2016- 2021
2.3.2.1 Quản lý vốn đầu tư công ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư
*) Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư.
Theo quy định của Luật Xây dựng số 60/2020/QH14 ngày 17/6/2020; Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán với những công trình xây dựng. Đối với Ban Quản lý dự án Đường sắt là đơn vị trực thuộc Bộ giao thông vận tải, thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng do Bộ giao thông vận tải làm chủ đầu tư và giao quản lý.
Hiện tại Ban QLDA Đường sắt đang thực hiện quản lý 14 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong số các dự án này có những dự án manh tính chiến lược phát triển của ngành đường sắt cũng như mạng lưới GTVT của Việt Nam. Có tác động mạnh mẽ đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Tiêu biểu là dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.303.238 tỷ. Đây là dự án lớn có tổng mức vốn đầu tư cao và nguồn vốn được sử dụng chủ yếu là vốn vay ODA. Vì vậy trong quá trình chuẩn bị đầu tư phải xem xét kỹ tính khả thi của dự án, xem xét đến mức độ cần thiết để thực hiện dự án, đặc biệt là xem xét kỹ đến các giai đoạn phân kỳ đầu tư để có thể thực hiện một cách phù hợp. Hiện tại dự án đang trong quá trình lập báo cáo đầu tư và đã từng trình Quốc hội xem xét nhưng đã không được Quốc hội thông qua.
Đối với Ban QLDA Đường sắt là đơn vị trực tiếp thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án cần nghiên cứu kỹ tổng mức đầu tư dự kiến của dự án và đưa ra phương án huy động vốn phù hợp với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn.
Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư khác Ban vẫn đang trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Các dự án này đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án đầu tư. Các dự án đường sắt thường có thời gian thực hiện dài vì vậy việc xác định tổng mức đầu tư của dự án thường chịu tác động mạnh của yếu tố trượt giá. Để đánh giá được tác động của yếu tố trượt giá đòi hỏi những người quản lý phải có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh tế - xã hội cũng như cần có những kinh nghiệm nhất định.
10000,0 9000,0 8000,0 7000,0 6000,0 5000,0 4000,0 3000,0 2000,0 1000,0 ,0 Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư điều chỉnh
Dự án Vinh – Sài GònDự án Yên Viên – Lào Cai
Dự ánDự án 44 3+1Cầu *) Đối với các dự án đang trong giai đoạn thực hiện
Các dự án mà Ban đang thực hiện là các dự án có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thực hiện dài. Việc xác định tổng mức đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc phải điều chỉnh tống mức đầu tư xảy ra ở nhiều dự án như dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai, dự án Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh (Dự án 44 Cầu); dự án Hiện đại hóa TTTH đường sắt tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên (Dự án 3+1); dự án Hiện đại hóa TTTH đường sắt Vinh – Sài Gòn.
Các dự án do Ban QLDA Đường sắt làm chủ đầu tư chịu tác động của nhiều yếu tố như chủ trương từ cơ quan Quản lý Nhà nước, lượng vốn được giải ngân hàng năm nên thường kéo dài hơn so với thời gian dự kiến trong quyết định phê duyệt dự án dẫn đến có sự thay đổi lớn trong giá thành công trình làm cho lượng dự phòng của dự án không bù đắp nổi những thay đổi về giá nguyên vật liệu, giá nhân công, thiết bị…dẫn đến tổng mức đầu tư của dự án vượt quá tổng mức đầu tư được duyệt.
Biểu đồ 2. 3: Tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư điều chỉnh của một số dự án
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn Ban QLDA Đường sắt
Qua biểu đồ trên chúng ta có thể thấy việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của các dự án là rất lớn, các dự án đều có mức điều chỉnh trên 200%. Việc điều chỉnh tổng mức đầu
tư phần lớn là do những biến động về đơn giá vật liệu, tiền lương, chế độ, đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng, địa hình xây dựng tuyến đường cũng thay đổi, những yếu tố kỹ thuật của dự án. Việc phải điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện dự án, đăc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí nguồn vốn cho các dự án.
Ngoài những dự án trên, hiện nay Ban đang quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông. Đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn và được thực hiện bởi nhà thầu Trung Quốc. Dự án được lập kế hoach đầu tư từ những năm 2004 và được khởi công năm 2008. Vì vậy cho đến nay việc xác định tổng mức đầu tư từ khi lập báo cáo đầu tư không còn phù hợp do biến động về giá nguyên vật liệu, đơn giá giải phóng mặt bằng và các thay đổi về thiết kế kỹ thuật dẫn đến tổng mức đầu tư của dự án buộc phải thay đổi. Ban đã phải trình Bộ GTVT xem xét điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án.
Cụ thể, tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt năm 2008 là gần 8.800 tỷ đồng tương đương 553 triệu USD. Trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc là 1,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 169 triệu USD) với lãi suất 3%/năm và vốn vay ưu đãi bên mua cũng của nước này là 250 triệu USD (lãi suất 4%/năm). Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là gần 134 triệu USD.Đến thời điểm Chính phủ hoàn thành báo cáo (21/10/2015), dự án phải điều chỉnh vốn rất lớn, với tính toán của tư vấn TEDI, được Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng thẩm tra là 868 triệu USD, tăng 315 triệu USD.Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc phải tăng thêm trên 250 triệu USD. Đáng chú ý, trong khoản này, riêng các chi phí thuộc hợp đồng EPC với tổng thầu Trung Quốc đã đội lên hơn 248 triệu USD. Chỉ gần 2,2 triệu USD là thuộc chi phí dự phòng tăng thêm. Việc điều chỉnh vốn đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án do thời gian điều chỉnh kéo dài.