1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
2.2.4. Bao thanh toán
Hiện nay, MB chỉ chấp nhận bao thanh toán cho các khoản phải thu có thời hạn thanh toán dưới 180 ngày và chủ yếu là khách hàng xuất khẩu. Năm 2021
Đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đáp ứng các điều kiện: -Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động tối thiểu 1 năm, muốn mở rộng thị trường,
tăng khả năng cạnh tranh bằng phương thức thanh toán trả chậm
-Muốn được rủi ro thanh toán cho bên mua hoặc muốn mua hàng với phương thức thanh toán trả chậm
-Đối tác có quan hệ truyền thống, uy tín, có tối thiểu 02 giao dịch thành công với khách hàng
Bảng 2.6: Tình hình hoạt động chiết khấu bộ chứng từ tại MB
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018
Doanh số BTT xuất khẩu 1.428.396 1.250.846 1.109.354 1.043.128
Doanh số BTT nhập khẩu 106.327 94.217 87.143 73.425
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của MB năm 2018 - 2021) Mặc dù MB mới áp dụng tài trợ thương mại quốc tế thông qua hình thức bao thanh toán factoring từ năm 2009 nhưng doanh số bao thanh toán quốc tế của MB đã tăng trưởng rất tốt. Năm 2018, doanh số bao thanh toán xuất khẩu của MB chỉ dừng lại ở mức 1.043.128 USD tương đương 24,51 tỷ đồng, nhưng đến năm 2021 thì con số này đã lên tới 1.428.396 USD tương đương 33,57 tỷ đồng, tăng 36,93% sau 4 năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng về sự phát triển của dịch vụ bao thanh toán của MB. Những khách hàng đã sử dụng dịch vụ bao thanh toán của MB là CTCP gang thép Thái Nguyên, CTCP Vissai, CT TNHH Đông Dương, …