Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 30 - 34)

1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc

1.2.4.1. Nguyên nhân khách quan

-Môi trường chính trị xã hội và pháp lý

Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới luôn có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các ngân hàng thương mại. Ngày nay, cùng với sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị giữa các nước đời sống kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi. Muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện cần thực hiện mở cửa nền kinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của những nước phát triển, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng

hóa, dịch vụ với nước ngoài…Tất cả các hoạt động tạo nên mối quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Những thay đổi về chính trị rất có thể dẫn tới sự biến động cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giá các đồng tiền làm biến động thị trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, mức lãi suất thị trường, cung cầu tiền tệ… trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động gián tiếp là các ngân hàng thương mại.

-Môi trường kinh tế

Sự biến động của nền kinh tế như khủng hoảng lạm phát, tăng giảm tỷ giá, lãi suất… có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ thương mại quốc tế nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng cũng sẽ tăng trưởng theo và ít rủi ro hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thu hẹp hoặc đình trệ, dẫn tới thua lỗ và bị phá sản. Nếu ngân hàng vẫn mạo hiểm tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro không thu được nợ sẽ tăng lên.

Nền kinh tế luôn biến động không ngừng. Sự biến động này ảnh hưởng lớn đền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như ngân hàng. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 đã đẩy nhiều nếu kinh tế lớn trên thế giới vào tình trạng suy thoái, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008. Năm 2020-2021 với bối cảnh nền kinh tế thế giới phức tạp, không thuận lợi cho thương mại quốc tế. Với những biến động nhanh, đa chiều và khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ- Trung, biến động về quan hệ kinh tế - chính trị giữa các nền kinh tế lớn và đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Trong báo cáo công bố ngày 05/2/2021, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại của nước này trong năm 2020 đã tăng 17,7% lên 678,7 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2008. Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 15,7% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng giảm 9,5% xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua. Hoạt động xuất khẩu giảm đã khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ năm 2020 giảm 3,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1946. Tuy nhiên, với sự điều hành khéo léo và rất kiên quyết của Chính phủ với mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đứng vững trong sự đứt gãy thương mại quốc tế trên toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm

trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Theo đại diện Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%, tương đương tăng tới 123 tỷ USD so với năm 2020. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng khả quan và đồng đều trên phạm vi cả nước.

Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài cũng khiến cho các ngân hàng trong nước nếu không quản trị rủi ro hiệu quả thì sẽ bị thua lỗ, mất uy tín và mất dần các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn.

-Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng và tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại. Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán nhằm điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động kinh tế được xem như là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả.

Môi trường pháp lý tạo điều kiện cho NHTM hoạt động trong hành lang pháp lý. Tuy nhiên, một môi trường pháp chưa hoàn thiện đồng bộ hoặc thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp cũng khiến cho các khoản vay NHTM gặp khó khăn. Hơn nữa các thủ tục pháp lý kiện ra tòa án để thực hiện xử lý tài sản thế chấp cũng rất rườm rà, gây mất chi phí đối với Ngân hàng. Hay như các chuẩn mực kế toán, áp dụng đối với doanh nghiệp chưa đầy đủ và đáp ứng được sự phát triển trong nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp hầu như tự thiết kế cách thức hạch toán cho một số nghiệp vụ, dẫn đến không có sự thống nhất và đồng bộ để thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá.

Điển hình là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSBĐ nợ vay khi khách hàng không trả được nợ. Thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước nên không có chức năng cưỡng chế, do đó phải đưa ra Tòa án xử lý qua con đường tố tụng, dẫn đến thời gian thu hồi được nợ là khá lâu, phức tạp và tốn không ít chi phí cũng như nhân lực.

-Người nhận tài trợ

Việc người nhận tài trợ mất khả năng thanh toán, phá sản hay cố tình không trả nợ là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng.

Xuất phát từ sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh, đạo đức trong kinh doanh của bản thân người đi vay. Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh được hiểu là sự

yếu kém trong xây dựng chiến lược kinh doanh, thiếu nhạy bén trong việc dự báo tình hình thị trường để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với sự biến động của môi trường kinh tế; sự yếu kém trong quản lý bộ máy tổ chức hoạt động, làm gia tăng chi phí quản lý của doanh nghiệp, giảm hiệu quả trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn.

Sự yếu kém về đạo đức trong kinh doanh là chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích, không thiện trí trả nợ ngân hàng của người đi vay. Tính trung thực của khách hàng cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hiện nay, các báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa phải là nguồn thông tin xác thực, bởi chúng được “phù phép” sao cho đẹp để tiếp cận vốn vay. Do đó ngân hàng không có căn cứ chính xác đáng tin cậy dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp mà phải dùng tài sản bảo đảm làm chỗ dựa để phòng chống rủi ro tín dụng.

-Nguyên nhân khách quan khác

Ngoài các nguyên nhân khách quan trên, các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… tại nước xuất khẩu, nhập khẩu hoặc trên đường vận chuyển cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân hàng.

1.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Ngoài nhân tố xuất phát từ phía người đi vay và môi trường khách quan, nhân tố thuộc về ngân hàng cho vay cũng có ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng, nhân tố đó bao gồm:

-Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh “khẩu vị” tài trợ của một ngân hàng, là các quy định hướng dẫn chung cho nhân viên ngân hàng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao khả năng sinh lời. Việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ từ những yếu tố này.

-Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quy trình bao quát gồm nhiều giai đoạn mang tính chất nhất quán, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.

-Thông tin tín dụng: Để đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn, ngân hàng phải có hệ thống thông tin minh bạch về Khách hàng, về ngành nghề kinh doanh. Hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao.

-Chất lượng nhân sự: Các cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu trong quy trình tín dụng, trực tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phân tích thẩm định khách hàng cũng như dự án, phương án kinh doanh của khách hàng, thực hiện giám sát và đưa ra các hướng xử lý trong trường hợp có khó khăn xảy ra. Vì vậy, nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng không cao, thẩm định không tốt, có thể cho vay những khoản vay không khả thi, không hiệu quả hoặc có thể bị khách hàng lừa đảo mà không phát hiện được. Mặt khác, đạo đức của CBTD là một trong những yếu tố tối quan trọng để hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Một cán bộ kém về năng lực chuyên môn có thể đào tạo thêm nhưng một cán bộ tha hóa đạo đức mà giỏi nghiệp vụ thì vô cùng nguy hiểm trong việc thẩm định xét duyệt khoản vay cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w