Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 85 - 88)

1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

2.4.1. Nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế còn nhiều khó khăn do ánh hưởng của nền kinh tế thế giới, mặc dù lạm phát được kiểm soát, lãi suất giảm so với giai đoạn trước đó song các khách hàng xuất nhập khẩu vẫn đang gặp khó khăn. Thị trường xuất nhập khẩu có nhiều biến

động phức tạp, các nước thắt chặt phong tỏa, hạn chế ngoại thương do tình hình dịch covid tăng mạnh, hàng hóa vì thế khó tiêu thụ ảnh hưởng lớn tới nguôn trả nợ cho ngân hàng của khách hàng xuất nhập khẩu. Việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ cũng gặp khó khăn, việc doanh nghiệp không xuất khẩu được hàng hóa hay không nhập khẩu được nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh dẫn đến tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn. Khách hàng không đủ điều kiện cơ cấu lại nợ do đó nợ xấu mới lại tiếp tục phát sinh. Đồng thời, các chính sách kinh tế của nhà nước thay đổi như việc tăng thuế xuất nhập khẩu ảnh hưởng tới quá trình nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị của khách hàng xuất nhập khẩu.

- Môi trường pháp lý

Hành lang pháp lý trong hoạt động tín dụng, hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước, các Bộ ngành chưa thật sự đồng bộ, các văn bản hướng dẫn chưa vào cuộc sống dẫn đến bất cập khi triển khai. Thủ tục pháp lý còn rườm rà, quan liêu. Hiện nay, Chính phủ cùng các bộ ngành và các tỉnh, thành phố đang tiến hành Đề án 30 về “Đơn giản hoá thủ tục hành chính” và đã đạt được một số thành tựu như tinh giảm được 30% thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trên thực tế, các thủ tục hành chính đặc biệt là các thủ tục hải quan và thuế vẫn còn khá phức tạp, làm tốn kém thời gian của doanh nghiệp. Theo Báo cáo tổng hợp những nghiên cứu về môi trường kinh doanh tại nước ta được trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách thực hiện cho thấy, trung bình mỗi doanh nghiệp phải mất 29,13% quỹ thời gian của mình để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. Ở Hà Nội, tỷ lệ này là 44,52% và ở TP HCM tỷ lệ là 38,74%. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp chỉ còn 50 – 70% quỹ thời gian của mình để dành cho quản lý và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, thủ tục hành chính rườm rà còn có thể khiến doanh nghiệp lỡ mất cơ hội kinh doanh, dẫn đến làm ăn thua lỗ, không thể trả nợ cho ngân hàng, mất uy tín với đối tác kinh doanh.

- Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Quá trình cạnh tranh khiến các doanh nghiệp nhập khẩu phải tăng giá hàng hóa mua, nếu giữ nguyên giá bán ra thì lợi nhuận sẽ giảm mà tăng giá bán nội địa thì ảnh hưởng đến thương mại nội địa của Khách hàng. Từ đó ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị rủi ro hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng.

- Bên được tài trợ thương mại quốc tế

+Năng lực tài chính của khách hàng

chủ sở hữu khách hàng xuất nhập khẩu có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay. Hiệu quả kinh doanh thấp, số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhiều, các doanh nghiệp có lãi thì lãi đạt được cũng thấp. Khách hàng xuất nhập khẩu thiếu vốn để đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất nên gặp khó khăn trong việc tham gia đấu thầu các hợp đồng có giá trị lớn đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao. Vốn luân chuyển chậm nên nhu cầu vay vốn cao. Khả năng tổ chức, quản lý, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không theo kịp đòi hỏi của kinh tế thị trường. Khả năng sử dụng và quản lý khoản vay của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số khách hàng xuất nhập khẩu khi vay lập dự án kinh doanh hiệu quả nhưng do không tính hết sự biến động của thị trường nên khi tiến hành sản xuất chi phí sản phẩm tăng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

Ngoài ra, xu thế chung hiện nay, khách hàng xuất nhập khẩu sau thời gian đầu hoạt động có hiệu quả, có nền tảng cơ bản về sản xuất, thị trường đầu vào, đầu ra thường có xu hướng mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư bất động sản, chứng khoán… nhằm đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tăng năng lực tài chính. Tuy nhiên, khi khách hàng xuất nhập khẩu hoạt động đa lĩnh vực, việc thẩm định, đánh giá phương án SXKD, giám sát mục đích sử dụng vốn vay, kiểm soát dòng tiền thanh toán của Ngân hàng đối với khách hàng sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi thường xuyên và chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo đánh giá đúng về năng lực tài chính, khả năng thực hiện phương án SXKD của khách hàng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, thu nợ kịp thời.

Báo cáo tài chính của nhiều đơn vị chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của khách hàng xuất nhập khẩu. Báo cáo tài chính là nguồn dữ liệu đầu tiên để ngân hàng căn cứ đánh giá năng lực tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của khách hàng không chính xác đã cung cấp thông tin sai lệch cho ngân hàng, gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Khách hàng xuất nhập khẩu thường hoạt động trên nhiều quốc gia, hợp đồng ngoại thương phức tạp, việc nắm bắt thông tin gặp khó khăn nên việc nắm bắt thông tin về khách hàng đôi khi không kịp thời, việc quản lý, giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí.

+Yếu tố đạo đức của khách hàng vay vốn

Yếu tố đạo đức của khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một số khách hàng xuất nhập khẩu sử dụng vốn vay sai mục đích, có hành vi lừa đảo hay chây ỳ, không chịu trả nợ, gây

khó khăn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w