2016- 2021
3.2.3 Giải pháp quản lý vốn đầu tư công trong quá trình thanh toán quyết toán vốn
công trong giai đoạn thi công, Ban quản lý dự án Đường sắt phải đẩy mạnh công tác giám sát thi công. Tăng cường công tác giám sát đối với công việc quản lý chủ đầu tư của Ban QLDAĐS, thường xuyên đôn đốc công tác thi công dưới hiện trường đảm bảo tiến độ tránh kéo dài dự án gây lãng phí vốn nhà nước. Dưới hiện trường có báo cáo hàng tuần tình hình thi công dưới hiện trường để văn phòng dự án tổng hợp báo cáo Giám đốc dự án để có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những tình huống khó khăn, phát sinh khi thi công của Nhà thầu. Cán bộ kỹ thuật cần phải kiên quyết xử lý các vấn đề trong thi công cũng như không để nhà thầu chầy ỳ về thời gianthi công dẫn đến công trình hoàn thành không đúng tiến độ được duyệt; không được để nhà thầu tự ý làm sai thiết kế; không được thông đồng bao che hành vi tiêu cực trong thi công của nhà thầu… Đối với đơn vị tư vấn giám sát, cần phải yêu cầu có báo cáo thường xuyên về chất lượng một số hạng mục lớn và phức tạp để có cơ sở cho quá trình sau này và phục vụ công tác quyết toán dự án.
3.2.3 Giải pháp quản lý vốn đầu tư công trong quá trình thanh toán quyết toán vốnđầu tư. đầu tư.
Công tác thanh toán, quyết toán là một trong những công tác nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý vốn đầu tư công. Hai công tác này chủ yếu dựa trên các chế độ tài chính hiện hành. Cụ thể, công tác thanh, quyết toán được thực hiện theo những quy định mới kể từ ngày 01/01/2022 bào gồm: Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ, Nghị định 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, Thông tư 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018. Ngoài ra để phục vụ công tác quyết
toán vốn đầu tư hoàn thành còn cóThông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Bộ tài chính quy định về hệ thốngmẫu biểu trong công tác quyết toán.
(1). Đối với công tác thanh toán tạm ứng
Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng. Mức tạm ứng vốn cho các hợp đồng được quy định mức tạm ứng vốn tối thiểu khác nhau giữa các loại hợp đồng hoặc giá trị của hợp đồng và mức tạm ứng tối đa là 30% giá trị hợp đồng. Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Riêng đối với công tác GPMB mức tạm ứng vốn theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch GPMB. Các Bộ phải bố trí đủ vốn cho công tác GPMB.
Để việc tạm ứng vốn được hiệu quả Ban cần phải xác định được tỷ lệ tạm ứng vốn phù hợp với từng hạng mục công việc, từng hợp đồng để tránh việc nhà thầu chiếm dụng vốn của dự án. Bên cạnh đó việc kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn tạm ứng cũng cần được quan tâm hơn tránh việc nhà thầu sử dụng vốn tạm ứng sai mục đích. Đối với các khoản tạm ứng vốn cần phải yêu cầu các nhà thầu phải có bảo lãnh tiền tạm ứng để có thể thu hồi được các khoản tạm ứng khi nhà thầu vi phạm các điều khoản tạm ứng.
Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng. Để tránh việc dư nợ tạm ứng ở mức cao của các dự án Ban đang quản lý, Ban cần có những biện pháp quyết liệt để thu hồi các khoản tạm ứng theo quy định của pháp luật. Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời hạn 6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân chủ quan hay khách quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích thì Ban có trách nhiệm cùng với KBNN thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho NSNN.
Đối với dự án Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân là dự án có mức dư nợ tạm ứng cao nhất tại Ban và dự án đang trong giai đọan giãn dừng thực hiện, việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nhà thầu cũng như công tác quản lý của Ban đặc
biệt đối với các khoản tạm ứng. Đối với các khoản tạm ứng này Ban cần phải xác định điểm dừng kỹ thuật để các nhà thầu thực hiện và nghiệm thu khối lượng hoàn thành để thu hồi các khoản tạm ứng. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp mạnh để có thể thu hồi các khoản tạm ứng không sử dụng hết.
Đối với vốn tạm ứng cho công tác GPMB sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời gian chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng. Đối với công tác GPMB của dự án Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân do phần lớn dự nợ tạm ứng chưa thu hồi được là do các nhà thầu và Ban GPMB tại cácđịa phương đã sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng nguồn kinh phí GPMB của dự án để chi cho các chi phí xây dựng các khu tái định cư không thuộc chi phí của dự án. Kiểm toán nhà nước đã có yêu cầu thu hồi. Tuy nhiên, Chính phủ đã có văn bản cho phép sử dụng kinh phí của dự án để hỗ trợ địa phương. Hiện nay Ban cùng với các địa phương đang xác định phần chi phí của dự án hỗ trợ cho các khu tái định cư để có cơ sở thu hồi tạm ứng.
Đối với công tác GPMB Ban nên tách thành các tiểu dự án thành phần để việc thực hiện được nhanh chóng và đúng mục đích. Nên thuê các tổ chức độc lập có chức năng định giá để làm cơ sở cho công tác đền bù, tránh việc áp giá bồi thường không thỏa đáng gây ra tình trạng khiếu nại kéo dài. Bên cạnh đó cũng cần phối hợp với chính quyền địa phương đảy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc di dời, xây dựng chính sách khuyến khích cho các trường hợp thực hiện tốt.
(2). Đối với thanh toán khối lượng hoàn thành.
Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng.
Sau khi công trình hoàn thành, hồ sơ quyết toán cần được các bên tập hợp đầy đủ để làm thủ tục quyết toán vốn đầu tư. Công tác thanh toán, quyết toán tại Ban QLDA Đường sắt còn chậm trễ. Để hoàn thiện công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cần thực hiện các giải pháp sau:
- Ban hành quy trình nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư áp dụng tại Ban QLDA Đường sắt;
- Hướng dẫn cụ thể nhà thầu về danh mục hồ sơ thanh toán giai đoạn, thanh toán khối lượng hoàn thành, quyết toán (thể hiện từ ngay trong hợp đồng thi công xây lắp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu);
- Ban hành các mẫu biểu, các văn bản quy định chung về các công trình do Ban QLDA Đường sắt làm Chủ đầu tư (mẫu biên bản xử lý hiện trường, mẫu biên bản phát sinh, mẫu biên bản xác nhận vận chuyển đất, biên bản nghiệm thu vật liệu đưa vào sử dụng);
- Đôn đốc Nhà thầu hoàn chỉnh nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh ngoài hiện trường, biên bản xử lý hiện trường, kết quả thí nghiệm, biên bản nghiệm thu công việc, biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành và các chứng từ có liên quan trình Tư vấn giám sát xác nhận. - Đôn đốc Tư vấn giám sát nhanh chóng kiểm tra, xác nhận bản vẽ hoàn công và khối
lượng hoàn thành do Nhà thầu thi công đề nghị để nhanh chóng chuyển hồ sơ đến Ban QLDA Đường sắt làm thủ tục thanh toán. Hồ sơ hoàn công, thanh toán do Nhà thầu lập trải qua nhiều giai đoạn kiểm soát: cán bộ giám sát của Tư vấn giám sát xác nhận, người đại diện được ủy quyền của đơn vị tư vấn giám sát, Ban QLDA Đường sắt, Phòng Tài chính Kế toán. Nếu không đúc thốc quá trình của từng khâu sẽ dẫn đến lãng phí nhiều thời gian, làm công tác thanh toán bị chậm trễ.
Ban QLDA Đường sắt đang quản lý một lượng lớn nguồn vốn ODA từ nhiều nhà tài trợ khác nhau nên quy trình thanh toán giữa các nhà tài trợ cũng có sự khác biệt lớn. Để việc thanh toán được nhanh chóng và thuận tiện Ban cũng như nhà thầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thanh toán của các nhà tài trợ. Để nhanh chóng thanh toán từ tài khoản của các nhà tài trợ, khi thỏa thuận và ký hiệp định tín dụng cho phép mở một tài khoản chuyên dùng của một ngân hang của Việt Nam để tiếp nhận tiền tạm ứng từ tài khoản của nhà tài trợ để chi trả đúng hạn. Tài khoản chuyên dùng này có thể nộp đầy lại khi nhà tài trợ nhận được các chứng từ cần thiết. Các thủ tục thanh toán được quy định rõ trong “Thư giải ngân” của nhà tài trợ gửi cho các cơ quan Việt Nam và cán bộ dự án khi dự án bắt đầu. Cán bộ dự án phải tuân thủ các chỉ dẫn
này. Cán bộ tham gia quá trình thanh toán các nguồn vốn này phải được đào tạo về thủ tục của các cơ quan cơ
quan thanh toán. Đồng thời, thống nhất và chuẩn hóa các thủ tục thanh quyết toán giữa các ngân hàng phục vụ dự án và Kho bạc nhà nước.
(3). Công tác quyết toán dự án.
Trước hết cần khẳng định quyết toán vốn đầu tư dự án là một nhiệm vụ chủ đầu tư phải thực hiện nhằm xác định chính xác giá trị công trình đưa vào sử dụng, làm căn cứ theo dõi chế độ tài chính hiện hành.
Ban QLDA Đường sắt cần có những biện pháp sau:
-Lập thủ tục quyết toán vốn đầu tư đảm bảo thời gian quy định như: theo dõi sát sao thời gian các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao đến khi nộp báo cáo quyết toán đến cơ quan thẩm tra;
- Việc quản lý hồ sơ dự án cần phải khoa học hơn trách việc làm thất lạc, mất hồ sơ của dự án.
- Khi trình báo cáo quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt thì cần phải nhanh chóng giải quyết các vướng mắc và yêu cầu của cơ quan thẩm tra để việc phê duyệt được nhanh chóng. Tránh để tình trạng dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian dài mà vẫn chưa được duyệt quyết toán