2016- 2021
3.3.2 Với Bộ Giao thông vận tải
- Kiến nghị với Bộ GTVT tiếp tục tạo điều kiện cho Ban QLDA Đường sắt trong một số công tác phục vụ nhiệm vụ quản lý dự án. Tham gia học hỏi kinh nghiệm quản lý dự án của các đơn vị Chủ đầu tư khác trực thuộc Bộ GTVT. Tạo điều kiện cho Ban Quản lý dự án Đường sắt học tập, học hỏi về xây dựng đường sắt ở một số quốc gia tiến tiến khác.
- Đề nghị các Vụ của Bộ GTVT tích cực phối hợp, hướng dẫn về cách thức thực hiện, quản lý dự án theo hình thức hợp đồng EPC, giúp Ban QLDA Đường sắt hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Bổ sung quy định trách nhiệm pháp lý trong khâu lập quy hoạch, Bộ GTVT cần đưa ra quy định pháp lý yêu cầu nội dung của quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển GTVT. Phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư bố trí đủ vốn đối với các dự án đang đầu tư xây dựng mà Ban đang quản lý.
- Về xúc tiến nguồn vốn đầu tư các dự án mới: Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư đã hoàn thành công tác lập dự án đầu tư XDCT mà chưa xác định được nguồn vốn đầu tư, đề nghị Bộ GTVT xem xét, chấp thuận hồ sơ dự án Ban có cơ sở xúc tiến kêu gọi đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước. Khi đã xác định được nhà đầu tư và nguồn vốn đầu tư, Ban sẽ trình Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt Quyết định đầu tư cho dự án theo đúng quy định hiện hành.
- Xây dựng thư viện KHCN điện tử của Bộ: gồm danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đề án, đề tài, nhiệm vụ, đồng thời có cơ chế báo cáo, cập nhật thường xuyên của các đơn vị để nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm nghiên cứu, tránh tình trạng trùng lặp, lãng phí.
- Hỗ trợ Ban QLDA Đường sắt trong việc giải quyết những vấn đề vượt quá tầm kiểm soát của Ban, những vấn đề phát sinh thực tế đối với những dự án quan trọng của quốc gia,
- Theo dõi chặt chẽ, đôn đốc tư vấn và nhà thầu đảm bảo khối lượng công việc thực hiện, chất lượng công trình và tiến độ thi công từng gói thầu như đã cam kết trong hợp đồng, xử lý nghiêm những nhà thầu yếu kém, chiếm dụng vốn của dự án đi đầu tư sang các lĩnh vực khác, gây ảnh hưởng đến các giai đoạn tiếp theo của quá trình thực hiện.
3.3.2 Với Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng.
- Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn theo phân cấp chức năng của mình có liên quan đến hoạt động xây dựng, phù hợp với những thay đổi trong cơ chế, chính sách về xây dựng của Quốc hội, Chính phủ, Bộ xây dựng như các quy định về: mức thu lệ phí thẩm định dự án, quy định việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư.
- Chủ động tham vấn, phối kết hợp với các đơn vị thuộc Bộ để có các biện pháp cụ thể và hỗ trợ Chủ đầu tư các dự án trong việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến chính sách chế độ của các dự án vốn vay ODA.
- Tăng tỷ lệ trích chi phí Ban QLDA cho các dự án đầu tư công bởi hiện nay các dự án đều có thời gian thực hiện thực tế kéo dài hơn so với Báo cáo nghiên cứu khả thi, điều này do rất nhiều nguyên nhân mà bản thân các Chủ đầu tư không thể lường hết được do hầu hết các dự án đều phải liên quan đến GPMB, đền bù đất cho dân là vấn đề nhạy cảm nên thực tế việc áp dụng các chính sách đền bù GPMB luôn xảy ra mâu thuẫn dẫn đến không thể bàn giao mặt bằng sạch cho dự án được theo đúng tiến độ. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân phát sinh khách quan khác dẫn đến việc thực hiện dự án bị kéo dài, chi phí dành cho Ban QLDA không đủ để chi trả dẫn đến mức thu nhập của cán bộ không đáp ứng được. Điều này dẫn đến hệ lụy cán bộ có năng lực họ sẽ chuyển công tác còn việc tuyển dụng mới sẽ không hấp dẫn với những người có năng lực và kinh nghiệm vào làm việc với mức lương thấp.
- Xây dựng các diễn đàn hỏi đáp trên các trang web của bộ ngành để trao đổi
kinh nghiệm quản lý, giải quyết các vướng mắc được nhanh chóng kịp thời. Việc giải đáp thắc mắc của các địa phương đề nghị được phân tích cụ thể hơn, tránh tình trạng có trả lời nhưng trả lời chung chung “thực hiện theo đúng quy định hiện hành”
Xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm toán phù hợp, tránh tình trạng chồng chéo các đoàn thanh tra kiểm toán cùng một lúc.
Xây dựng và bổ sung các đơn giá chưa có trong bộ đơn giá về xây dựng của tỉnh để đơn vị có cở sở áp dụng, tính toán.
KẾT LUẬN
Phát triển kết cầu hạ tầng nói chung, phát triển kết cấu hạ tầng ngành đường sắt nói riêng có vai trò hết sức quan thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trong các nguồn vốn đầu tư cho phát triển KCHT giao thông thì nguồn vốn đầu tư công là nguồn vốn chủ yếu và lớn nhất. Nhưng QLNN đối với nguồn vốn này hiện vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm vẫn còn lỏng lẻo, hình thức, hiệu quả chưa cao. Để khắc phục một cách căn bản những hạn chế, yếu kém đó, cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả QLNN đối với vốn đầu tư công đầu tư vào KCHT giao thông đường sắt. Đây là vấn đề cấp thiết hiện nay. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này
Trong khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công rất nhiều, thay đổi thường xuyên, việc sửa đổi bổ sung vẫn không theo kịp được với biến động diễn ra ngày càng gia tăng trong thực tế. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, khả năng tiếp cận và hiểu biết của các cấp quản lý còn chưa đồng nhất, trình độ quản lý còn yếu kém gây thất thoát lãng phí trong đầu tư công. Việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư công đã và đang là một trong những vấn đề bức xúc trong quá trình đổi mới chính sách khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Với mong muốn đó, luận văn đã cố gắng tập trung nghiên cứu với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt – Bộ Giao thông vận tải. Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, hệ thống hóa lý luận cơ bản về vốn đầu tư công, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung của quản lý vốn đầu tư công trong ngành đường sắt và các yếu tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư công trong ngành đường sắt. Luận văn còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn cho ngành đường sắt Việt nam, các nhân tố ảnh hưởng đa dạng, phong phú, bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa, tâm lý... nhằm rút ra những tính chất đặc điểm chi phối đến việc huy động nguồn vốn đầu tư cho ngành đường sắt.
Hai là, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt – Bộ GTVT, từ đó đánh giá những thành công, rút ra những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại hạn chế.
Ba là, đề xuất một số giải pháp có tính thiết thực, sát thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư công tại Ban QLDA Đường sắt. nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công đối với các dự án hiện nay Ban đang quản lý.
Nâng cao hiệu quả QLNN đối với vốn đầu tư công cho phát triển KCHT giao thông đường sắt là vấn đề lớn, phức tạp, hơn nữa thời gian và khả năng nghiên cứu của nghiên cứu sinh còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc. Xin trân trọng cám ơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính, Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, năm 2016.
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính, Sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính,Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, năm 2016.
3. Bộ Tài chính, Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ Tài chính, Quy định hệ thống mẫu biểu trong công tác quyết toán, năm 2021
4. Chính phủ, Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, năm 2021.
5. Chính phủ, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, năm 2021.
6. Chính phủ, Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ về quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công, năm 2021.
7. Thủ tướng, Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Phó Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, năm 2021.
8. Quốc hội, Bộ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, năm 2013. 9. Quốc hội, Bộ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, năm 2019. 10. Quốc hội, Bộ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, năm 2014.
11. Quốc hội, Bộ Luật số Ngân sách nhà nước 83/2015/QH13, năm 2015. 12. Quốc hội, Bộ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, năm 2014.
13. Quốc hội, Bộ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14, năm 2017.
14. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng, Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2010
16. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2015.
17. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, năm 2015.
18. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái, “Đầu tư công – Thực trạng và tái cơ cấu”,
NXB Từ điển Bách khoa, năm 2011
19. Quách Nhan Cương, Doãn Văn Kính, Uông Tổ Đình, người dịch: Lưu Nguyễn Khánh, Nguyễn Bá Nha, Lê Đăng Toán, Kinh tế các nguồn lực tài chính, NXB Tài chính Hà Nội, năm 1996.
20. NXB Học thuật, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Châu Âu tập 13, tái bản năm 2015. 21. Nguyễn Trọng Thản, “Một số ý kiến về đổi mới cơ chế đầu tư công ở Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 3 (92), năm 2011.
22. Bùi Việt Hưng, “Tái cấu trúc đầu tư công ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và Dự báo của Bộ Kế hoạch Đầu tư số 12 (524).
23. Lê Xuân Bá, “Một số vấn đề trong phân cấp trung ương, địa phương và hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam”, Hà Nội, năm 2010.