Phân loại rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 29 - 30)

1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

1.2.3. Phân loại rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

1.2.3.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

- Rủi ro giao dịch: là hình thức rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt phương án tài trợ cho Khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích, ra quyết định tài trợ phương án

+ Rủi ro bảo đảm: là rủi ro liên quan đến các điều kiện, tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản quy định trong hợp đồng tín dụng, điều kiện tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm…

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác triển khai, quản lý khoản tín dụng: quy trình tín dụng, hệ thống xếp hạng, năng lực và tư cách nhân viên tín dụng, hệ thống theo dõi quản lý khoản vay…

-Rủi ro danh mục: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm mang tính riêng biệt của chủ thể đi vay, ngành nghề lĩnh vực kinh tế, mặt hàng tài trợ. Khi ngân hàng tập trung tài trợ quá nhiều cho một khách hàng hay một lĩnh vực ngành nghề kinh tế nhất định thì rủi ro phát sinh sẽ cơ hơn khi phân bổ khoản tín dụng cho nhiều Khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh tế.

-Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ rủi ro mang tính trực tiếp hay gián tiếp do chính cán bộ ngân hàng, quy trình xử lý, đánh giá, thẩm định phương án và hệ thống nội bộ không đầy đủ, không nhất quán hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động của Ngân hàng.

1.2.3.2. Căn cứ vào khả năng trả nợ của Khách hàng

- Rủi ro không thanh toán nợ đúng hạn: Là rủi ro xảy ra khi Khách hàng không thanh toán cho Ngân hàng khi khoản tín dụng đến hạn.

- Rủi ro mất khả năng chi trả: là rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, Ngân hàng phải thanh lý tài sản bảo đảm để thu nợ. Nếu khách hàng mất khả năng thanh toán, phá sản, tài sản bảo đảm thanh lý không đủ thu hồi vốn thì Ngân hàng có thể đứng trước nguy cơ mất vốn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w