1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
3.4.1. Những kiến nghị với Chính phủ
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị xã hội ổn định
Hiện tại, hệ thống các văn bản pháp lý về xây dựng có quá nhiều, có những văn bản còn chồng chéo lên nhau và chưa cập nhật với thực tế. Do vậy, trong thời gian tới cần có những sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ban ngành trong việc ra các văn bản luật. Đẩy mạnh chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và phù hợp với tình hình kinh tế chung. Duy trì chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước nhằm hạn chế rủi ro khi tỷ giá biến động. Chính phủ cần có những biện pháp kiểm soát lượng hàng hóa nhập lậu tràn lan qua đường biên giới.
Việc duy trì ổn định chính trị, xây dựng kinh tế phù hợp giúp tạo môi trường lành mạnh cho các ngành nghề phát triển một cách bền vững, từ đó thu hút được nhiều nguồn
vốn đầu tư nước ngoài, tạo uy tín đối với thị trường thế giới.
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư
Đi đôi với việc phân cấp, cần từng bước thực hiện tách chức năng quản lý sản xuất ra khỏi chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, nhằm xoá bỏ tình trạng khép kín trong các khâu từ lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức đấu thầu, ... trong cùng một Bộ, ngành và địa phương.
Nhà nước cần ban hành các quy định, chính sách cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Hoàn thiện môi trường pháp lý riêng trên cơ sở các quy định tài chính chung của thế giới để đảm bảo an toàn tín dụng trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
-Tăng cường tính minh bạch trong thông tin khi có sự thay đổi các chính sách của Nhà nước.
-Bộ ngoại giao, đại sứ quán cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bằng việc cung cấp thông tin các đối tác nước ngoài, làm cầu nối giao kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhau. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nước bạn để cùng nhau phát triển.
-Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ngành nghề kinh tế, lĩnh vực kinh tế, thông tin doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, lành mạnh hoá tình hình tài chính, minh bạch các thông tin sát nhập, phá sản của các doanh nghiệp.
Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng của các Ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn do việc tiếp cận, thu thập các thông tin bên ngoài của doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp địa phương. Việc tìm hiểu thông tin cá nhân về tình trạng hôn nhân, có tiền án tiền sự hay không, những người có liên quan, có tên trên cùng sổ hộ khẩu trong quá khứ để xác minh đăng ký giao dịch bảo đảm… thường không có một cơ quan nào lưu trữ đầy đủ. Mặt khác việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan công an, thuế, cục quản lý hành chính dữ liệu quốc gia là rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Do vậy việc xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về dữ liệu dân cư tập trung là vô cùng cần thiết, và có ý nghĩa thiết thực cho mọi mặt của đời sống.