Giọng điệu đằm thắm, dịu dàng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 109 - 122)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Giọng điệu đằm thắm, dịu dàng

Bên cạnh giọng buồn thương, chiêm nghiệm mang tính chủ đạo, trong sáng tác của Đỗ Trọng Khơi vẫn rất sâu lắng, nồng nàn hơi thở cuộc sống. Vượt lên hoàn cảnh số phận bất hạnh, nhà thơ nương vào tình yêu da diết, say đắm với thơ ca làm chỗ dựa tinh thần vững vàng. Tình thương yêu hết lòng của những người phụ nữ trong gia đình là bà, là mẹ, là chị em và người vợ dịu hiền, chu đáo. Nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, cảm thương sâu sắc trước những tình cảm thiêng liêng, cao quý trong cuộc sống. Tình yêu quê hương đất nước, cội nguồn, tình cảm gia đình, tình bạn tri kỉ… được thể hiện bằng giọng điệu trữ tình đằm thắm, dịu dàng. Tình thương làm nên động lực sáng tạo thơ ca mạnh mẽ cho ông.

Cái hồn dân tộc được nhà thơ vận dụng sáng tạo, linh hoạt để miêu tả cảnh làng quê Việt Nam gần gũi, bình dị, thân yêu như mang hơi thở, tâm hồn

của mỗi người con đất Việt yêu thương. Ông gắn bó máu thịt với những con người ở làng quê mình. Đó là những người ông, người bà, người mẹ, những cô thôn nữ, những đứa trẻ tắm ao… Tất cả đều hiện lên thân thương, quen thuộc. Những hình ảnh đó được tiếp sức từ vẻ đẹp của thơ ca truyền thống, in đậm dấu ấn của thơ ca Việt Nam hiện đại, nhưng cũng mang những nét riêng trong điệu cảm xúc, tâm hồn của tác giả. Vốn gắn bó với mảnh đất quê hương, nhà thơ cất tiếng gọi làng với tiếng gọi da diết yêu thương:

Đã rằng xanh và sáng hơn

mà quê riêng vẫn đường trơn mưa phùn Mưa giăng xuống một ngày buồn

mộ làng phơi nỗi xót thương bên đồng (Thanh minhThơ Tuyển)

Những vần thơ viết về quê hương đất nước là những vần thơ lấy đi nhiều cảm xúc nhất của người đọc, bởi đó là tình cảm thiêng liêng, gắn bó sâu sắc với con người, phù hợp với đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với Đỗ Trọng Khơi, tình yêu quê hương biểu hiện ở việc ngợi ca cảnh sắc thiên nhiên và con người. Cả một làng quê rộng lớn và im lặng được Đỗ Trọng Khơi gọi làng trong bài thơ cùng tên như một thực thể sống, tiếng gọi da diết gợi niềm rung động đầy luyến tiếc làng xưa, cái mất cái còn: “…làng giờ khuất bóng tre xanh - Cây đa bến nước cũng thành ngày xưa - Nhớ ngây ngô, nhớ bơ vơ - Nhớ sao hương nắng sắc mưa năm nào…”. Làng đã hóa phố hết rồi ! Ông gọi làng như gọi người thân, tha thiết, đồng vọng, như muốn níu kéo lại nét cổ xưa của làng quê đang dần bị mai một: “Chiều nay ra đứng ven đường - Gọi làng! Vọng nỗi cố hương xa vời! - Tre xanh hồn của bao đời - Chợt về xanh ngắt hồn tôi, hồn làng”. Làng quê đi vào trong thơ văn từ bao đời nay và làm nên không ít những giá trị đặc sắc. Làng quê hiện lên trong thơ ca Việt luôn là những hình ảnh mộc mạc, giản dị, nghèo khó nhưng giàu truyền thống văn hóa. Nơi ấy con người gắn bó nghĩa tình với nhau, văn hóa làng thôn đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống xã hội Việt Nam:

Khi trăng lên lúc bên đình

tiếng bầu tiếng trúc gọi tình làng quê Rêu xanh dấu tích nhường kia

nón mê chân đất làng kề ngàn năm Gần thần thánh

lánh vua quan

cốt làng, hay cách trăng vàng ngời soi. (Tiếng làngThơ Tuyển)

Đỗ Trọng Khơi thường hay có xu hướng vọng cổ, hướng về quá khứ để lục tìm những cảm xúc, tình cảm trân trọng, đáng quý, nó gắn liền với những kỉ niệm đẹp, thiêng liêng của nhà thơ về lịch sử đất nước đau thương mà hào hùng của dân tộc, gắn liền với sự hi sinh anh dũng của người cha, với cội nguồn của gia đình như nhân ngày: “giỗ cha”, “giỗ ông”, “giỗ bà”, “ở nghĩa trang”… Bóng dáng của người Bà như một biểu tượng đi sâu vào kí ức và trở thành biểu tượng thiêng liêng trong lòng của nhà thơ:

Cháu muốn đưa tay ra xin

người ta về chợ. Lặng im ngõ nhà! Bà ơi, nhớ quá dáng bà,

sớm xưa buổi chợ hương quà còn thơm. (Bà ơiThơ Tuyển)

Giọng thơ nhẹ nhàng, đằm thắm còn được nhà thơ thể hiện ở tình bạn tri kỉ trong sự trân trọng, mến phục sâu sắc của nhà thơ. Dù trong hoàn cảnh tật nguyền, tách biệt với thế giới bên ngoài nhưng không vì thế mà Đỗ Trọng Khơi thiếu vắng đi những người bạn tri kỉ, đầy ân tình. Với lối sống chân thành, cảm xúc, nâng niu tình bạn, nhà thơ được đáp lại của sự chân tình của các nhà thơ, nhà phê bình như: Nguyễn Bùi Vợi, Chu Văn Sơn, Mai Văn Phấn… Đối với những người bạn của mình, nhà thơ luôn dõi mắt theo cuộc sống của họ. Khi nghe tin người bạn Lương Khánh Phụng vì bệnh phải nhập viện, Đỗ Trọng Khơi

đã cố nén cảm xúc thương cảm mà kết thành bài thơ chia sẻ vô cùng sâu sắc như một nguồn lực kịp thời tiếp thêm sức mạnh để người bạn vượt lên hoàn cảnh, đón nhận số phận tự nhiên như một lẽ thường tình của cuộc sống:

Kính tặng anh Lương Khánh Phụng

Tôi không ca ngợi nỗi cô đơn nhưng tôi tôn trọng nó nỗi cô đơn thật sự con người!

Tôi không ca ngợi nỗi bi thương nhưng tôi tôn trọng nó nỗi bi thương cũng thật sự con người!

(Viết ngày vào việnThơ Tuyển)

Viết về tình bạn tri kỉ, nhà thơ luôn thể hiền sự tin tưởng tuyệt đối trước tình bạn chân thành thắm thiết, nó vượt qua giới hạn của không gian, thời gian và hoàn cảnh để đến với nhau chân thành. Ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu lắng, không thiên về miêu tả cảm xúc nhưng vẫn gợi ra cả một chân trời cảm xúc lắng đọng, khiến người đọc như nhận thấy tình cảm của chính mình trong thơ:

Kính tặng anh Bế Kiến Quốc Ngày tôi ra đi

Tôi biết phía trước là đêm tối Các bạn lần lượt rồi cũng sẽ tới Cái ngày ra đi…

Gợi nhớ nguồn ánh sáng

Mà chúng ta không từ giã bao giờ!

(Bông hoa chưa nởThơ Tuyển)

Trong những vần thơ viết về tình bạn thiêng liêng thì hình ảnh người bạn Nguyễn Bùi Vợi đã để lại nhiều tình cảm và dư âm lắng đọng trong tâm hồn nhà thơ. Dường như họ sinh ra là để trở thành bạn của nhau như một một mối lương duyên có từ ngàn đời. Họ không chỉ cùng chung chí hướng, lí tưởng mà còn hiểu nhau sâu sắc cả những điều chưa cất thành lời… Họ trở thành hơi thở, cuộc

sống, hạnh phúc và máu thịt của nhau. Đây là bài thơ Đỗ Trọng Khơi viết tặng nhà thơ Bùi Vợi:

Trời đất bạn bè là thế đấy,

nếu không sao đi trọn bước đời! Đã bao lần tôi thốt lên như vậy bạn bè ơi, máu thịt của tôi ơi.

Cuộc sống trên mặt đất này nếu thiếu tôi thì chắc nắng vẫn tươi hoa vẫn nở

ơn cuộc sống đã dành tôi một chỗ và bên tôi có bạn đến chung ngồi. (Ơn cuộc sốngThơ Tuyển)

Trong dòng tâm trạng cảm xúc lay động hồn thơ, Đỗ Trọng Khơi luôn dành những vần thơ yêu thương nhất cho người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó và ngời sáng đức hi sinh. Trong lòng nhà thơ, người vợ như một ân huệ cao quý mà cuộc đời đã ban tặng cho ông. Viết về vợ, dường như nhà thơ không giấu được nỗi xúc động và niềm hạnh phúc toát lên từ thẳm sâu đáy lòng. Người vợ cao đẹp không chỉ là tri kỉ, là người tình trăm năm mà còn là nguồn cảm hứng sáng tác, cảm thức cuộc đời, là nguồn lực để nhà thơ lấy thêm niền tin, nghị lực sống. Vì vậy, nhà thơ viết nhiều về vợ với một cảm xúc làm lay động lòng người:

Trưa nay giấm ớt chua cay bát cơm đơm cả hai tay vợ mời thân này đến thế này thôi

mai kia… vai dựa vai trời mà đi. (Vợ ơiThơ Tuyển)

Đỗ Trọng Khơi dành tình cảm khá đặc biệt cho ba người phụ nữ làm thay đổi cuộc đời ông, tạo nên thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt, đầy chở che cưu mang, bao dung, độ lượng. Đó là vợ, mẹ và bà. Người cha mất sớm, gia đình khó khăn, bản thân tật nguyền thất học, nhưng thay vì suy nghĩ tiêu cực đeo bám, Đỗ Trong Khơi lại vượt lên một cách thần kì, luôn tin yêu cuộc sống, tìm thấy lí

tưởng cao đẹp, yêu đời, yêu người… Đó là nhờ sự hi sinh vô điều kiện của mẹ khi gánh vác luôn phần của cha. Trong mọi hoàn cảnh, bà luôn có mặt kịp thời để yêu thương. Từ tình cảm ngọt ngào thiêng liêng của mẹ, nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm khác trong cuộc sống. Là người có tâm hồn nhạy cảm, thi sỹ thấu hiểu tâm can và nỗi đau của mẹ. Người con hiếu thảo ấy đã soi tỏ hình ảnh mẹ qua lăng kính của thơ ca. Bài thơ Tình mẹ là một bài thơ sâu kín, nói được nỗi lòng của một người mẹ có người chồng đã đi chiến đấu mà vẫn một mực âm thầm hy vọng chờ đợi theo năm tháng không cùng của nỗi chờ mong: “Cái ngày máu thịt xẻ đôi - Tâm can hóa đá đợi người ra đi” (Tình mẹ).

Thật không quá khi cho rằng: trong lòng nhà thơ, người mẹ đã trở thành một tượng đài bất tử, linh thiêng, ăn sâu vào ý thức cũng như tiềm thức của nhà thơ với những tình cảm cao đẹp và đáng trân quý nhất. Mỗi khi viết về mẹ, như một lẽ tự nhiên của bao nhiêu cảm xúc thanh cao trong trẻo bỗng ùa về làm ngập tràn tâm hồn nhà thơ mà không có một mỹ từ nào có thể diễn tả hết cõi lòng ông. Qua hình ảnh người mẹ nhà thơ đã khắc họa nên nét đẹp truyền thống của tâm hồn mẹ Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam: “Từ đồng về, theo sau mẹ là muôn vàn hạt thóc. Những hạt thóc mang hình ngọn lửa. Mẹ, Người trồng lửa cho con đường lạnh lẽo đời mình. - Mồng Tám tháng Năm ở chiến trường cha tôi hy sinh, vào buổi ấy quê nhà mẹ tôi đang trên đồng gặt lúa. Những hạt thóc mang sự no đủ, mang hình ngọn lửa tiên cảm gì về sự đơn côi? - Mẹ tôi nay dáng đã buông chùng mệt mỏi như cánh đồng sau vụ gặt. Tóc mẹ bạc xoà trùm lợp bên tóc xanh cha, lên dằng dặc tuổi cháu con và chênh vênh bé bỏng căn nhà” (Ký ức

đinh mùiThơ Tuyển).

Lời thơ mộc mạc, ý tứ sâu lắng, hình ảnh người ông khuất núi nhưng vẫn hằn in trong kí ức của nhà thơ, thành kính về những người thân yêu đã khuất hiện hữu trong khói hương trầm nghi ngút yêu thương và bái vọng mà nhà thơ thắp lên trong những trang thơ của mình, thể hiện tình cảm cao quý với một miền kí ức xa xôi mà nhà thơ luôn nâng niu, gìn giữ.

đời thực của cuộc sống, xuất phát từ quan điểm luôn trân trọng những tình cảm cao quý trước cuộc đời của nhà thơ, đồng thời mang tính quy luật, triết lý sâu xa về đời người, phận người. Giọng điệu là kết quả của sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ nặng lòng với cuộc sống. Dù viết về người ông, người bà, hay người mẹ của mình, hoặc viết về bạn bè gần xa, hay về thiên nhiên cây cỏ, làng quê, về tình yêu lứa đôi, bao giờ giọng thơ Đỗ Trọng Khơi cũng da diết và chân thành, như đó là nhu cầu nội tại của tâm hồn ông.

Là một người nghệ sĩ chân chính, Đỗ Trọng Khơi không cho phép mình lặp lại lối mòn về nghệ thuật đã có. Ông không ngừng tìm tòi sáng tạo, làm mới về giọng điệu để tạo phong cách rất riêng. Đọc thơ Đỗ Trọng Khơi, người đọc cảm nhận giọng điệu chủ đạo chi phối hồn thơ là giọng buồn, chiêm nghiệm và đằm thắm, dịu dàng. Nắm bắt giọng điệu là chìa khóa để mở cánh cửa thơ, là phương

tiện để bước vào thế giới nghệ thuật, tư tưởng và tâm hồn của nhà thơ. Đỗ Trọng Khơi, cái tên không còn xa lạ gì với làng thơ Việt Nam nói

chung và người dân Thái Bình nói riêng. Đỗ Trọng Khơi “nhỏ nhoi trên chiếc xe lăn, tù túng ở chốn quê, quẩn quanh góc đời hẹp” (Chu Văn Sơn), tuy nhiên không vì thế mà ông bi luỵ. Kết quả để lại là những sáng tác của ông gây tiếng vang, tầm ảnh hưởng trên văn đàn và định hình được phong cách riêng không trộn lẫn. Đỗ Trọng Khơi thực sự đã thăng hoa về cảm xúc, sáng tạo về ngôn ngữ nghệ thuật, tinh tế trong việc lựa chọn không gian, thời gian mang tính hình ảnh và để lại một dấu ấn riêng đầy cá tính về giọng điệu. Đọc thơ ông ta bắt gặp bóng dáng của một nghệ sĩ chân chính, một nhà thơ có tư tưởng, một tác giả có sức sáng tạo nghệ thuật dồi dào.

Tiểu kết chƣơng 3

Những đặc điểm về ngôn ngữ nghệ thuật, không gian, thời gian nghệ thuật và giọng điệu nghệ thuật… đã làm nên phong cách nghệ thuật rất riêng, độc đáo và sáng tạo trong thơ Đỗ Trọng Khơi. Với sự nỗ lực sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi, nhà thơ đã chắt lọc thành công lớp ngôn từ đời sống để tạo nên những hình ảnh thơ có sức biểu đạt cao về cảm xúc. Giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, có sự kết tụ về tình cảm, cảm xúc đã mang đến cái nhìn mới lạ về cuộc sống và mang tính chiêm nghiệm sâu sắc. Nghiên cứu những đặc điểm riêng về thơ Đỗ Trọng Khơi là cách thức tiếp cận những tác phẩm của nhà thơ, góp phần khẳng định những đóng góp của tác giả trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam đương đại trên nhiều phương diện, đặc biệt là trên phương diện nghệ thuật.

KẾT LUẬN

1. Đỗ Trọng Khơi là nhà thơ đầy nghị lực, luôn đề cao vai trò trách nhiệm lớn lao của người cầm bút đối với cuộc đời, là người luôn khao khát sáng tạo nghệ thuật không biết mệt mỏi để dâng tặng cho đời những tác phẩm giàu giá trị nhận thức, thẩm mỹ và giáo dục. Thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Trọng Khơi rất phong phú, đa dạng. Nhà thơ đạt được thành công trên nhiều phương diện: nghệ thuật xây dựng hình ảnh giàu tính tạo hình; về cái tôi trữ tình, hình ảnh người tình, hình ảnh thế giới và sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, không gian thời gian nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật… tạo ra dấu ấn riêng mang đậm phong cách trữ tình suy tư sáng tạo, mang tính chiêm nghiệm triết lí sâu sắc, đáng trân trọng

2. Là người con của Thái Bình, Đỗ Trọng Khơi sinh ra ở làng quê nghèo gắn liền với sự nghèo khó mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa và vẻ đẹp bình dị, nên thơ… đã thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ và nuôi dưỡng cảm xúc thơ văn, giúp nhà thơ tìm đến với ánh sáng thơ ca để đứng lên, để khao khát về tình yêu, hạnh phúc. Cùng với đó, nỗi đau tật nguyền, thất học, mồ côi cha đã mang đến một số phận bất hạnh, thiệt thòi, bi thương. Nó vừa tạo ra thách thức không hề nhỏ trong cuộc sống đối với Đỗ Trọng Khơi nhưng cũng là cơ hội để hun đúc bản lĩnh kiên cường và khát vọng vượt lên hoàn cảnh, số phận một cách mãnh liệt của nhà thơ.

3. Dấu ấn quê hương và nỗi đau bệnh tật hội tụ thành nhãn quan triết mỹ chi phối thế giới nghệ thuật thơ đặc sắc và ấn tượng của Đỗ Trọng Khơi. Thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Trọng Khơi được thể hiện trước hết ở quan niệm nghệ thuật. Ông có một cái nhìn mới lạ về thơ và nhà thơ. Quan niệm nghệ thuật vừa mang năng lực sản sinh ra thế giới hình ảnh, vừa đóng vai trò điểm quy tụ. Thế giới hình ảnh phong phú trong thơ Đỗ Trọng Khơi là nhân tố kiến trúc tổng thể chi phối ba hệ thống hình ảnh cơ bản là: Cái tôi - Người tình - Thế giới. Đi từ cái

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 109 - 122)