được gọi chung là vốn trong nước để phân biệt với nguồn vốn vay nước

ngoài ODA. Hỗ trợ ODA được chia thành hỗ trợ song phương và hỗ trợ thông qua các tổ chức của Liên Hiệp quốc và các tổ chức quốc tế... Hỗ trợ song phương bao gồm hợp tác kỹ thuật và hợp tác hỗ trợ về kinh phí (bao gồm hợp tác vốn vay và viện trợ không hoàn lại).

Qua bảng phân tích trên chúng ta có thể thấy tỷ trọng nguồn vốn trong nước trong tổng số vốn đối ứng cho các dự án ODA có xu hướng tăng dần. Đặc biệt là trong năm 2021 nguồn vốn đối ứng trong nước chiếm gần gấp đôi vốn vay ODA. Điều này một mặt do một số dự án ODA đang ở giai đoạn bàn giao và quyết toán, một vài dự án bắt đầu ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi, bên cạnh đó cũng có thể là do các dự án ngành đường sắt kém hấp dẫn vốn đầu tư so với các ngành khác

Để có thể thực hiện được các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đường sắt chính phủ đã phải sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao hơn so với các nguồn vốn vay. Tuy nhiên thực tế một số dự án sử dụng vốn vay ODA tại Ban QLDA Đường sắt hiện nay đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư hoặc giai đoạn đầu của thực hiện dự án do vậy tỷ lệ ghi vốn đến thời điểm hiện tại chưa phản ánh đầy đủ chân thực tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành đường sắt hiện nay. Do sức hấp dẫn của dự án đường sắt không cao do vậy việc kêu gọi vốn từ tư nhân khó thực hiện, bù lại chính phủ phải sử dụng các biện pháp huy động vốn từ bên ngoài và hình thức chủ yếu mà các nước trên thế giới cũng như Việt Nam sử dụng hiện nay là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất, thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơ quan chính thức thuộc các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

Nguồn vốn ODA tại Ban QLDA Đường sắt được hình thành từ nhiều nhà tài trợ khác nhau như vốn vay Trung Quốc, Nhật bản, Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng tái thiết Đức, ngân hàng KFW…. Trong đó vốn vay Trung Quốc và Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao.

Dự án tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân, là dự án duy nhất mà Ban đang quản lý được đầu tư từ nguồn vốn Trái phiếu chính phủ (từ năm 2004), từ năm 2019 Ban Đường sắt được giao làm chủ đầu từ 03 dự án thuộc nguồn vốn 7000 tỷ do NSNN cấp. Phần còn lại của nguồn vốn trong nước được sử dụng vào phần vốn đối ứng cho các dự án ODA.

Bảng 2. 1: Cơ cấu nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA

Đơn vị: triệu đồng

Chi tiết

2016 2017 2018 2019 2020 2021

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Vốn ODA 2.733.000 79,26% 3.439.000 80,21% 2.680.720 74,84% 850.999 54,07% 1.527.201 54,44% 1.046.923 29,70%

Vốn trong nước 715.286 20,74% 848.618 19,79% 901.061 25,16% 722.945 45,93% 1.278.280 45,56% 2.478.487 70,30%

Tổng 3.448.286 4.287.618 3.581.781 1.573.944 2.805.481 3.525.410

Nguồn: Ban QLDA Đường sắt

Các tổ chức quốc tế khác Nhật Bản

Trung Quốc

Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021 4.000.000 3.500.000 3.000.000 2.500.000 2.000.000 1.500.000 1.000.000 500.000 -

Qua bảng phân tích trên chúng ta có thể thấy tỷ trọng nguồn vốn ngân sách trong tổng số vốn đối ứng cho các dự án ODA có xu hướng giảm dần và được bù đắp bằng nguồn vốn TPCP. Đặc biệt là trong năm 2015 nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA được sử dụng hoàn toàn từ nguồn vốn TPCP. Điều này là do tình hình kinh tế của đất nước ta đang trong giai đoạn khó khăn vì vậy nguồn vốn ngân sách nhà nước không đủ để hỗ trợ cho các dự án.

Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu nguồn vốn ODA theo nhà tài trợ từ năm 2016 đến 2021

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Ban QLDA Đường sắt

Một đặc điểm quan trọng trong các hiệp định vay của vốn ODA là có thể kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ. Và đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sư dụng vốn ODA thì các điều kiện rằng buộc thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị và các đơn vị thực hiện (như nhà thầu chính, đơn vị tư vấn giám sát). Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay đang là hai cường quốc lớn trên thế giới, với thế mạnh về kinh tế, kỹ thuật công nghệ thì hình thức xuất khẩu công nghệ, cũng như nguồn nhân lực cao thông qua hình thức tài trợ

ODA là hình thức phù hợp và có lợi ích cho cả hai bên. Do đó mà phần lớn các dự án mà Ban quản lý được tài trợ từ hai nước này.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải. (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w