Người tình hạnh phúc và yêu thương

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 48 - 53)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Người tình hạnh phúc và yêu thương

Hình ảnh người tình như nguồn nước vô tận chảy về các ngả đem lại sự sống cho tầm hồn thơ. Trong muôn vàn ngã rẽ, Đỗ Trọng Khơi đón nhận tình yêu như một đề tài muôn thuở, là khát vọng không ngừng mà người nghệ sĩ luôn luôn thể hiện. Tình yêu là nơi bắt đầu của mọi thứ tình cảm thiêng liêng trong mối quan hệ giữa con người với con người. Tình yêu là phương tiện thể hiện rõ nhất tính nhân loại của con người.Nhân gian này, cuộc đời này sẽ không trừ một ai nó sẽ cột chặt sợi tơ hồng do ông tơ bà nguyệt cột vào, nó sẽ được vị thần tình yêu tinh nghịch bắn những mũi tên tình loạn xạ làm cho cuộc sống này nhộn nhịp, háo hức và táo bạo đi tìm nửa kia, đi tìm hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Trước khi hình ảnh người tình xuất hiện, nhà thơ luôn cảm thấy cuộc đời mình chỉ là một thoáng mỏng manh của nắng, của dáng heo may, để rồi thất thần, hoảng hốt, thất thanh làm xáo trộn không gian này. Tiết trời se lạnh cộng với men cuồng của rượu tạo nên bức tranh thật buồn, từ ngữ đủ lạnh song soi rọi vào hồn ông quả thực lạnh hơn “bóng em đâu đấy thật dày xót thương”. Đỗ Trọng Khơi dường như trách mình, trách cái số phận đã sinh ra một hình hài không trọn vẹn để rồi ông tự ém mình trong nỗi day dứt khó tả. Cái chuyện riêng của ông là nỗi đau của những người đồng cảnh ngộ, nỗi đau của mối tình đơn

phương mơ về “dáng kiều thơm” không tên không tuổi. Đã nhiều lúc ông tuyệt vọng, thầm trách cuộc đời bất công và thu mình lại trong chốn nhỏ gia đình, thu hẹp nỗi niềm riêng tư của mình và cất nó cho riêng mình mà thôi:

Kẻ chưa vợ, người chưa chồng Nông sâu đáy bể nguồn sông ai dò? Trời làm bến, đất làm đò

Chuyến đò – Trái Đất riêng lo vắng người Ngã ba ngã bảy đường trời

Riêng lo ngày nọ.... người thôi một mình. (Chuyện riêng - Ở thế gian)

Đỗ Trọng Khơi sử dụng hình ảnh bến và đò ẩn hiện trong Trời và Đất, cái chuyến đò đó trước Trái Đất riêng lo vắng người. Nghịch cảnh đặt ra trong tâm tưởng chúng ta, hình ảnh đó còn xuất hiện trong ca dao: “Thuyền về có nhớ bến chăng - Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Chủ thể trong ca dao là sự thể hiện lòng thuỷ chung son sắt. Dường như Đỗ Trọng Khơi cũng hoá thân in vào đó, mượn hình ảnh đó để trải dài nỗi lòng song bến đò của ông không như chủ thể trong ca dao có đối tượng để chờ đợi mà bến đò của ông là một trường kiếp cô đơn. Ông sợ không có hình bóng hay đúng hơn không có một người nào đó đặt chân lên. Giữa chốn dương gian này có biết bao người qua lại chẳng lẽ không có ai chững lại để đồng cảm, để sống với tâm tư cùng người chăng. Ông sợ, sợ lắm, sợ khi màn đêm buông xuống, sợ khi tuổi xuân đương tàn thì mình cô đơn, cô quạnh... Bởi lẽ trên nền cảnh trời đã làm bến đất làm đò song buồn lo vì vắng bóng khách, nổi buồn mênh mang choáng ngợp tâm hồn. Song tác giả cũng mong rằng giữa chốn biển người sâu rộng bao la này thì mình rồi cũng sẽ hết cô đơn và sẽ gặp được người đồng cảm số phận với ông, dành trọn tình yêu cho ông và sống cùng ông trên chặng đường còn lại đó.

Bỗng một ngày người tình xuất hiện như một nàng thơ bước ra từ thế giới của câu chuyện cổ tích, đẹp như thủơ hồng hoang, gây xúc cảm mãnh liệt và hạnh phúc vỡ òa. Đối với Đỗ Trọng Khơi, người vợ không chỉ là người chung

chăn sẻ gối, tay ấp vai kề, sẻ chia cuộc sống… mà còn còn là niềm hạnh phúc mong đợi, khát vọng cháy bỏng, là người mang lại cảm giác an lành như thủa còn trong bào thai mẹ, là cơn gió đông ấm áp xua tan đi sự cô đơn băng giá bao phủ trái tim ông, khiến nhà thơ cảm nhận thật thấm thía mật ngọt của hạnh phúc, trái chín của tình yêu, giấc lành của mộng ước và chất thơ của cuộc đời. Để giúp nhà thơ chợt nhận ra những điều trân quý trong cuộc sống này:

Ai cùng ta một nòi tình

tấm thân mỏng chở điều linh sang ngày giấc lành như thuở bào thai,

mẹ ta nâng một đỡ hai dịu dàng Thôn làng - kia, chốn Địa đàng ai chờ ai đợi ta sang Con Người.

(Giấc bào thai - Ở thế gian)

Với Đỗ Trọng Khơi, ông không chỉ xem vợ là nguồn cảm hứng mà còn là đề tài sáng tác lớn trong thơ. Trong sâu thẳm tâm hồn cảm xúc của nhà thơ, người tình đã có sự cảm thông, chia sẻ và hóa thân thành nhiều hình ảnh thơ mộng trữ tình âm thầm nâng đỡ hồn thơ chắp cánh bay cao theo những hình ảnh nghệ thuật thơ:

Nhẹ là bóng, ảo là trăng

đêm nay có một vĩnh hằng bên tôi (Đêm nayỞ thế gian).

Có khi lại tồn tại độc lập với ánh trăng để tự soi chiếu cho nhau nhằm ánh lên vẻ đẹp lung linh kì ảo đến mức không thể phân biệt được đâu là ánh trăng của tự nhiên và đâu là ánh trăng thuộc về người tình, cứ thế trăng và người tạo nên sự khắc khoải đa cảm trong lòng của nhà thơ:

Giường một chiếc, gối một đôi trăng in một nửa, bóng ngồi một bên (Đêm nayỞ thế gian).

của Nguyễn Du: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi - Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”. Tuy nhiên ánh trăng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du gợi lên sự chia li xa cách còn ánh trăng trong thơ Đỗ Trọng Khơi lại mang vẻ đẹp trầm mặc lặng thầm cảm thông và chia sẻ của ngưởi tình mà nhà thơ vô cùng trân trọng, yêu thương.

Hình ảnh người tình có vị trí quan trọng như thế nào trong hồn thơ? Có lẽ chỉ có ông mới là người hiểu rõ nhất. Vì thế mà người tình không chỉ tồn tại trong đời thực mà còn đi cả vào trong giấc mơ của nhà thơ và mang trong mình đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ, sẵn sàng vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng, vật chất xa hoa… Nguyện lấy tấm chân tình của mình để bù đắp sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn của nhà thơ:

Ta quê ở xứ chiêm bao

từ lâu đã chẳng thể nào xa quê trúc vàng giữ giọng Trương Chi

chén vàng chưa vỡ câu thề Mỵ Nương.

(Ta quê ở xứ chiêm baoỞ thế gian).

Hình ảnh người tình có khi lại hiện lên như một chiêc bóng âm thầm chia sẻ và trở thành bến bờ để tâm hồn nhà thơ neo đậu với những cảm xúc hạnh phúc yêu thương. Từ bóng của người tình nhà thơ như soi thấy mình trong đó, thật kì diệu nhà thơ nhận ra họ không chỉ là một đôi uyên ương còn là tri kỉ của nhau, quyện vào nhau thành một. Cái hay của ý thơ là nhà thơ đã mượn cõi ảo để nói về tình cảm thiệt, rồi thật mà đẹp như mơ khiến hồn thơ bay bổng mường tượng, đắm chìm trong tình yêu hạnh phúc. Nhà thơ đã bày tỏ về thái độ yêu thương trân trọng vợ như hình và bóng:

Đêm qua bóng ngả đầy người

người thì xoá bóng về nơi tuyệt cùng đêm qua bỏ vợ vào chồng

chồng là bóng biển bóng sông bóng mình. (Bóng-Ở thế gian)

Hình ảnh người tình không chỉ là hạnh phúc, là cảm hứng sáng tác, là cảm thức cuộc đời… mà còn đi vào nỗi nhớ như một quy luật tất yếu của tình yêu. Đỗ Trọng Khơi cũng không ít lần bộc lộ nỗi nhớ da diết của mình một cách táo bạo, mãnh liệt và chân thành nồng thắm:

Muốn trèo lên nắng mà đi

muốn đu lên gió mà về với nhau nhớ người của chốn lòng sâu

trời thì thẳm đến phai màu ngây thơ thời gian vời vợi ngút bờ

neo ta lại giữa ngẩn ngơ cuộc đời cay không tận, mặn không vơi

níu thì chẳng thấu, ôm thời chẳng cam... Tình yêu đượm chất nhựa vàng

nhớ thương châm lửa đốt tàn tâm tư... (Nhớ thương - Ở thế gian)

Đọc bài thơ người đọc cảm thức thật sâu sắc về cái da diết về nỗi nhớ của ca dao: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ - Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”, lại vừa mang cái mạnh mẽ táo bạo trong thơ của Xuân Diệu: “Tôi muốn tắt nắng đi - Cho màu đừng nhạt mất - Tôi muốn buộc gió lại - cho hương đừng bay đi” (Vội vàng). Với Đỗ Trọng Khơi, tình yêu, nỗi nhớ như là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm hồn, nó chất chứa biết bao cảm xúc dạt dào làm xúc cảm hồn thơ bay bổng, yêu thương và hạnh phúc.

Đỗ Trọng Khơi viết nhiều về người tình và ông đã để lại không ít bài rất hay về người vợ quý của mình. Bởi lẽ trong tâm trí ông luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Tình yêu trong thơ Đỗ Trọng Khơi cũng thật là da diết. Điều này được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm của ông, như: Với hương hoa ngày xuân, Anh xin được nói lời thương, Phố chiều thu… Những bài thơ tình yêu của Đỗ Trọng Khơi là ý muốn cháy bỏng, là khát khao được sống, được yêu thi sỹ đã từng thốt lên lời tỏ tình mãnh liệt: “Anh xin được nói lời thương - Rồi

sau đây nhận tủi buồn cũng cam - Đã nên nên ngọc lên vàng - Bằng không mà cháy thành than cũng đành” (Anh xin được nói lời thương).

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)