Định hướng, chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt ở Việt nam đến

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải. (Trang 88)

2016- 2021

3.1 Định hướng, chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt ở Việt nam đến

năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

3.1.1 Tình hình phát triển của ngành, lĩnh vực Ban QLDA Đường sắt đang hoạt động

Mạng đường sắt Việt Nam hiện nay có mạng lưới phân bổ theo 7 trục chính với tổng chiều dài 3.162,9km trong đó 2.703,2km đường chính tuyến, 459.7km đường nhánh và đường ga trong đó đường sắt khổ 1000mm vẫn chiếm 84% tổng chiều dài với hơn 2.656,2km trong khi hầu hết các nước trên thế giới không dùng đến nữa; khổ đường 1435mm chiếm 6% còn lại là khổ đường lồng (1435mm & 1000mm) chiếm 9%. Vận tốc đường sắt chỉ đạt 50-60km/h đối với tàu hàng và 80-90km/h đối với tàu khách tròn khi đó ở các nước tiên tiến trên thế giới thì vận tốc trung bình vận chuyển hành khách khoảng 150-200km/h.

Mạng lưới đường sắt phân bố theo 7 trục chính là: Hà Nội - TP Hồ Chí MInh, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Quán Triều, Kép - Lưu Xá, Kép - Hạ Long.

Tiêu chuẩn kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đường sắt nước ta còn ở mức thấp và lạc hậu: Bình trắc diện còn nhiều đường cong bán kính nhỏ với tổng số đường cong trên đường chính các tuyến: 3468 đường cong tổng chiều dài đường cong/tổng chiều dài toàn tuyến chiếm 26,1%; tốc độ dốc hạn chế phổ biến trên đồng bằng là ip=6‰, với các tuyến miền núi độ dốc ip lớn hơn nhiều để đảm bảo điều kiện vượt dốc, cá biệt có khu đoạn độ dốc đạt 19%; cầu cống đã qua gần 100 năm khai thác, tải trọng nhỏ (P = 14 tấn trục); tà vẹt nhiều chủng loại; thông tin - tín hiệu chạy tàu lạc hậu và chưa đồng bộ, hành lang an toàn giao thông đường sắt nhiều đoạn bị xâm hại nghiêm trọng, đường sắt giao cắt bằng với đường bộ và đường dân sinh có mật độ rất cao (tổng số có 1.464 đường ngang hợp pháp, trên 4.030 đường dân sinh tự mở).

Kể từ khi Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển GTVT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt đến nay, một số yếu kém về chất lượng kết cấu hạ tầng đã từng bước được cải thiện, đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực trên các tuyến trọng yếu,trong đó

tập trung chính trong việc cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải, nâng cao an toàn và rút ngắn thời gian chạy tàu (42h xuống còn 29h trên tuyến Thống Nhất, 10h xuống còn 8h trên tuyến Hà Nội - Lào Cai). Đã triển khai triển khai một số dự án như: Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; Cải tạo Nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, Nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt, các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, về cơ bản giai đoạn 2011-2020 các chỉ tiêu quy hoạch đường sắt không đạt so với mục tiêu và thấp nhất trong 5 chuyên ngành; KCHT giao thông đường sắt trong nhiều năm chưa được quan tâm, đầu tư phát triển đúng với vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước. Thống kê của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tỷ trọng vốn đầu tư cho đường sắt hiện nay thấp nhất so với toàn ngành Giao thông Vận tải, giai đoạn 2001-2010 là 4.800/140.000 tỷ đồng, chiếm 2,9%; Giai đoạn 2011-2015 là 11.082/484.000 tỷ đồng, chiếm 2,3%. Các nguồn vốn đầu tư chỉ tập trung cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có, vốn đầu tư phát triển các tuyến mới rất ít; nguồn vốn đầu tư hàng năm không đáp ứng được yêu cầu. Vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được vốn từ bên ngoài. Quy mô đầu tư nhỏ, đan xen, chưa có tác dụng làm thay đổi cơ bản kết cấu hạ tầng cũng như nâng cao mục tiêu khai thác của đường sắt Việt Nam.

Thị phần vận tải giảm sút theo từng năm, chưa có tuyến đường sắt mới nào được hình thành; các tuyến đường sắt hiện có chưa được cải tạo, nâng cấp đưa vào cấp kỹ thuật; các kết nối đường sắt tới các cảng biển lớn chưa được triển khai, kết nối quốc tế chưa thuận lợi; định hướng phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhưng chưa được Quốc hội thông qua vào năm 2010 là thực trạng của ngành đường sắt hiện nay mà lãnh đạo ngành cần phải suy nghĩ để có những định hướng, quy hoạch có tầm nhìn phát triển bề vững, dài hạn và đạt được mục tiêu đầu tư hiệu quả.

3.1.2 Dự báo nhu cầu, định hướng phát triển đối với lĩnh vực hoạt động của Ban QLDA Đường sắt

Để dự báo nhu cầu và định hướng phát triển đối với ngành đường sắt, các cơ quan quy hoạch đã tiến hành khảo sát thực địa, điều tra, thu thập số liệu nhằm đánh giá thực trạng của toàn bộ tuyến đường sắt hiện có; làm việc trực tiếp và lấy ý kiến thống

nhất với các địa phương có liên quan về một số định hướng lớn của quy hoạch. Cùng với đó là tổ

chức nhiều hội thảo để xin ý kiến của các địa phương, các hội nghề nghiệp, các chuyên gia và các nhà khoa học.

a) Quan điểm

- Đường sắt là chuyên ngành đặc thù có vai trò quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, được xác định là một trong ba đột phá chiến lược cần ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

- Phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá trên các hành lang vận tải chính có nhu cầu vận tải lớn; phát huy thế mạnh vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, cự ly từ trung bình đến dài. Tập trung khai thác tối đa năng lực mạng đường sắt hiện có và đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại kết nối cảng biển cửa ngõ, các trung tâm kinh tế lớn.

- Từng bước đa dạng hóa nguồn lực trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, vận tải đường sắt; tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng các tuyến đường sắt; tiếp cận huy động nguồn lực của địa phương, đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng, thiết bị, phương tiện, kinh doanh đường sắt.

- Xây dựng nền tảng để phát triển công nghiệp đường sắt theo hướng hiện đại, đồng bộ với các ngành công nghiệp khác; từng bước tự chủ trong bảo trì, sản xuất một số loại vật tư, trang thiết bị cho lĩnh vực đường sắt; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước chủ động, tích cực liên doanh, chuyển giao công nghệ phát triển công nghiệp đường sắt. Bảo đảm phát triển đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng với công nghiệp đường sắt, trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực trong nước.

- Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ngày 19/10/2021 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1796/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó mục tiêu của quy hoạch đến năm 2030 là cải tạo để nâng cấp, khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, với một số mục tiêu cụ thể:

- Về vận tải: phấn đấu khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 4,40%. Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỷ tấn.km, chiếm thị phần khoảng 1,38%; hành khách 13,8 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 3,55%. - Về kết cấu hạ tầng: Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt

hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (ưu tiên triển khai hai đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia tạo thuận lợi cho hàng hóa từ Việt Nam đi thẳng châu Âu. Cùng đó, đầu tư đường sắt kết nối cảng biển, cảng hàng không....

* Tầm nhìn đến năm 2050

Hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt

3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Ban QLDA Đường sắt.

3.2.1.1 Giải pháp về cải tiến bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý dự án

(1) Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm tập thể, cá nhân của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án

Trong quá trình quản lý, sai phạm của mỗi cá nhân đều có thể gây ra thất thoát lãng phí, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Do đó, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ tham gia quản lý đầu tư công là giải pháp quan trọng và có tác dụng lâu dài đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng. Nội dung của giải pháp này bao gồm:

- Rà soát lại điều kiện năng lực của các ban quản lý dự án, cá nhân tham gia quản lý dự án và giám sát kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đảm bảo chuyên môn phù hợp với công việc được giao và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao và tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy hết năng lực của mình, làm việc chủ động với tinh thần trách nhiệm cao. Sắp xếp, bổ nhiệm những người đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý tăng cường cho đội ngũ lãnh đạo các phòng ban để điều hành việc thực hiện các dự án và xử lý các tình huống thực tế phát sinh đảm bảo cho dự án được thực hiện đúng tiến độ. Tinh giản các vị trí không cần thiết, đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên làm được nhiều việc để khắc phục tình trạng bộ máy tổ chức cồng kềnh, phân tán và qua nhiều cấp trung gian. - Tăng cưgười đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình cho các đối tượng liên quan đến công tác quản lý.

- Để hoạt động của Ban QLDA Đường sắt tối ưu hóa việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản cần có các quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng Ban, xây dựng những quy trình cho các công việc mang tính chất thường xuyên nhằm xây dựng tính chuyên nghiệp, quản lý tốt các dự án được giao làm chủ đầu tư cũng là nâng cao hiệu quả của dự án. Cần quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng trực thuộc Ban QLDA đường sắt, sự phối kết hợp giữa các phòng ban với nhau tạo thành guồng hoạt động nhịp nhàng, chuyên nghiệp; quyền hạn trách nhiệm của từng phòng đối với từng công việc cụ thể trong từng giai đoạn của dự án; phân định quan hệ điều hành dự án giữa Ban QLDA đường sắt với Bộ Giao thông Vận tải và với các đối tác khác tham gia vào quá trình thực hiện dự án như các nhà tài trợ, các bên cho vay….

- Xây dựng quy trình thực hiện những bước quan trọng trong việc quản lý dự án: quy trình quản lý dự án, quy trình nghiệm thu, quy trình thanh toán…. theo đúng quy định

của pháp luật và cũng là bản lề để các bộ phận thực hiện các công việc một cách cơ bản.

(2) Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản

Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm tra chéo phải được thực hiện một cách thường xuyên và toàn diện trong suốt quá trình thực hiện đầu tư dự án.

- Tăng cường vai trò thẩm định, kiểm tra giám sát của Cục giám định và quản lý chất lượng công trình. Báo cáo giám sát đầu tư phải thực hiện đi sâu và phân tích nguyên nhân của các vướng mắc, tránh tình trạng báo cáo hình thức.

(3) Ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

- Cần thường xuyên nâng cấp các cơ sở vật chất, cập nhật các phần mềm quản lý trong các cơ quan đơn vị sử dụng và quản lý vốn đầu tư công. Đảm bảo công tác quản lý hồ sơ, số liệu được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

- Phải xây dựng được hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành

- Tiếp cận các chương trình phần mềm quản lý dự án và phần mềm kết nối liên thông với Bộ GTVT để cập nhật và báo cáo tình hình thực hiện dự án một cách nhanh nhất. - Xây dựng chương trình bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ về quản lý dự án, về

đấu thầu, tin học và các nghiệp vụ liên quan…. cho đội ngũ cán bộ, nhân viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý trong thời đại mới.

- Phải sử dụng tư vấn thiết kế phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, với đội ngũ kỹ sư giỏi theo đúng chuyên ngành dự án đòi hỏi, có đề xuất kỹ thuật và phương pháp tiến hành phù hợp nhất với những yêu cầu của dự án.

- Theo dõi, giám sát phẩm chất con người trong tổ chức tư vấn là việc làm cần thiết, trong công việc tư vấn phải tuyệt đối trung thành với chủ đầu tư. Tránh không để xảy ra thông đồng giữa tư vấn thiết kế và Nhà thầu tiết lộ các thông tin, tài liệu có liên quan trong quá trình đấu thầu.

- Cần hướng dẫn nhà thầu, tư vấn nước ngoài tuân thủ những quy định pháp luật và thủ tục cũng như điều kiện làm việc ở Việt Nam là hết sức cần thiết và thiết thực.

Một trong những nhân tố quan trọng tác động mạnh đến công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư công là năng lực của những nhà quản lý dự án. Là người trực tiếp thực hiện quá trình quản lý vốn từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kết thúc dự án và đưa dự án vào sử dụng nên việc sử dụng vốn đầu tư công có hiệu quả hay không phụ thuộc vào trình độ, năng lực của những người quản lý dự án. Để xây dựng được đội ngũ quản lý chất lượng đòi hỏi các Ban quản lý dự án nói chung và Ban QLDA Đường

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải. (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w