1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
2.3.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tạ
Ngân hàng TMCP Quân đội
2.3.2.1. Nhận diện rủi ro
Để xác định RRTD, MB đã thiết lập các Phòng/Ban và các bộ phận liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin nhằm sớm phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy phát sinh RRTD từ cấp chi nhánh đến trung tâm hội sở. Các dấu hiệu liên quan đến RRTD có thể phát sinh từ chính Ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ khách hàng trong quá trình xét duyệt các khoản vay. Đối với các dấu hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, bộ phận quản lý RRTD có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách của ngân hàng (tăng trưởng tín dụng, lĩnh vực tín dụng, điều kiện cho vay, đối tượng khách hàng, dự phòng tín dụng…), năng lực cán bộ tín dụng hay năng lực quản trị điều hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết sớm RRTD ngay trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.
Quá trình xác định RRTD được mô tả qua các giai đoạn sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình nhận biết rủi ro tín dụng tại MB
(Nguồn: Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2019)
- Giai đoạn 1: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Cán bộ quan hệ khách hàng sau khi hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng đó. Mẫu hồ sơ xin cấp tín dụng đã được ngân hàng lập sẵn, trong đó yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc thẩm định tín dụng sau này. Các thông tin và tài liệu cung cấp như thông tin cơ bản về khách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ sẽ được cán bộ tín dụng của MB sử dụng nhiều kênh khác nhau để kiểm tra, đánh giá
tính hợp pháp và hợp lệ.
Tiếp theo, cán bộ tín dụng của MB tiếp tục tiến hành thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai có liên quan đến khoản tín dụng mà khách hàng đang xin vay. MB đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá TSĐB và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin cấp tín dụng một cách hiệu quả. Căn cứ trên kết quả của việc xếp hạng tín dụng khách hàng cùng toàn bộ hồ sơ xin cấp tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng (thông thường là cấp lãnh đạo phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch).
Sau khi nhận được tờ trình thẩm định do cán bộ quan hệ khách hàng trình, lãnh đạo phòng khách hàng hoặc phòncg giao dịch trực tiếp làm việc với khách hàng sẽ kiểm tra, rà soát thông tin trên tờ trình thẩm định một lần nữa để đảm bảo không xảy ra sai sót. Đồng thời, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp đó sẽ căn cứ vào hồ sơ xin cấp tín dụng để đề xuất giới hạn tín dụng có thể cấp cho khách hàng đã được cán bộ trình là đủ điều kiện vay vốn. Giới hạn tín dụng có thể cấp cho khách hàng sẽ căn cứ vào ba nhân tố chủ yếu là thẩm quyền của phòng, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, và nhu cầu vay vốn đã nêu trong hồ sơ xin cấp tín dụng. Sau khic cấp lãnh đạo trực tiếp đưa ra kết luận về việc cấp giới hạn tín dụng đối với khách hàng hồ sơ sẽ được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Giai đoạn 2: Thẩm định RRTD độc lập
Tuy nhiên, kết luận của cấp lãnh đạo trực tiếp phải được chuyển Phòng quản lý rủi ro để thẩm định RRTD độc lập theo quy định của ngân hàng. Cán bộ tín dụng sẽ phải cung cấp đầy đủ hồ sơ về khách hàng và bổ sung thông tin cần thiết theo yêu cầu của phòng quản lý rủi ro phục vụ cho mục đích thẩm định độc lập một lần nữa. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cũng được bộ phận này rà soát lại.
Ngoài thẩm định cụ thể từng hồ sơ xin cấp tín dụng, phòng quản lý RRTD của MB còn xem xét đến các giới hạn quản lý rủi ro như các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của NHNN, các tỷ lệ về cơ cấu tín dụng theo loại bảo đảm, kỳ hạn… theo quy định của MB. Kết quả cuối cùng là Báo cáo thẩm định RRTD trong đó nêu rõ những rủi ro mà MB có thể gặp phải khi phê duyệt khoản vay này kèm theo đề xuất biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro. Trong trường hợp giới hạn tín dụng quá lớn, cần phải qua sự thẩm định và xét duyệt của Hội đồng tín dụng thì CBTD cũng phải phối hợp cùng Phòng quản lý RRTD thực hiện báo cáo kết quả thẩm định trước hội
đồng tín dụng cơ sở.
- Giai đoạn 3: Quản lý và giải ngân/ phát hành bảo lãnh/ tài trợ thương mại
quốc tế
Căn cứ trên tờ trình thẩm định của CBTD, đề xuất giới hạn tín dụng của cấp lãnh đạo phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch và báo cáo kết quả thẩm định độc lập của Phòng quản lý RRTD, quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ xin cấp tín dụng cùng với giới hạn tín dụng (trong trường hợp chấp nhận) sẽ chính thức đưa ra.
Quá trình giải ngân được bắt đầu khi MB và khách hàng ký kết hợp đồng cho vay. Nguyên tắc cơ bản của MB trong giải ngân là không bao giờ được giải ngân trước khi hợp đồng cho vay được ký kết và các điều kiện cần phải khác như về TSĐB được đáp ứng. Việc giải ngân bắt buộc phải có sự phê duyệt của các cấp thẩm quyền, ít nhất là cấp lãnh đạo phòng trở lên.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB cung cấp các dấu hiệu nhằm cảnh bảo sớm rủi ro trong cho vay cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Các dấu hiệu cảnh bảo sớm và không trả được nợ của khách hàng STT Các dấu hiệu cảnh bảo sớm và không trả được nợ
1 Số ngày quá hạn
2 Khách hàng có dư nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (chưa hết thời gian thử thách)
3 Kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc không đưa ra ý kiến kiểm toán đối với BCTC của khách hàng
4
Thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc/Ban Điều hành bị kiện/khởi tố và có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của khách hàng. Trong vòng 3 tháng từ ngày thành viên thành viên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc/ban điều hành bị khởi kiện/khởi tố, doanh nghiệp đã sớm
khắc phục và ổn định hoạt động kinh doanh
5
Thị trường đầu vào (khối lượng, giá cả, nhà cung cấp) có biến động lớn, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng trên 10% sau 3 tháng, nhưng 3 tháng tiếp theo thị trường đầu vào (khối lượng, giá cả, nhà cung cấp), giá cả nguyên liệu đầu vào biến động nhỏ hơn 10% và doanh nghiệp có giải pháp khắc phục.
6
Thị trường đầu vào (khối lượng, giá cả, nhà cung cấp) có biến động lớn, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng trên 10% sau 3 tháng, 3 tháng tiếp theo thị trường
tục biến động lớn hơn 10%
7 Thị phần kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm 10% so với quý trước 8 Thị phần kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm 10% so với quý trước và
trong 02 quý liên tiếp
9 Doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm 50% so với quý trước 10 Lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 50% so với quý trước
11 Kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với BCTC của khách hàng 12 Nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất tại các TCTD
13
Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay, MB yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được theo yêu cầu và quá thời hạn được yêu cầu từ 90 ngày đến 180 ngày
14
Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay, MB yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được theo yêu cầu và quá thời hạn được yêu cầu từ 181 ngày đến
360 ngày 15
Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng
bảo đảm tiền vay, MB yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được theo yêu cầu và và quá thời hạn được yêu cầu trên 360 ngày 16
Tài sản bảo đảm của khách hàng cho khoản vay có suy giảm đáng kể về mặt giá trị, không đáp ứng các yêu cầu của MB và MB yêu cầu khách hàng bổ sung TSĐB nhưng khách hàng không thể thực hiện được.
17
Tính pháp lý của TSĐB bị thay đổi ảnh hưởng đến quyền và khả năng thu hồi của MB (có tranh cãi về quyền sở hữu, hợp đồng…), đồng thời khách hàng không thể bổ sung TSĐB theo yêu cầu của Ngân hàng
18
Xảy ra các biến động bất lợi trong mội trường, ngành nghề kinh doanh (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, môi trường kinh tế, thị trường đầu ra bị suy giảm..) tác động tiêu cực trực tiếp tới khả năng trả nợ của khách hàng (ví dụ doanh
thu của doanh nghiệp giảm trên 30%...)
19 Khách hàng có nợ cơ cấu và được giữ nhóm nợ trước cơ cấu theo Quyết định 780/ Thông tư 09 hoặc Quy định khác của NHNN
20 Dự kiến tổn thất đến tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xảy ra ảnh hưởng bất lợi của môi trường
21 Bảo lãnh vay vốn của Chính phủ, BTC, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng TM quốc doanh
22
Thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc/Ban Điều hành bị kiện/khởi tố và có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của khách hàng. Quá 3 tháng từ ngày thành viên thành viên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc/ban điều hành bị khởi kiện/khởi tố, doanh nghiệp vẫn không khắc phục và ổn định hoạt động kinh doanh
23 Khách hàng có dư nợ gia hạn lần đầu (chưa hết thời gian thử thách)
24 Khách hàng có dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 (chưa hết thời gian thử thách)
25 Khách hàng có dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên (chưa hết thời gian thử thách)
26 Khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, quá hạn đến dưới 90 ngày 27 Khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, quá hạn từ 90 ngày trở lên 28 Khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 trở lên bị quá hạn
29 Số ngày quá hạn của dư nợ trả thay cam kết ngoại bảng 30 Nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất tại các TCTD
31 Khách hàng có dư nợ gốc được sử dụng quỹ DPRR để hạch toán ngoại bảng (xử lý rủi ro)
32 Bị khoanh hoặc đang chờ xử lý
33 Được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không thể trả lãi đầy đủ, đúng hạn 34
Khách hàng bị giải thể, hoặc phá sản theo quy định của pháp luật hoặc đang trong quá trình xem xét giải thể, phá sản, hoặc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh
35 Nợ được MB dự kiến bán bán cho một bên thứ ba hoặc mua lại từ bên thứ ba với mức giá thấp hơn dư nợ gốc trên 5%
36
Người đứng đầu doanh nghiệp (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Chủ tịch Hội đồng thành viên) bị truy tố, tạm giam, tuyên án phạt tù hoặc các tình huống pháp lý tương tự, dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng (ví dụ doanh thu của doanh nghiệp giảm trên 30%...)
37 Trường hợp chi nhánh đánh giá khách hàng tình hình tài chính yếu kém, không có khả năng trả nợ
38 Khách hàng bán nợ VAMC
2.3.2.2. Đo lường rủi ro
Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 (sửa đổi một số điều của QĐ
493) về phân lại nợ; Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, MB đã xây dựng mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng riêng theo Quyết định số 1346/QĐ-NHQĐ-HS ngày 28/04/2008. Việc xếp hạng này được thực hiện trước khi phát sinh khoản vay hoặc định kỳ hàng quý đối với khách hàng đang phát sinh dư nợ, phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của người vay vốn của ngân hàng. Qua kết quả thu được sẽ giúp CBTD nắm bắt được thông tin để phân loại khách hàng và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng tốt nhất trước khi đưa ra các quyết định cho vay; còn đối với các khoản tín dụng đang còn dư nợ, việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng định kỳ giúp CBTD theo dõi, đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn của khách hàng, giúp CBTD có thể lường trước những dấu hiệu xấu của khoản vay và có biện pháp xử lý kịp thời. Mô hình XHTDNB và phân loại khoản vay theo các tiêu chí như sau:
-Phân loại khách hàng: Căn cứ vào hệ thống XHTDNB, MB thực hiện chấm điểm theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, từ đó có những chính sách cho vay phù hợp với từng khách hàng hoặc từng nhóm khách hàng.
-Phân loại khoản vay: Dựa vào chất lượng và mức độ rủi ro, MB thực hiện phân loại khoản vay để theo dõi sát sao hơn, thực hiện phương án xử lý thích hợp. Trong một thời kỳ, mỗi một khách hàng có một mức độ tín nhiệm và một nhóm nợ duy nhất, song giữa các khoản vay đó vẫn có thể xử lý khác nhau dựa vào tính chất, mức độ. -Định hạng tín dụng chung cho các chi nhánh nhằm giúp các nhà quản lý có những
định hướng kinh doanh cụ thể và đưa ra những chỉ đạo sáng suốt nhằm khắc phục hạn chế, đối phó được với những rủi ro tiềm ẩn.
Hệ thống XHTDNB (CSSY) là hệ thống xếp hạng tín dụng được NHNN phê duyệt triển khai áp dụng từ năm 2008. Hệ thống XHTDNB (CRA) do MB chu động nâng cấp từ phần mềm có chức năng soạn thảo, luân chuyển hồ sơ qua cấp phê duyệt đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp với độ chính xác cao, phần lớn dử dụng thông tin khách hàng trên cơ sở nhập liệu, đánh giá tại phần thẩm định của Chi nhánh và thẩm định tại Hội sở trực tiếp trên hệ thống, có đối chiếu trực tiếp theo các điều
kiện sản phẩm, hỗ trợ công tác thẩm định tự động đối với các sản phẩm chuẩn, áp dụng chính thức từ tháng 5/2016.
Cụ thể, nhóm khách hàng xuất nhập khẩu, MB thực hiện chấm điểm cho cả khách hàng mới và cũ. Trong đó khách hàng mới được xác định là chưa từng có quan hệ tín dụng với MB, có quan hệ dưới 6 tháng hoặc khách hàng trên 12 tháng không phát sinh quan hệ tín dụng. Khách hàng cũ là doanh nghiệp đã và đang duy trì giao dịch tín dụng với MB hoặc có quan hệ tín dụng trên 6 tháng.
Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với nhóm khách hàng xuất nhập khẩu được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
CBTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư từ các nguồn:
-Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý và các BCTC