Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 92 - 95)

1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Quy trình tín dụng

MB chưa dành nhiều sự quan tam tới việc hoàn thiện một quy trình tín dụng chặt chẽ và chi tiết. Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp ban hành phải mất từ 2 năm đến 3 năm mới được cập nhật, điều chỉnh. Quản lý giải ngân đúng mục đích và đảm bảo nguồn trả nợ là trách nhiệm của cán bộ tín dụng và cán bộ hỗ trợ tín dụng. Trên thực tế đã có nhiều khoản nợ xấu phát sinh do cán bộ tín dụng chỉ chú trọng phát triển khách hàng mới, chú trọng giải ngân và phát hành bảo lãnh để hoàn thành đủ chỉ tiêu công việc được giao mà xem nhẹ quản lý khoản cho vay sau giải ngân sẽ dẫn tới khách hàng có cơ hội sử dụng vốn sai mục đích. Ngoài ra, quy trình tín dụng ban

hành và xây dựng cho từng khâu, tuy nhiên trách nhiệm và chế tài cụ thể với từng khâu, cá nhân trong quy trình chưa rõ ràng, dẫn tới sự ỷ lại của đội ngũ nhân viên và sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc chưa cao.

- Chất lượng cán bộ tín dụng

Hoạt động cho vay đối với khách hàng xuất nhập khẩu có những đặc thù và phức tạp riêng đòi hỏi cán bộ không chỉ vững vàng về kiến thức tài chính, kinh tế mà còn phải am hiểu về cách thức, quy trình hoạt động, quản lý sản xuất trong xuất nhập khẩu. Trong khi đa số các cán bộ tín dụng thường tốt nghiệp từ các trường thuộc khối kinh tế tài chính ngân hàng, không có các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tài trợ thương mại. Vì vậy bộ phận cán bộ gặp phải khó khăn nhất định trong hoạt động cho vay đối với khách hàng xuất nhập khẩu.

Năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của cán bộ nhân viên MB còn chưa cao, nhất là đối với ngành nghề phức tạp như xuất nhập khẩu. Nhiều quyết định cho vay mang cảm tính, được dựa trên cơ sở thông tin chưa đầy đủ hoặc phến diện như chỉ dựa vào tài sản đảm bảo hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của bản thân khách hàng dẫn đến rủi ro. Cán bộ tín dụng cũng chưa có khả năng tư vấn, giám sát khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời. Tính chủ động trong công việc, khả năng kiểm soát chứng từ vay, kiến thức pháp luật của cán bộ nhân viên tín dụng còn chưa cao.

- Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin, hệ thống các phần mềm hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dung hiện tại của MB còn hạn chế, phần lớn được nâng cấp từ các phần mềm đã đầu tư từ khi đi vào hoạt động, đội ngũ nhân viên trong ban cải tiến phần mềm đều xuất phát từ đơn vị thẩm định. Ví dụ: Hệ thống PM (Process maker): được sử dụng để upload hồ sơ từ chi nhánh – thẩm định – phê duyệt – vận hành. Tác dụng của hệ thống này là có thể upload được các hồ sơ có dung lượng lớn, lựa chọn được chuyên viên/cấp phê duyệt cho phương án, có thể luân chuyển hồ sơ nhiều lần và nhiều cấp khác nhau. Tuy n hiên không xác định và đo được SLA cho từng khâu trong quy trình.

Các hệ thống phần mềm hiện tại của MB có một số chức năng giống nhau và hiện vẫn đang được sử dụng song song. MB chưa đầu tư nguồn lực tài chính và nhân lực đúng mức vào hệ thống công nghệ thông tin nên trong thời gian vận hành vừa qua vẫn gặp sự cố liên quan đến tắc nghẽn hệ thống, upload hồ sơ lỗi, đo lường sai thời gian dẫn đến khó khăn cho các bộ phận trong quá trình xử lý hồ sơ tín dụng, kéo dài thời gian xử lý do phải sử dụng đồng thời nhiều hệ thống phần mềm với có thể hoàn thiện quy trình

cấp tín dụng. Ngoài các phần mềm liên quan đến soạn thảo và luân chuyển hồ sơ, chưa xây dựng được phần mềm lưu trữ dữ liệu khách hàng chung trên toàn hệ thống, giúp công tác thẩm định, đánh giá khách hàng được thuận tiện và chính xác.

+Chính sách cho vay còn thận trọng, nhóm khách hàng xuất nhập khẩu khó tiếp cận nguồn vốn. Thời hạn cho vay của ngân hàng còn chưa thực sự phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của nhóm khách hàng xuất nhập khẩu. Hiện nay nhiều doanh nghiệp ký kết các hợp đồng ngoại thương lên đến 2 - 3 năm. Tuy nhiên, việc vay vốn tại Ngân hàng hiện đang chỉ thực hiện cho vay ngắn hạn (vốn vay trung hạn chỉ tài trợ cho việc đầu tư tài sản cố định). Chính điều này làm gia tăng nợ quá hạn. Nhiều khách hàng tiềm ẩn nguy cơ trở thành nợ khó đòi.

+Công tác thẩm định, kiểm tra sau vay vốn: Còn chưa được thực sự quan tâm đến chất lượng dẫn đến gia tăng nợ quá hạn, nợ nhóm 2 của ngân hàng.

+Các chính sách về tiếp thị khách hàng còn chung chung, chưa có chính sách cụ thể, các gói tín dụng về cho vay nhóm khách hàng xuất nhập khẩu chưa có, lãi suất chưa ưu đãi dẫn đến nhóm khách hàng xuất nhập khẩu chưa sử dụng được nguồn vốn tín dụng hợp lý và khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Từ phía nhóm khách hàng xuất nhập khẩu

+ Số liệu của khách hàng chưa đủ chính xác, không đáp ứng được yêu cầu vay vốn, tài sản không đủ theo quy định vay vốn của ngân hàng dẫn đến khó giải ngân được nguồn vốn

+ Việc sử dụng vốn vay còn chưa hiệu quả, trang thiết bị còn lạc hậu chưa đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay;

+ Quản lý kinh doanh chưa sát sao gây thất thoát lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh

- Từ môi trường vĩ mô

Việt Nam là một nước đang phát triển, hội nhập kinh tế thế giới chưa triệt để, các chính sách chưa thực sự đồng bộ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần một môi trường chính sách đồng bộ, ổn định và thuận lợi để triển khai công việc.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tuy nhiên việc vận dụng chính sách vào thực tế đang còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được các điều kiện ưu đãi của các chính sách, sự phối hợp để thực hiện chính sách giữa các cơ quan hữu quan còn chưa được trơn tru, việc triển khai đến các doanh nghiệp còn chưa được nhanh chóng kịp thời.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w