Định hướng chung

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 95 - 97)

1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

3.1.1. Định hướng chung

Năm 2021 là năm MB đạt được những bước tiến quan trọng trong hành trình thực hiện chiến lược giai đoạn 2017- 2021 với việc ra mắt một loạt các nền tảng, ứng dụng Ngân hàng số, triển khai các dự án chiến lược trọng điểm hướng tới tối ưu trải nghiệm khách hàng, hiện thực hóa tầm nhìn đưa MB “Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất”.

Năm 2022, MB xác định là giai đoạn tăng tốc bứt phá để về đích. MB sẽ triển khai đồng bộ và quyết liệt 04 chuyển dịch chiến lược ngân hàng số, nâng cao quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro vượt trội, năng lực thực thi nhanh thông qua các dự án chiến lược trọng điểm với các mục tiêu sau:

-Đổi mới APP MBBank với các tính năng nổi bật, thuận tiện nhất dành cho các khách hàng cá nhân với các ứng dụng thông minh như Giao dịch qua giọng nói; Tư vấn tài chính cá nhân; Chuyển tiền qua QRCode; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…

-Triển khai Biz MB dành cho Khách hàng doanh nghiệp với nền tảng ngân hàng số đa kênh liền mạch, có khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ từ cơ bản đến nâng cao cho khách hàng như quản lý dòng tiền, chuỗi cung ứng, chuyển tiền quốc tế…; mở rộng kết nối đối tác.

-Phát triển Marketing số cho hệ sinh thái là các thành viên trong gia đình “Family banking” nhằm hỗ trợ quản lý tài chính gia đình tập trung, ngân hàng cho trẻ em; Tiếp theo là đẩy mạnh triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và thú vị dành cho giới trẻ.

-Triển khai phần mềm e-banking doanh nghiệp thực hiện giải ngân, phát hành bảo lãnh, mở LC tự đồngj đối với một số giao dịch tín chấp, hoặc đã hoàn thiện tài sản bảo đảm, …

-Gia tăng sự hài lòng và gắn kết trung thành khách hàng bằng các chương trình Loyalty dành cho Khách hàng cá nhân; trong năm 2022 sẽ triển khai các chương trình loyalty quy mô lớn dành cho Khách hàng doanh nghiệp.

-Thiết kế và đề xuất giá trị hấp dẫn, thực thi các bước tăng trưởng cho phân khúc khách hàng SME mục tiêu.

-Triển khai các sáng kiến chuyển đổi và nâng cấp hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại, định hướng số hoá cho MB và Công ty trong tập đoàn.

-Dự án CRM hướng tới 100% RM sử dụng Smart RM phục vụ khách hàng

-Tối ưu hóa, tự động hóa hệ thống quy trình nghiệp vụ hướng đến khách hàng và tăng năng suất.

-Nền tảng Quản trị rủi ro vượt trội, ứng dụng PD sâu rộng, LGD, EAD tuân thủ Basel 2, bắt đầu nghiên cứu Basel 3.

-Quản trị dữ liệu hiện đại, tối ưu kho dữ liệu và ứng dụng hiệu quả hệ thống báo cáo BI.

Đối với MB, năm 2022 là năm bản lề quan trọng để MB phấn đấu hoàn thành các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 đã nêu ra vào năm 2020. Hội đồng quản trị đã đặt ra phương châm năm 2022 của MB là “Củng cố nền tảng và chuyển dịch số, tăng trưởng toàn diện, hiệu quả và bền vững”, trong đó, MB đặt “Ngân hàng số” là một mục tiêu, chuyển dịch chiến lược tiên quyết cho Chiến lược giai đoạn hiện nay. Đồng thời, MB tiếp tục giữ vững tôn chỉ “Thượng tôn pháp luật” cùng với mục tiêu “Duy trì Top 5 về chất lượng hoạt động, hiệu quả; Dẫn đầu về ứng dụng số”. Các mục tiêu này thực sự là thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái vì dịch Covid hiện nay. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:

-Công tác khách hàng là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt: Phát triển khách hàng bán buôn một cách chủ động, có tính hệ thống thông qua việc giữ ổn định và từng bước gia tăng thị phần khách hàng truyền thống; phát triển khách hàng mới là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong các ngành hàng/lĩnh vực có triển vọng tích cực. Chuyển hóa về chất trong phát triển sản phẩm, chuẩn hóa qui trình đối với bán lẻ bằng việc rà soát sản phẩm dịch vụ, ban hành sản phẩm mới, cạnh tranh không chỉ về giá mà còn qua tính năng của sản phẩm cùng với việc đơn giản hóa về thủ tục và quy trình bán. Chú trọng tăng trưởng mạnh các sản phẩm mũi nhọn như: Tín dụng thể nhân, ngân hàng điện tử, thẻ...; Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bán lẻ đồng thời đảm bảo nguồn vốn huy động từ dân cư.

-Tập trung nguồn lực để thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý DPRR. Tiếp tục chỉ đạo trực tiếp công tác xử lý nợ có vấn đề đối với các chi nhánh có nợ có vấn đề lớn; hỗ trợ chi nhánh theo phương châm đổi mới, kỷ cương để xử lý, thu hồi nợ thông qua việc áp dụng linh hoạt đồng thời các biện pháp thu hồi nợ khác nhau; xây dựng phương án xử lý nợ cụ thể đối với từng khoản nợ; phát hiện sớm rủi ro của các khoản nợ, áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý nợ phù hợp.

-Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vốn, ngoại tệ và tài trợ thương mại. Nỗ lực duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường liên ngân hàng thông qua tham gia tích cực trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng để duy trì vai trò nhà tạo lập thị trường; tiếp tục giữ vững vị trí tốp đầu trên thị trường ngoại hối và thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Gia tăng thị phần thanh toán quốc tế, đa dạng hóa ngành hàng. Chủ động phát triển sản phẩm mới gắn với phương thức thanh toán thị trường.

-Tập trung triển khai đúng lộ trình các dự án nâng cao năng lực quản trị đặc biệt là năng lực quản trị RRTD, triển khai sáng kiến trọng yếu. Tăng cường công tác đào tạo/truyền thông, hoàn thiện công tác giao kế hoạch gắn với kết quả của Dự án KPI. Triển khai dự án nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm toán nội bộ và chuyển đổi chức năng kiểm toán nội bộ, nhằm xây dựng khung kiểm toán. Triển khai và áp dụng công cụ phát hiện rủi ro và gian lận nhằm tăng cường việc giám sát từ xa.

-Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức và phát triển mạng lưới. Thành lập thêm một số chi nhánh và phòng giao dịch ở một số địa bàn giàu tiềm năng và đáp ứng điều kiện của NHNN.

-Tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ. Kiện toàn chức năng kiểm tra, kiểm toán, giám sát theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Triển khai toàn diện, hiệu quả hiệu lực hoạt động của ban kiểm tra nội bộ.

-Hoàn thiện và triển khai các quy trình quy chế nội bộ. Triển khai có hiệu quả các quy định, quy chế về quản lý cán bộ, bộ tiêu chuẩn đạo đức... nhằm tạo động lực cho MB. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện, ban hành các quy trình, quy chế về nghiệp vụ vốn, bán lẻ, tín dụng, tài chính kế toán, Basel II...

-Phát triển tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng: “Tín dụng xanh” là phương châm xuyên suốt quá trình hoạt động tín dụng của MB đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w