Quan niệm về thơ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 26 - 29)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Quan niệm về thơ

Dường như, thơ đối với Đỗ Trọng Khơi là một thứ nghiệp chướng không thể dứt bỏ được: “Không người làm thơ nào không phải trải qua những cơn tuyệt vọng muốn quẳng đi làm nghề khác cho nó khoẻ. Nhưng thơ là một nghiệp, một tình yêu đắm đuối” [ 9]. Thơ là chiếc phao cứu sinh của ông. Thơ gặt trong cõi đời, ông bơi vào cõi chữ. Cõi chữ hư huyền vô bờ bến lại là niềm sống thực trong thơ ông. Chiếc phao ấy đã cùng ông lênh đênh suốt phận người trong thăm thẳm cõi chữ. Số phận khắc nghiệt với ông tới đâu thì thơ lại bù trừ cho ông tới đấy. Thơ không là chốn dung thân duy nhất nhưng là cuộc gửi thân cuối cùng. Bấy nhiêu năm thầm lặng sống với thơ miệt mài làm thơ, hồn ông trọ vào trong cõi chữ, thường trú nơi chữ hay đã đồng thể với chữ, giữa thơ và ông đã có sự đồng điệu và nương náu vào nhau tự lúc nào mất rồi. Thơ ca mang trong mình sức mạnh quyền năng cứu thế. Thơ ca là cứu cánh cho cuộc đời đầy bất hạnh, là ánh mắt để nhà thơ nhìn ra thế giới với những chiêm nghiệm và khát vọng của

bản thân, là vị thuốc chữa lành những vết thương tâm hồn, đánh thức sự lạc quan và niềm tin yêu cuộc sống. Thơ ca là tri kỉ, là nơi nhà thơ hướng đến để thể hiện và yêu đời. Thơ ca được ví như là điểm dựa của tâm hồn, là vị thánh cứu rỗi, là vị thuốc màu nhiệm để làm lành mọi vết thương số phận và mở ra hành trình sáng tạo nghệ thuật đầy gian khổ của Đỗ Trọng Khơi. Như Đề từ trong tập Thơ tuyển, Đỗ Trọng Khơi viết:

Bao giờ người chất được hư, tĩnh... thành non cao thơ sẽ về ươm hạt

trồng xanh vùng chiêm bao. (Đề từ - Thơ Tuyển)

Thơ là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc và ngôn từ nghệ thuật: “Nói đến thơ, trước hết là nói đến nghệ thuật sử dụng chữ. Tác giả thơ muốn tạo một hệ chữ riêng, nghĩa là phép lập hình vận nhịp của chữ trong kết cấu, trình bày thì cần rất nhiều khổ luyện, sáng tạo mới mong có được. Dĩ nhiên chữ không rời nghĩa. Chữ thơ là loài chữ có trọng lực, nội lực nhất” [3, tr.7].

Như vậy, ngoài cảm xúc thì nhà thơ cũng cần tạo cho mình một hệ chữ rất riêng. Trong quá trính sáng tác, Đỗ Trọng Khơi thống nhất về quan điểm sáng tác, mỗi tác phẩm thơ của ông đều có khả năng tạo nên điểm nhấn độc đáo, sáng tạo nghệ thuật từ sự rung động của cảm xúc và chiều sâu triết lý sâu sắc của nhà thơ: “Thân nhẹ - làm bóng - Tình nặng - làm núi - Rỗng không - như Lời” (Thơ -

Thơ tuyển).

Đỗ Trọng Khơi quan niệm thơ là đời, là cuộc sống tinh thần để thả hồn và chiêm nghiệm. Nhà thơ tâm sự: “Mình đi trong đời cũng như đi trong thơ: đi để mà đi chứ không nghĩ nhiều về đích tới. Thực ra, mình viết văn, làm thơ chẳng vì một mục đích nào cả. Sáng tác chỉ giản dị do nhu cầu tinh thần, tình cảm cần bày tỏ và tìm hiểu thế giới này. “Sinh ra trời đã nhủ rằng: Tôi - một cái chết sống trong lòng đời/ và rằng trời trọ vào tôi/ đi tìm ý nghĩa con người thế gian… Đấy, thơ mình đấy” [17]. Khát vọng bày tỏ, tìm hiểu thế giới được Đỗ Trọng

Khơi thể hiện rõ ở bài Tựa trong tập thơ Ở thế gian: Có người họ Đỗ tên Khơi

thân như mây nổi tự thời mới ra mặt trần gian chửa thấy già

nghe sương gió vẫn oa oa khóc cười Xót ngày hoang hoại con người

thời gian mấy mảnh ghép chơi vô cùng. (TựaỞ thế gian)

Đỗ Trọng Khơi luôn thống nhất trong quan điểm sáng tác. Với ông, văn chương là “... hành trạng tinh thần, sản phẩm nghệ thuật thì rất cần được nuôi dưỡng từ trong máu, trong từng mầm hạt hướng tới sự cao quý. Văn là đời, là người. Bản chất của sác tác văn chương nhằm hướng tới cảm xúc đẹp, siêu thoát trong đời sống tâm hồn con người, trên cõi thế gian này” [9]. Tác phẩm văn học không đơn thuần là sự ra công thật bóng bẩy về hình thức thể hiện bên ngoài mà giá trị thực sự của nó phải nằm ở nội dung tư tưởng mà tác phẩm văn học muốn truyền tải tới người đọc. Để có được một tác phẩm hay, có giá trị, đòi hỏi nhà văn phải sáng tác nó bằng cả tâm hồn đầy cốt cách, cao quý và mang mục đích tối thượng vì con người, vì những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, thậm chí người nghệ sĩ phải rỉ máu mà thành thơ.

Đỗ Trọng Khơi luôn đề cao vai trò, trách nhiệm lớn lao của người cầm bút: “Với nhà văn coi văn chương như sinh mạng, thì mỗi khi sáng tác với họ là một nghi lễ bày tỏ tình yêu thương, nhằm kiêu mang, nâng lấy kiếp phận con người, cho sự cao quý của sự tồn tại con người. Bởi vậy nhà văn đó có khi tác phẩm của họ chỉ là những tiếng thở dài, cũng nặng mang bao nỗi niềm nhân thế. Và nhà văn hẳn biết quên… để cống hiến cho đời tác phẩm văn chương hữu ích” [9]. Ngoài nhu cầu khẳng định bản thân, thơ còn là phương tiện để con người thể hiện chí hướng, quan điểm, cách nhìn nhận về cuộc sống dựa trên hệ tư tưởng và lập trường quan điểm thẩm mỹ riêng. Thơ Đỗ Trọng Khơi hiện lên thường đa sắc, đa thanh, gợi nhiều hơn tả. Thơ ông không hề đơn giản, tĩnh lặng,

một chiều mà luôn tiềm ẩn sự vận động rất phức tạp, ẩn chứa chiều sâu nhận thức về cuộc đời, số phận và đề cao những giá trị mang ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống thông qua lớp từ ngữ biểu tượng và giọng điệu linh hoạt, trữ tình.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)