Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 46)

1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ

thương mại quốc tế tại Ngân hàng thương mại

Để đánh giá công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế với nhóm khách hàng xuất nhập khẩu của NHTM có tốt hoặc có hiệu quả hay không, người ta căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

-Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR):

Tỷ lệ này phản ánh sự phù hợp giữa vốn tự có với các tài sản Có của Ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong hệ thống các chỉ tiêu về an toàn mà NHTW và các cơ quan giám sát yêu cầu một ngân hàng thương mại phải chấp hành.

CAR = Vốn tự có của ngân hàng x 100%

Tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro

Trong đó: Tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro được tính trên cơ sở lấy giá trị ghi sổ của từng loại tài sản có của ngân hàng (cả tài sản có nội bảng và ngoại bảng) đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng tương ứng với loại tài sản có đó rồi cộng cả lại.

Vốn tự có của ngân hàng bao gồm:

+ Vốn cấp 1 (vốn cơ sở): gồm vốn cổ đông đã góp, dự trữ công khai (chủ yếu từ phần lợi nhuận sau thuế giữ lại).

+ Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): bao gồm các loại chứng khoán, dự trữ không công bố, các khoản vốn ngân hàng vay có kỳ hạn lớn hơn 5 năm, cổ phiếu đã đến kỳ hạn chuyển đổi hoặc thanh toán theo yêu cầu của tổ chức phát hành.

Một tổ chức tài chính được coi là đủ vốn khi tỷ lệ an toán vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR) đạt tiêu chuẩn quốc tế là 8% đến 10% trong đó vốn cấp 1 tối thiểu 4%. Tại Việt Nam, CAR tối thiểu là 9%.

-Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá

hạn =

Dư nợ cho vay quá hạn

x 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như RRTD tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện công tác quản trị RRTD của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Theo Thông ty 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, các khoản nợ trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại thành 05 nhóm:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày

Nợ quá hạn là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Nợ xấu là nợ quá hạn trên 90 ngày, nợ nhóm 3 trở lên. Tỷ lệ nợ xấu được thể hiện qua tỷ lệ xấu theo công thức:

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu x 100%

Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toán tín dụng cũng

như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mức giới hạn tỷ lệ nợ xấu tại các nước là khác nhau, tại Việt Nam tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được là không quá 3%.

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn:

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn =

Dư nợ có khả năng mất vốn

x 100% Tổng dư nợ cho vay

Nợ có khả năng mất vốn là khoản nợ ngân hàng không có khả năng thu hồi. Đây là khoản nợ trên 360 ngày, thuộc nhóm 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”.

-Dự phòng rủi ro tín dụng

Ngay khi có dấu hiệu xảy ra tổn thất, ngân hàng trích lập dự phòng theo mức độ nghiêm trọng của khả năng xảy ra rủi ro để có nguồn bù đắp tổn thất trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng.

Tỷ lệ dự phòng = Số dự phòng RRTD x 100% Tổng dư nợ -Tài sản đảm bảo để bù đắp tổn thất: Công thức tính: Tỷ lệ tài sản đảm bảo để bù đắp tổn thất = Giá trị TSĐB Tổng dư nợ

Tỷ lệ này cho biết những món nợ có đảm bảo bằng tài sản trong tổng dư nợ. Tài sản đảm bảo không chỉ là động cơ khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn để không bị thanh lý tài sản, mà còn là nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thì tổn thất càng thấp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân đội

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội là ngân hàng TMCP được thành

lập và đăng ký tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng được thành lập theo Giấy phép Hoạt động số 100/NH-GP ngày 17 tháng 10 năm 2018 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp, thay thế Giấy phép Hoạt động số 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994. Thời gian hoạt động của Ngân hàng theo giấy phép là 99 năm kể từ ngày 14

tháng 9 năm 1994. Ngân hàng đang hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng kí Doanh nghiệp số 0100283873 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 30 tháng 9 năm 1994 và giấy phép thay đổi lần thứ 44 ngày 5 tháng 12 năm 2019.

MB được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất. Sau 27 năm xây dựng và phát triển, MB đang không ngừng khẳng định vị thế và uy tín của mình, trở thành một trong 05 NHTM cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2021, vốn điều lệ của MB đạt 37.783 tỷ đồng, tăng hơn 1.889 lần so với ngày đầu thành lập; tổng tài sản đạt gần 607.140 tỷ đồng tưng 22.7% so với năm 2020; dư nợ cho vay đạt mức tăng trưởng 17%, huy động tiền gửi đạt mức tăng trưởng 14.8% so với năm 2020... Mạng lưới giao dịch được mở rộng khắp các tỉnh thành, trung tâm kinh tế trọng điểm trong cả nước; 3 điểm giao dịch ở Lào, Campuchia và 1 văn phòng đại diện tại Nga. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong cả nước, ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các ngân hàng trên thế giới. Cho đến nay, mạng lưới các ngân hàng đại lý của MB đã mở rộng tới hơn 300 ngân hàng trên 56 quốc gia, đảm bảo thanh toán và giao dịch với tất cả các châu lục trên thế giới.

Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của MB luôn ổn định và liên tục trong suốt những năm qua. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng liên tục tăng từ 20 tỷ đồng vào năm 1994 lên đến 560 tỷ đồng vào cuối năm 2005, năm 2015 đã đạt 23.183 tỷ đồng và năm 2021 tăng lên đến 62.486 tỷ đồng tăng 24,7% so với năm 2020. Tổng tài sản của ngân hàng tăng tương ứng từ 32 tỷ đồng đến năm 2009 là 69.008 tỷ đồng, năm 2015 là 221.042 tỷ đồng, năm 2021 là 607.140 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế bình quân tăng từ 4,8 tỷ đồng năm 1995 lên 148,7 tỷ đồng năm 2005 và lợi nhuận năm 2009 là 1.505 tỷ đồng, năm 2015 lợi nhuận đạt trên 3.220 tỷ đồng, năm 2021 lợi nhuận đạt 16.527 tỷ đồng, tăng 54,63% so với năm 2020 (năm 2020 đạt 10.688 tỷ đồng). Năm 2021, MB duy trì Top 5 về chỉ tiêu hiệu quả ROE 19,13%, ROA 1.90%, tỷ lệ nợ xấu giảm 0,92% (thấp hơn so với mức 0,98% của năm 2019). Kết hợp tích cực triển khai marketing số tạo tăng trưởng đột phá trong kinh doanh ngân hàng số, năm 2021 thu hút được 1,86 triệu user app mới, đạt 90 triệu giao dịch (cao gấp 3 lần năm 2020). Không ngừng phát triển nâng cấp thêm nhiều tính năng cho APP MBBank và BIZ MBBank đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. Điều này

góp phần đưa MB trở thành một trong những ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Chính vì vậy, tỷ lệ chia cổ tức hàng năm đạt 15-20%.

Năm 2021, MB vinh dự được Thủ tướng Chính Phủ trao tặng cờ thi đua dẫn đầu phong tào thi đua ngành Ngân hàng. Ngoài ra, MB còn nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng uy tín trong và ngoài nước như: “Top 5 trong hệ thống các Ngân hàng tại Việt Nam”, “Top 30 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” theo bảng xếp hàng VNR500, cú đúp giải thưởng “Ngân hàng đồng hành cùng Doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh” do Tập đoàn dữ liệu Quốc tế IDG trao tặng, Ngân hàng có sản phẩm cho vay số tốt nhất và Sản phẩm cho vay tự động tốt nhất do Tạp chí The Asian banker vinh danh, “Giải thưởng Sao Khuê năm 2020 cho nền tảng số BIZ MBBank”. Đặc biệt, đúng vào dịp 25 năm ngày thành lập, MB vinh dự được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ tổ quốc hạng Nhất” và lọt vào top 500 Ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu. Đồng thời, MB cũng tham gia tích cực các chương trình từ thiện, an sinh xã hội trên phạm vi toàn quốc, được ghi nhận là một Ngân hàng có trách nhiệm với cộng đồng.

Phương châm hoạt động của MB:

-Trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực; đảm bảo lợi ích cho cả hai bên khách hàng và ngân hàngbằng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và ưu việt.

-Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu của khách hàng.

-Đảm bảo tiện ích ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện; Đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các cổ đông

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội

Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Quân đội chủ yếu bao gồm các thành phần sau: Hội sở chính; Sở giao dịch, các chi nhánh các cấp, Văn phòng đại diện; các phòng giao dịch, điểm giao dịch, các đơn vị và công ty trực thuộc.

Ngân hàng TMCP Quân đội được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm:

hội đồng cổ đông có nhiệm vụ sửa đổi bổ sung điều lệ ngân hàng; thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán, quyết toán tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, chia lợi tức cổ phần; phương hướng, nhiệm vụ và ngân sách tài chính cho năm tài chính mới; Quyết định các vấn đề liên quan đến chủ trương, định hướng phát triển ngân hàng trong các thời kỳ trung và dài hạn.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng Quân đội, có toàn quyền nhân danh ngân hàng Quân đội để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Quân đội, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động cũng như những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm luật gây thiệt hại cho ngân hàng trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật.

Ban điều hành đứng đầu là Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, giúp việc cho Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ và các phòng ban chức năng tại Hội sở chính. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng.

Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng; báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, BCTC, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng;

Các phòng ban chức năng khác thực hiện theo nhiệm vụ do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao.

VĂN PHÒNG HỘIc ĐỒNG QUẢN TRỊ

ĐẠIc HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CƠ QUAN KIỂM

TOÁN NỘI BỘ KIỂM SOÁTBAN HỘIc ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁCc ỦY BAN CAO CẤP BAN ĐIỀU HÀNH CQ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

KHỐIc KIỂMc SOÁT

NỘI BỘ KHỐI QUẢN TRỊ RỦI

c RO

QUẢN LÝ

HỆ THỐNG KINHHỖ TRỢ

c DOANH KINH DOANH

-c PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

- PHÒNG PHÁP CHẾ - PHÒNG TRUYỀN THÔNG -c KHỐI TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

-c TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

- KHỐI TỔ CHỨCc NHÂN SỰ - PHÒNG CHÍNH TRỊ - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

PHÍA NAM - KHỐIc HỖ TRỢ KINH DOANH -c KHỐI VẬN HÀNH - KHỐIc HÀNH CHÍNH VÀc QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - KHỐIc MẠNG LƯỚIc VÀ PHÂN PHỐI - KHỐI THẨMc ĐỊNH - KHỐIc TREASURY -c KHỐI DN LỚN VÀ CÁC ĐINH CHẾ TÀI CHÍNH - KHỐI DNNVV - KHỐI KHCN - KHỐIc ĐẦU TƯ

300 CHI NHÁNHc VÀc CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Quân đội

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân đội, 2020)

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2021

Giai đoạn 2015 – 2021, dưới tác động của nhiều thiên tai, dịch bệnh, tình hình kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm: cạnh tranh chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn, giá vàng tăng cao, giá dầu thô biến động lớn, rủi ro trên thị trường quốc tế tăng. Kinh tế trong nước duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt và các cân đối lớn của nền kinh tế được củng cố, mở rộng. GDP ước đạt 7,02%, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân tăng 2,79%, thấp nhất trong 3 năm.

Trong bối cảnh đó, MB với tầm nhìn chiến lược, những bước đi “vững vàng, tin cậy” đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường đồng thời, với việc tuân thủ tốt những chủ trương, chính sách của Chính phủ và của NHNN, MB đã góp phần tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô tài trợ cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, đảm bảo thanh khoản và hiệu quả trong sử dụng vốn trong nền kinh tế. Nhìn chung, MB vẫn duy trì được nhịp độ, tận dụng tốt các thời cơ để phát triển mạnh mẽ và liên tục trong các năm. Năm 2021, MB đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao: Tổng tài sản năm 2021 đạt 607.140 tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2020. Doanh thu đạt 36.394 tỷ đồng tăng 35% so với năm 2020 (27.362 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 16.527 tỷ đồng, tăng 54,63% so với 2020, vượt gần 600 tỷ so với kế hoạch đề ra, thuộc Top 10 Doanh nghiệp trên sàn có lợi nhuận lớn nhất. Nợ xấu toàn tập đoàn kiểm soát chặt chẽ 1,09%, trong đó nợ xấu riêng ngân hàng dưới 0,92%, là một trong những TCTD có chất lượng tín dụng tốt nhất hiện nay. Các chỉ tiêu hiệu quả như ROE đạt gần 19,13%, ROA 1,90%, thuộc nhóm ngân hàng có hiệu quả cao trong hệ thống. MB quản lý các chỉ số an toàn đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN: hệ số an toàn vốn Theo thông tư 41 CAR xấp xỉ 10,12%, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn 32,32% (quy

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w