1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài trợ thương mạ
Công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay tại MB vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Trong thời gian tới, hoạt động kiểm tra, kiểm soát cho vay cần được thực hiện một cách nghiêm túc, quán triệt đến từng cá nhân, đảm bảo hiệu quả của toàn bộ quá trình thực hiện cho vay.
Để thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, kiểm soát cho vay, các đơn vị bộ phận và cán bộ nhân viên phải thực hiện những yêu cầu sau:
-Hiểu và nhận thức sâu sắc về nhóm khách hàng xuất nhập khẩu và sự cần thiết pahri kiểm tra, kiểm soát cho vay đối với nhóm khách hàng xuất nhập khẩu;
-Quá trình thực hiện, kiểm tra, kiểm soát cho vay phải đạt được sự thống nhất trên toàn hệ thống theo những tiêu chuẩn nhất định
-Củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm tra, kiểm soát tại MB đối với các khách hàng xuất nhập khẩu là biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu. Cán bộ kiểm tra nội bộ phải hoạt động độc lập với các bộ phận tín dụng trên cơ sở đó có những kiến nghị đánh giá, độc lập trong hoạt động kiểm tra. Định kỳ 6 tháng/lần nên tổ chức các đoàn kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các Chi nhánh, phòng
giao dịch thay cho việc chỉ kiểm tra hoạt động tín dụng khi phát sinh vụ việc vi phạm trong hoạt động tín dụng và khi có các đoàn thanh tra bên ngoài vào kiểm tra.
Kiểm tra và kiểm soát nội bộ là công việc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Đó chính là một trong những yếu tố đem lại sự an toàn, hiệu quả cho hoạt động cho vay của Ngân hàng. Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản vay cần được phân ra thành: Kiểm tra, kiểm soát từng khoản vay và Kiểm tra, kiểm soát tổng thể về khách hàng.
Kiểm tra kiểm soát từng khoản vay: Công tác kiểm tra, kiểm soát từng khoản vay cần tập trung kiểm tra hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân và kế hoạch trả nợ của khách hàng; mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Ngân hàng phải thường xuyên bám sát tiến độ hợp đồng ngoại thương, theo dõi dòng tiền ra, dòng tiền vào, lập sổ theo dõi cho vay chi tiết đến từng phương án để đảm bảo doanh số cho vay không vượt quá 80% giá trị hợp đồng ngoại thương. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến sự biến động của giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công để cho vay cho phù hợp.
Kiểm tra tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. MB đã xây dựng được hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, đây là một công cụ quan trọng trong việc ra quyết định tín dụng và đánh giá chất lượng các khoản vay, theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản tín dụng, tình trạng của khách hàng tại chi nhánh. Kiểm tra tổng thể từ hồ sơ tài chính các năm, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản đảm bảo và hồ sơ vay vốn. Song song với việc theo dõi qua tài liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ Ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng (đối với nhóm khách hàng xuất nhập khẩu). Để có một bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra thực tế được vốn vay có sử dụng đúng mục đích không, và cũng kiểm tra sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Hơn nữa việc kiểm tra thực tế khách hàng còn có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.
Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát vốn vay được thực hiện bởi cán bộ làm công tác tín dụng, công tác kiểm tra nội bộ độc lập của phòng quản lý rủi ro cũng là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay, đảm bảo an toàn cho vay của Ngân hàng. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và cẩn trọng. Mục đích nhằm kiểm tra việc xét duyệt cho vay có đúng quy trình không, xác định nợ quá hạn, nợ xấu, xác định
nguyên nhân và các vấn đề liên quan để có biện pháp xử lý.