Các cơ quan tham gia quản lý vốn đầu tư công trong ngành đường sắt

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải. (Trang 56)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.2 Các cơ quan tham gia quản lý vốn đầu tư công trong ngành đường sắt

Theo điều 1, Luật Đầu tư công, vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư,… Tuy nhiên thời điểm hiện tại nguồn vốn đầu tư công được chia ra theo tính chất nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.

Tùy tính chất nguồn vốn khác nhau mà quy trình các cơ quan tham gia vào kiểm soát vốn nhà nước cũng khác nhau:

2.2.2.1 Đối với dự án sử dụng nguồn vốn trong nước: Hàng năm Bộ KHĐT tổng hợp nhu cầu vốn của các dự án, lấy ý kiến của Bộ Tài chính và trình Thủ tướng CP giao kế hoạch vốn hàng năm. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch đầu tư thông báo kế hoạch vốn cho các Bộ ngành, và các Bộ ngành nhập dự toán trên hệ thống quản lý ngân sách - tabmis. Trên cơ sở kế hoạch vốn của các Bộ ngành giao cho các dự án, Kho bạc nhà nước sẽ kiểm soát chi đảm bảo việc chi đúng, chi đủ.

2.2.2.2 Đối với dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài: Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài thường chỉ sẽ chia ra 2 loại: vốn nước ngoài thường chỉ dùng để đầu tư cho các hạng mục chính của dự án hoặc theo tỷ lệ % vốn mà nhà tài trợ cam kết, phần còn lại của dự án như: GPMB, các khoản thuế gián thu, chi phí chuẩn bị đầu tư, Chi phí của Ban QLDA … được lấy từ nguồn vốn trong nước. Quy trình các cơ quan tham gia quản lý dự án có sử dụng nguồn vốn nước ngoài như sau:

- Căn cứ vào Hiệp định vay hoặc Hiệp định tài trợ giữa các chính phủ, các nước có nguồn vốn tài trợ sẽ thông qua cơ quan được chỉ định của nước tài trợ để giải ngân vốn. Đối với nguồn vốn vay của TQ được giải ngân thông qua Ngân hàng của Trung Quốc và Bộ Tài chính Việt Nam sẽ chỉ định Ngân hàng phục vụ để quy đổi tiền ngoại tệ ra nội tệ để giải ngân cho dự án.

Bên vay (Bộ Tài chính) Ngân hàng của bên vay (NH phục vụ)

Ngân hàng chi trả (Ngân hàng Nhật bản được chỉ định) JBIC

Nhà thầu

Ngân hàng nhà cung ứng (TK của nhà thầu)

- Nguồn vốn vay của Chính phủ Nhật Bản, thông qua cơ quan quản lý nguồn vốn tổ chức JICA thông qua 3 hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật, Hợp tác vốn vay và Viện trợ không hoàn lại. Với mục tiêu “Phát triển Năng động và Toàn diện vì Lợi ích của Mọi người”, JICA đang tiến hành triển khai các hoạt động từ hỗ trợ xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng cơ bản của xã hội với qui mô lớn cho tới hợp tác cấp cơ sở tại cộng đồng đáp ứng với những nhu cầu đa dạng của các nước đang phát triển.

Các dự án được giải ngân theo quy trình của JICA

Cơ quan thực hiện (Ban QLDA Đường sắt)

Quy trình cho ta thấy các bên tham gia vào quá trình giải ngân vốn ODA của Chính phủ Nhật bản bao gồm: JICA, Ngân hàng chỉ định (thường là ngân hàng nươc tài trợ Nhật bản), Ngân hàng phục vụ (Ngân hàng phía Việt nam).

- Đối với nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc thông qua tổ chức EDCF. - Đối với nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Mỗi một nguồn vốn vay đều có các quy trình quản lý riêng.Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư công cho nhiệm vụ, dự án bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định về quản lý đầu tư công và ngân sách Nhà nước của pháp luật hiện hành cũng như tuân thủ các yêu cầu của nhà tài trợ.

2.2.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư công trong ngành đường sắt giai đoạn 2016- 2021.

Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Theo chiến lược phát triển của ngành GTVT thì cần nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn (vận tải bánh sắt) đối với các đô thị lớn (trước mắt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh); phát triển vận tải ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi; phát triển hệ thống giao thông tĩnh và giao thông tiếp cận cho người khuyết tật; kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị. Do vậy mà nguồn vốn dành cho phát triển giao thông đường sắt ngày càng tăng. Theo chiến lược phát triển ngành đường sắt thì đến năm 2020 nhu cầu vốn toàn ngành là 1.355.101 tỷ đồng.

2.3 Thực trạng quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt giai đoạn 2016 - 2021.

2.3.1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt giai đoạn 2016 -2021. 2021.

Các dự án mà Ban Quản lý dự án Đường sắt đang thực hiện chủ yếu là các dự án trọng điểm của Chính phủ, dự án nhóm A, dự án quan trọng, chiến lược của ngành GTVT. Các dự án trải dài trên cả nước từ Bắc vào Nam, từ Lào Cai - Hà Nội - Vinh - Sài Gòn, một số dự án thi công ở những nơi có địa hình phức tạp, nguy hiểm, mật độ dân cư đi lại đông đúc như dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông,

dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, những nơi có địa hình đồi núi hiểm trở như tuyến Hà Nội – Lào Cai. Hầu hết các dự án mà Ban thi công là những dự án trọng điểm, lớn về quy mô, tổng mức đầu tư, có tầm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như sự phát triển của ngành Đường sắt.

Bảng 2. 2: Danh mục dự án của Ban QLDA Đường sắt.

Đơn vị: triệu đồng

STT Tên dự án Tổng mức

đầu tư

Ngày khởi công - hoàn công

Nhà tài trợ

I Dự án thực hiện đầu tư

Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA

1 ĐS đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông

18.001.597 2000 - 2021 Trung Quốc

2 Nâng cao an toàn cầu ĐS trên tuyến HN – TP Hồ Chí Minh

9.283.990 2004 - 2020 JICA

3 Hiện đại hóa hệ thống TTTHĐS

các tuyến: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Thái Nguyên và khu vực đầu mối Hà Nội (giai đoạn 1)

2.227.743 2008 - 2020 Trung Quốc

4 Cải tạo, nâng cấp tuyến ĐS Yên Viên – Lào Cai

3.479.708 2008 - 2020 ADB

5 ĐS đô thị Hà Nội tuyến số 1 giai đoạn 1

19.459.689 2011 - 2020 JICA

6 Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 giai đoạn 2A

24.825.107 2012 - 2025 JICA

Dự án sử dụng vốn trong nước

1 Tuyến ĐS Yên Viên - Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân

7.665.134 2004 - 2020 NSNN

STT Tên dự án Tổng mức

đầu tư

Ngày khởi công - hoàn công

2 Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến

ĐS HN - TP Hồ Chí Minh

1.949.396 2020- 2022 NSNN

3 Dự án Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn HN – Vinh, tuyến ĐS HN – TP Hồ Chí Minh

1.398.703 2020- 2022 NSNN

4 Dự án Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn, tuyến ĐS Hà nội – TP Hồ

Chí Minh

1.849.975 2020- 2022 NSNN

II Các dự án chuẩn bị đầu tư

1 Đường sắt Trảng Bom - Hoà Hưng 59.941 2020 - 2030 JICA

2 Cải tạo tuyến ĐS khu vực đèo Hải Vân

9.696 2016 - 2025 NSNN

3 Cải tạo các cầu yếu còn lại trên tuyến ĐS Thống Nhất

NSNN

4 Cải tạo, nâng cấp tuyến Hà Nội - Hải Phòng

1.065 2016 -2020 NSNN

5 Dự án Cải tạo ĐS khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt thống nhất

2.011 2016 - 2020 EDCF -HQ

6 Dự án đầu tư xây dựng công trình ĐS vào cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng

17.534 2019 - 2030 Xã hội hoá

7 Đầu tư XD ĐS BiênHoà – Vũng

Tàu

11.474 2022 Trung Quốc

8 Hiện đại hóa HTTT tín hiệu ĐS các tuyến: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội-Thái Nguyên

và khu vực đầu mối Hà Nội (GĐ 2)

STT Tên dự án Tổng mức đầu tư

Ngày khởi công - hoàn công Nhà tài trợ 9 Dự án ĐS TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ Đang giai đoạn chuẩn bị đầu tư Xã hội hoá

10 Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội – Vinh, tuyến ĐS Hà Nội – TPHCM

NSNN

11 Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh – Nha Trang, tuyến ĐS Hà Nội – TPHCM

NSNN

12 Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn Nha Trang – Sài Gòn, tuyến ĐS Hà Nội – TPHCM

NSNN

13 Dự án Cải tạo các ga trên tuyến ĐSphía Bắc

NSNN

14 Dự án Cải tạo khu gian Hòa Duyệt – Thanh Luyện

EDCF -HQ

Nguồn: Ban Quản lý dự án Đường sắt

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy các dự án mà Ban đang quản lý và thực hiện bước chuẩn bị đầu tư là những dự án có tầm ảnh hưởng lớn đến mạng lưới giao thông vận tải của cả nước. Các dự án này đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước như dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi. Đây là những dự án đường sắt có tổng mức đầu tư lớn và góp phần thay đổi diện mạo mạng lưới giao thông của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung và cũng là tiền đề để phát triển đường sắt nội đô nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, Ban đang thực hiện phương án chuẩn bị đầu tư cho dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP. HCM đây là dự án mang tính bước ngoặt cho hệ thống giao thông vận tải của đất nước nói chung và cho ngành đường sắt nói riêng. Nó sẽ góp phần quan trọng vào việc kết nối giữa các vùng miền trong cả nước, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các vùng miền.

* Dự án “Nâng cấp, cải tạo tuyến ĐS Yên Viên - Lào Cai” (YVLC)” được đầu tư 5.763 tỷ VNĐ trong đó giai đoạn 1 là 3.434 tỷ VNĐ tương đương 166 triệu USD đã được bố trí vốn thực hiện gồm: Vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 60 triệu USD, vốn vay Cơ quan phát triển Pháp (AFD) là 32 triệu Euro, vốn vay của Tổng vụ Ngân khố Pháp (DGTresor) là 31 triệu Euro và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 16,71 triệu USD. Dự án được chia thành 04 gói thầu xây lắp CP1, CP2, CP3, CP5 và 01 gói thầu mua sắm ray, ghi. Đây là dự án có tuyến kéo dài với địa hình hiểm trở, nhiều hạng mục thi công (cầu, cống, đường sắt, ga, bảo vệ mái dốc…) trong khi năng lực của các Nhà thầu chính nước ngoài còn hạn chế, mặt khác, khó khăn lớn nhất của dự án là thiếu vốn cho công tác GPMB, tái định cư và nộp thuế VAT nhập khẩu cho các lô hàng phục vụ thi công. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc đẩy nhanh tiến độ dự án và yêu cầu hoàn thành cơ bản dự án trước 31/3/2015. Đến nay, dự án: đã về đích trước thời hạn của Hợp đồng từ 3 đến 6 tháng. Trong đó, gói thầu CP1 cơ bản hoàn thành thi công trước 6 tháng, gói thầu CP3 trước 3 tháng. Ngày 25/4/2015 được sự đồng ý của Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã tổ chức Lễ thông tuyến. Đến tháng 10/2015, dự án đã giải ngân: 282,061 tỷ/405,000 tỷ, trong đó vốn nước ngoài: 277,211 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch; vốn trong nước: 4,851 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch.

* Dự án “Nâng cao an toàn các cầu trên tuyến ĐSTN (44C)”, được sử dụng vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA - theo điều kiện tín dụng đặc biệt dành cho các đối tác kinh tế (STEP) và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án có quy mô bao gồm khôi phục 44 cầu và đường sắt hai đầu cầu, trong đó 08 cầu cải tuyến và 36 cầu trùng vị trí cũ (Trong số 36 cầu trùng vị trí cũ có 2 cầu cải tuyến đường đầu cầu, 34 cầu không cải tuyến đường đầu cầu); nâng cấp, cải tạo, làm mới 22 đường ngang, bao gồm: 11 đường ngang cảnh báo tự động, 02 đường ngang biển báo, 09 đường ngang có người gác; xây mới 03 cầu chui và 24 cống hộp chui dân sinh; nâng cấp, cải tạo, làm mới 15 đường chui dưới cầu; xây mới 02 cầu vượt tại phía Nam ga Ninh Bình và phía Nam cầu Đò Lèn; xây dựng mới ga Ninh Bình; mua sắm 12 chủng loại máy móc, thiết bị phục vụ duy tu, bảo dưỡng cầu, đường sắt. Tổng mức đầu tư dự án (làm tròn) là 37,153 tỷ JPY và 1.053,748 tỷ VNĐ (tỷ giá quy đổi theo hợp đồng các gói thầu và theo JICA tại thời điểm đàm phán hiệp định mới). Đây là dự án có quy mô lớn, chạy qua địa phận nhiều tỉnh, thành, huyện miền núi, nằm xa khu dân

cư, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tiến độ gấp rút. Một số hạng mục công trình địa hình khó khăn phức tạp,

có nhiều hạng mục nằm trên tuyến đường sắt độc đạo, việc vận chuyển vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị đến chân công trình phải qua trung chuyển (bằng ôtô và tàu hoả). Mặt khác, tại khu vực miền trung liên tục gặp thiên tai, bão, lũ nặng nề. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng 41/44 cầu và cụm ga Ninh Bình, còn 03 cầu sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2015. Đến tháng 10/2015, dự án đã giải ngân: 984,726 tỷ/326,000 tỷ, đạt 302% kế hoạch vốn được giao. Trong đó vốn nước ngoài: 979,726 tỷ đồng, vốn trong nước: 5,000 tỷ đồng.

* Dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông”, được đầu tư bằng nguồn vốn vay của Trung Quốc: 669,62 triệu USD và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ: 198,42 triệu USD (đã bao gồm dự phòng). Tổng chiều dài toàn tuyến là 13,05 km đi trên cầu cạn, chủ yếu nằm trong giải phân cách giữa của đường phố hiện tại hoặc quy hoạch. Điểm đầu là Cát Linh nằm sát vị trí nút giao Cát Linh với đường Giảng Võ, điểm cuối là Bến xe Hà Đông mới. Công trình dự án gồm 12 ga trên cao và 01 depot, cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy, toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động...Dự án từ khi khởi công đến nay gặp nhiều khó khăn do Chủ đầu tư dự án trước đây là Cục Đường Sắt Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, năng lực tổng thầu EPC và tư vấn giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, Dự án phải sử dụng đồng thời nhiều hệ thống, quy trình, quy phạm thiết kế, định mức, đơn giá...Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự lãnh đạo sát sao của Bộ GTVT và sự nỗ lực của tập thể CBVC trong Ban, dự án đã được từng bước tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, đến nay dự án đã hoàn thành bàn giao và đưa vào vận hành thương mại. Dự án tạo được một tiếng vang lớn trong ngành giao thông nói

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải. (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w