Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 90 - 91)

1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

2.5.1. Kết quả đạt được

Để quản trị RRRD nhóm khách hàng xuất nhập khẩu, MB đã đưa ra được các quy trình quản trị rủi ro từ khâu nhận diện, đến đo lường, giám sát. Bước đầu đã xây dựng các mô hình quản trị rủi ro và hiện đang hoàn thiện mô hình chuẩn hóa theo hiệp ước Basel II.

Công tác quản trị rủi ro được chú trọng theo đúng phương châm hoạt động của ngân hàng giai đoạn này là quản trị rủi ro hàng đầu. Ngân hàng đã xây dựng được cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro có sự tách bạch giữa hoạt động cho vay và hoạt động quản trị rủi ro cho vay, đồng thời ban hành chính sách quản trị rủi ro cho vay đóng vai trò cương lĩnh thực hiện hoạt động quản trị rủi ro. Đồng thời, MB xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất. Chính sách tài trợ cho nhóm khách hàng xuất nhập khẩu và những quy định liên quan tới trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, bảo đảm tiền vay và lãi suất. Quy trình nghiệp vụ cho vay có sự tách biệt chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận, quy trình xếp hạng tín dụng được ban hành rộng rãi

kèm theo các văn bản hướng dẫn và giải đáp thắc mắc tương đối đầy đủ. Như vậy, MB đang dần hướng tới mục tiêu trọng tâm là quản lý khách hàng và quản lý nguồn trả nợ, giảm thiểu rủi ro.

Giai đoạn 2015 - 2021, việc xác định RRTD với nhóm khách hàng xuất nhập khẩu đã được ngân hàng quan tâm. Hoạt động nhận dạng rủi ro của Ngân hàng diễn ra thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản cho vay, trong tất cả các giai đoạn của quá trình tín dụng. Ngân hàng đã đưa ra bản tổng hợp khá chi tiết về dấu hiệu nhận biết RRTD gồm nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng, nhóm dấu hiệu phát sinh từ chính sách tín dụng của ngân hàng.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng đang được xây dựng tiến gần với thông lệ quốc tế. Quy định chấm điểm và xếp hạng khách hàng đang thực hiện tại MB đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện. Việc phân tích, thẩm định tín dụng diễn ra khá chặt chẽ, khách quan.

Đối với các khách hàng phát sinh nợ quá hạn, MB đã xem xét cụ thể nguyên nhân và thực hiện phân loại nhóm nợ đối với khách hàng. Nếu khách hàng tiếp tục trúng thầu và có phương án kinh doanh khả thi, MB vẫn xem xét cơ cấu nợ và tiếp tục tài trợ các phương án mới của khách hàng, song hành cùng khách hàng quản lý tiến độ, quản lý chi phí và dòng tiền, tập trung thu nợ từ lơi nhuận của phương án, nhờ đó đảm bảo khách hàng vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm dần nợ quá hạn tai ngân hàng. Trường hợp phương án thu hồi nợ không khả thi, MB thực hiện trích lập dự phòng và xem xét phương án xử lý TSĐB, bán nợ cho VAMC, ...

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội. (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w