6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Người tình hy sinh và chia sẻ
Dường như đối với mỗi người nghệ sĩ, họ luôn có cho mình một nàng thơ làm điểm tựa cho cảm hứng sáng tác nhưng với Đỗ Trọng Khơi thì hình ảnh người tình lại không chỉ có thế mà trở thành một phần cuộc sống mà ông trân trọng yêu thương và trân quý. Hình ảnh người tình có một vị trí thật đặc biệt trong thơ ông, vừa huyễn hoặc thơ mộng lại vừa rất chân thực. Dường như khi nói về vợ mình, nhà thơ không thể giấu đi cảm xúc yêu thương trân quý với tất cả tấm lòng.
Tuy đôi chân kia bị tật nguyền, tuy bị bó hẹp trong không gian nhỏ hẹp, song may mắn lại đến với ông khi cuộc đời đã ban tặng cho nhà thơ người tình đầy lòng cảm thông và chia sẻ, mang lại nhiệt huyết tình yêu căng đầy nhựa sống hâm nóng trái tim làm bừng cháy ngọn lửa tình yêu mãnh liệt đang chạy khắp cơ thể ông. Người tình mà ông quan tâm hay nói đúng hơn là người vợ đầy đức hi sinh sẵn sàng chia sẻ mọi niềm vui buồn, khổ đau hạnh phúc làm ông khát khao tìm kiếm “bản ngã” để khẳng định mình giữa cuộc đời. Ban đầu là những cảm giác sát xao, con người vô thức trỗi dậy cái bản năng thường tình: “Bầy chim khép cánh trăng lên - Giường đêm một tấm êm đềm trải ra - Đối diện với khoảng bao la - Bàn tay năm ngón làn da sương về”. Nhà thơ không còn cảm thấy cái không gian lặng lẽ của màn đêm, cảm giác lạnh lẽo trống vắng, thiếu thốn tình cảm nữa. Đỗ Trọng Khơi ý thức được tấm thân nhỏ bé của mình, tấm thân cát bụi trú ẩn ở chốn dương gian, tấm thân ngụ tại nơi đây. Sự tiếc thương, rẻ rúng, số phận nhỏ béhẩm hiu của mình… Tất cả như bừng sáng trước người vợ khiến ông phải thốt lên “Vợ ơi!” với hạnh phúc bình dị, giản đơn mà chan chứa yêu thương:
Vợ vừa thôi trẻ, sắp già còn ta trẻ vẫn như là dân gian năm tư ? không, đã nhiều năm
Vợ ơi! Trời gọi ta chưa
Bên lề ngày tháng đã chừa tuổi ra vợ đừng già vội, đợi ta
ta đang trẻ nốt cho qua đoạn này Trưa nay giấm ớt chua cay Bát cơm đơm cả hai tay vợ mời Thân này đến thế này thôi
Mai kia… vai dựa vai trời mà đi.
(Vợ ơi - Ở thế gian)
Trong sâu thẳm cảm thức của nhà thơ về người vợ yêu quý, đức tính chịu thương chịu khó và giàu sự hi sinh của vợ mình đã được nhà thơ trân trọng hóa thân thành nhiều cách gọi thân mật khác nhau, có lúc là “Niệm, Nạm” có khi lại
là “giọt sương” long lanh kì ảo, thực đấy mà hư đấy. Nhà thơ cảm nhận rất chân
thực về sự tần tảo cam chịu, chấp nhận số phận cuộc đời sẻ chia với khát vọng của ông. Từ chăn chiếu ấm êm cho tới cơm canh tươm tất đều từ một tay của người vợ tảo tần lo toan chu toàn. Dẫu biết rằng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn, giàu đức hi sinh…, thế nhưng trong lòng của nhà thơ người vợ luôn giữ một vị trí vô cùng đặc biệt đến thế, phải chăng vì hoàn cảnh của nhà thơ quá đặc biệt, hay vì phẩm chất hơn người của người vợ? Hơn ai hết, Đỗ Trọng khơi cảm nhận thật thấm thía những hi sinh của người tình trong mộng và mang lại cho ông một cảm xúc xen lẫn sự trân trọng vô cùng đặc biệt khiến hồn thơ ông dạt dào cảm xúc thăng hoa trong cuộc sống và sáng tác thơ văn:
Thế rồi chiều ngủ đầy tay
những câu tình chú niệm ngày vào sương Thế rồi cỏ ngủ đầy đường
bàn chân niệm đủ mười phương vào chiều Thế rồi chăn chiếu niệm yêu
Thế rồi tích tắc… nhiệm màu bàn tay niệm một bể dâu nhỏ dần.
(Niệm – Ở thế gian).
Viết về hình ảnh người vợ, Đỗ Trọng Khơi không đi sâu vào miêu tả một cách cụ thể rõ ràng như trong thơ của Tú Xương:
Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông (Thương vợ)
Đỗ Trọng Khơi chủ yếu khai thác những chi tiết có ý nghĩa tạo điểm nhấn để tạo tính hình ảnh và cảm xúc như ở cách gọi tên dân dã, bình dị hay họa hình ảnh đôi bàn chân nhỏ bé trong sự đối lập với hoàn cảnh sống “Bàn chân niệm đủ mười phương vào chiều” ; hay “Bàn chân rõ dấu phiêu linh” có khi lại là đôi bàn tay tần tảo “Thế gian còn một đôi tay - nạm sâu thì núi, phơi bày thì non” vừa khiến hình ảnh người vợ hiện lên mang tính hình ảnh sâu sắc lại vừa thể hiện thái độ trân trọng của nhà thơ:
Bàn chân rõ dấu phiêu linh
hơi may màu lá tự tình, chiêm bao? Bước ngày đè nẻo hư hao
chiều nao chiều nảo chiều nào cũng sương Dấu theo đã tỏ tấc đường
vẽ lên một sắc cỏ buồn như mây Thế gian còn một đôi tay
nạm sâu thì núi, phơi bày thì non.
(Nạm – Ở thế gian).
Trong sâu thẳm tâm hồn, Đỗ Trọng Khơi ý thức sâu sắc về hoàn cảnh số phận của bản thân đã trở thành gánh nặng của người vợ. Đứng trước đức hi sinh của vợ, ông thấy xót xa, tủi phận trước biết bao tủi khổ nhọc nhằn của người tình
trân quý. Ông nguyện tự tan mình ra trước con người đáng quý đã sống với ông bằng cả cái tình thiêng liêng cao cả như mặt trời soi sáng, như bình mình, ánh sáng của đời ông:
Thế là tôi bắt đầu buồn
giọt sương ngọn cỏ làn hương sắc màu Thế là tôi bắt đầu đau
mong manh cỏ rả chân cầu nắng nôi Thế là tôi tự tan tôi
bởi bao nhiêu những mặt trời… là em. (Sương – Ở thế gian).
Người tình trong mắt của hồn thơ không lãng mạn hóa, kiêu sa kiều diễm…, mà hết sức chân thực, thậm chí chân thực đến thô nhám với tuổi đã “quá đôi mươi”, tóc đã điểm sương và da đã “đồi mồi”… Thế nhưng hiện thực càng tàn khốc lại càng như chạm sâu vào cõi lòng nhớ thương yêu quý vô vàn của nhà thơ. Hai tiếng “thương lắm” chính là cõi lòng thổn thức yêu thương trìu mến ùa về để nhà thơ rung động thốt lên như tiếng nấc nghẹn ngào của lòng thương cảm và thấu hiểu:
Cho hay cái gió trăm miền
cái sương ngàn nẻo dồn lên một người Đã rằng xa lắm đôi mươi
thưa rằng thương lắm da mồi tóc sương. (Đêm nay – Ở thế gian)
Cảm thức về người tình lam lũ, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh… được gói gọn rõ nhất trong bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng chất chứa biết bao ân tình lắng đọng. Trước sự vất vả gồng gánh cuộc sống mưu sinh gia đình người vợ không quản khó khăn nhọc nhằn, nắng sương, thậm chí là nuốt cay đắng cuộc đời vào trong lòng chỉ mong gia đình bé nhỏ của mình được tận hưởng niềm hạnh phúc đơn thuần, bình dị đã tạc vào lòng nhà thơ một hình ảnh kì vĩ về người tình trăm năm:
Xem thường nắng cháy, mưa tuôn trông kỳ cận mặt buồn thương thế nào cầm tay cho rõ cơn đau,
mà in nước mắt tận vào lòng gương (Lên thị xã – Ở thế gian)
Đỗ Trọng Khơi ý thức thật sâu sắc về hai chữ “duyên” “nợ”. Họ đến với nhau bởi cái duyên nhưng để sống trọn đời trọn kiếp với nhau là cái nợ tình sâu nặng. Không ai nói ra nhưng cả hai tự hiến dâng những gì trân quý và tốt đẹp nhất cho người mình yêu:
Giọt buồn em hãy rót đi
ngoài kia vũ trụ đang kỳ phôi phai Mùa thu dường đã mệt nhoài
heo may rười rượi, cây thay lá vàng Kiếp người ta đã nhận mang
xin em giữ trọn cho cam lòng trời Giọt buồn cứ vợi sang tôi
dẫu bao nhiêu vẫn một lời rằng thương Mẹ cha trao gửi sắc hương
đời trao em nỗi vui buồn nơi tim Chân thành, tha thiết, yêu tin
mình dâng nhau phút khát tìm về nhau. (Dâng – Ở thế gian)
Trong cuộc đời mỗi người, có lẽ không ai lại không có những kỷ niệm sâu sắc, khó quên về người tình chăn gối dù đó là kỷ niệm ngọt ngào hay cay đắng đều tạo chất men của tình yêu vị ngọt của tạo hoá, người tình là vị ngọt của đôi môi nồng cháy, nó có thể được kết tinh từ vị cay của những giọt nước mắt và vị chát của những đắng cay ê chề. Người tình là mạch sữa nguồn, là chốn nương tựa của nhà thơ, Người vợ cảm thông chia sẻ và hi sinh đã góp phần làm nên sắc màu cầu vồng của hồn thơ. Với nhà thơ người vợ là một phần không thể thiếu
trong cuộc đời của ông.
Người tình trăm năm đã mang lại cảm giác yêu thương trong ông sao mà sâu cay đến thế, cái cảm giác gợi sức liên tưởng rộng. Vẫn biết sống là yêu, sống là tận hưởng lạc thú ở đời nhưng không tránh khỏi những lúc ưu phiền, suy tư. Không gian, thời gian trở nên cô tịch và mang âm hưởng buồn đến kỳ lạ, ông sống trong âm thầm, suy tư trăn trở để rồi hóa hồn vào thơ ông. Sự tin tưởng vào người mình yêu để vượt lên khoảng tối trong tâm hồn, là nguồn lực sống vô tận. Tất cả được nhà nhiếp ảnh tài ba Đỗ Trọng Khơi chụp lại khoảnh khắc tuyệt vời đó để miên man thể hiện sự thay đổi tâm trạng của mình. Dữ dội và cô lập đến nghẹn thở trong không gian chiều vàng để rồi khẳng định tình yêu mộng mị, thủy chung son sắt và rồi cũng bình yên như màu xanh hòa bình, màu xanh hy vọng. Trước tình yêu, dường như mọi ngôn ngữ đều trở thành vô nghĩa. Bởi lẽ, trong tình yêu nhiều khi những điều không nói lại tạo nên những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn con người, mà dẫu có ngàn năm “hồ dễ mấy ai quên”. Tình yêu vốn dệt bằng kỷ niệm, những chiêm bao mộng mị “cõi người không có người dưng - Cầu giải yếm, bến sông Tương nơi nào?”.
Ngày lặng lẽ qua đi, không gian tù túng nhỏ hẹp cùng với bóng đen u tối mịt mờ làm Đỗ Trọng Khơi bứt rứt khó chịu, cái cảm giác cần có nửa kia để sẻ chia, để tâm sự, cái cảm giác cần niềm tâm giao không chỉ ông mà tất cả mọi người trên thế gian này đều sống bởi điều kỳ diệu đó. Vì thế trong cõi sâu tâm hồn Đỗ Trọng Khơi, hình ảnh người tình luôn chiếm một vị trí quan trọng. Từ đời thực, người tình đã bước vào thế giới cảm xúc, làm lay động hồn thơ thổn thức, trỗi dậy mạnh mẽ. Người vợ hiền từ với nhiều đức tính về sự đảm đang tháo vát, nghị lực, giàu đức hi sinh… đã chiếm trọn sự trân trọng, yêu thương và chắp cánh cho hồn thơ bay cao. Người đọc yêu quý thơ Đỗ Trọng khơi, một phần cũng nhờ hình ảnh giai nhân trong sáng, giản dị, đời thường… nhưng cũng hết sức cao đẹp và chân thật này.