Ngôn ngữ đậm chất thiền

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 82 - 89)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Ngôn ngữ đậm chất thiền

“Thiền là phương pháp tự tĩnh, tự giác, tự ngộ, tự chứng” [23]. Thơ lại là tiếng nói của tâm hồn cảm xúc được bộc lộ qua ngôn ngữ nghệ thuật và hình thức… Bằng cách kết hợp khéo léo người nghệ sĩ đã đưa ngôn ngữ thiền vào thơ hết sức sáng tạo và đạt được giá trị nghệ thuật cao, như cách nói của Thích Hạnh Tuệ: “Thiền như cơn gió nhẹ thổi vào vườn hoa thơ, làm cho những cánh hoa thơ ánh lên muôn hồng nghìn tía. Ở đây, các thiền sư - thi sĩ đã hoà chất Thiền với chất thơ vào làm một, để tạo nên chất bay bổng, phiêu diêu, lãng đãng, dạt dào cảm hứng, thấm đẫm ý vị sâu lắng, chẳng khác nào như ngàn hoa đang lung linh khoe sắc rực rỡ, toả hương ngào ngạt, nhờ gió thụ phấn, để tạo hạt, rồi trong tương lai không xa, hạt thành cây và lại tiếp tục trổ chồi đơm hoa. Ở Trung Hoa, các ông Hàn Câu, Lữ Bổn Trung là những người đã đem phương pháp tham

Thiền để giảng dạy cho người học làm thơ. Họ còn làm ra bốn bài thơ chỉ rõ mục đích tham Thiền học thơ. Hãy đọc một trong những bài thơ ấy” [24].

Ngôn ngữ Thiền trong thơ là ngôn ngữ nghệ thuật “lấy tâm hội tâm, không thông qua tư duy lôgic lý tính. Cách nói nghịch lý khác thường, phi lô gíc, không thể thấy được trong cuộc sống” [11]. Ngôn ngữ Thiền trong thơ là vô ngôn: “Để biểu lộ, hiển bày chân tâm trong sáng, u huyền, tịch diệu, không màu không mùi, không hình không dáng, không vuông không tròn, hoặc diễn tả trạng huống giác ngộ, bừng vỡ chân lý, giây phút thăng hoa trí tuệ không gì hơn là vô ngôn. cùng với Thiền ngữ (siêu ngôn ngữ), vô ngôn sẽ bổ túc thêm cho sự bất toàn, bất cập của ngôn ngữ. Ngôn ngữ dù được sử dụng tuyệt vời đến đâu cũng mang một ý nghĩa giới hạn nhất định, vô ngôn đưa nó đến cõi vô hạn” [24]. “Vô ngôn” là im lặng, lìa xa ngôn ngữ, văn tự và trở thành một thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của văn học phương Đông, gắn liền với Phật giáo. Ngôn ngữ thiền đạt đến đỉnh cao của hàm súc và có khả năng gợi trường liên tưởng sâu sắc về cuộc sống, vạn vật,.. Chất thiền đã đi vào thơ hết sức tự nhiên và ấn tượng đã làm cho thơ ca vốn dĩ đã rực rỡ sắc hoa lại càng trở nên cuốn hút. Nói cách khác ngôn ngữ thiền lại càng làm cho thơ ca có chiều sâu suy tưởng và hấp dẫn hơn.

Sự ảnh hưởng của đạo thiền trong thơ Đỗ Trọng Khơi là điều dễ nhận thấy, ngôn ngữ thiền được tạo nên từ sự liên tưởng tương đồng kiểu ẩn dụ, hoán dụ, mỗi chi tiết nghệ thuật hiện lên trong thơ Đỗ Trọng Khơi đều có khả nặng tạo nên sức gợi hình gợi cảm sâu sắc mang trong nó ý nghĩa biểu trưng sâu rộng, có tính triết lý nhân sinh sâu sắc về cuộc sống, con người. Tâm hồn nhạy cảm, cách nhìn sự việc, vạn vật trong mối tương quan đa chiều cùng với số phận bất hạnh đã khiến ngôn ngữ thiền đi vào thơ của Đỗ Trọng Khơi một cách tự nhiên và sâu lắng tạo nên những cặp quan hệ từ mang tính đối lập như Được - mất; Hư - thực; Tĩnh - động… thường xuyên xuất hiện trong thơ tạo nên những suy nghiệm sâu sắc về đời sống. Đỗ Trọng Khơi xem thơ như cuộc đời - những gì tồn tại như một thực thể vốn có chỉ thoáng qua và nhẹ bẫng chỉ có riêng vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn, chiều sâu của thơ ca là đáng được trân trọng nâng niu:

Thân nhẹ làm bóng Tình nặng làm núi Rỗng không như Lời

(ThơThơ Tuyển)

Hay như khi con người thức tỉnh được những điều được – mất, hư – tĩnh thì mới cảm thức sâu sắc hết giá trị của cuộc đời, nhẹ bẫng như một nàng thơ chắp cánh cho tâm hồn bay bổng và hạnh phúc:

Bao giờ người chất được hư, tĩnh... thành non cao thơ sẽ về ươm hạt

trồng xanh vùng chiêm bao. (Đề từThơ Tuyển)

Nếu như thế giới tồn tại trong không gian, thời gian thực tại, thì thế giới nghệ thuật chỉ có thể tồn tại trong thời gian và không gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật trong thơ không chỉ là quan niệm của tác giả về thời gian, mà còn là hình ảnh thời gian sinh động, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian như là hình thức nghệ thuật phản ánh hiện thực, lý giải con người. Thời gian luân hồi tuần hoàn theo chu kỳ được Đỗ Trọng Khơi vận dụng còn thể hiện quy luật vận động, quy luật sinh trưởng của vạn vật luôn hướng ra ánh sáng vượt lên sự nghiệt ngã bằng cả niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng:

Nửa đêm hoa nở đầy một bầu không sáng dậy hoa rụng đầy ban mai hồng.

(Thơ Tuyển)

- Lão - Bệnh - Tử (sinh, già, bệnh, chết). Trong thi ca, nhà thơ đã chấp nhận quy luật nghiệt ngã của con người và thể hiện nó bằng hình ảnh thơ mang đậm tính triết lí nhân sinh. Ở đây ta thấy có sự bắt gặp giữa Đỗ Trọng Khơi và Mãn Giác Thiền sư trong Cáo tật thị chúng. Khi vạn vật đang lui vào bóng tối, chìm vào sự lãng quên thì những bông quỳnh sinh nở mạnh mẽ nhất. Khi vạn vật bắt đầu một ngày mới cũng là lúc hương quỳnh tàn lụi. Việc tối nở sớm tàn của hoa quỳnh mang tính quy luật của tự nhiên nhưng dưới góc nhìn của nhà thơ nó lại thể hiện cái lạc quan của nhà thơ: Trước sự lụi tàn của sự vật lại mở ra sự sinh sôi của vạn vật. Thời gian trong thơ Thiền là thời gian hiện tại, không hoài cổ như thường thấy trong thơ Đường. Thời gian tĩnh giác trong phút giây hiện tại, không hoài niệm quá khứ, không mơ mộng tương lai. Đặc biệt, mùa thu và ban đêm thường được các thi nhân chọn làm hình ảnh thời gian. Có lẽ cái không gian trong trẻo, tĩnh mịch của ban đêm vào mùa thu là thời khắc của sự hoà điệu giữa con người và vũ trụ, và là thời điểm thích hợp nhất để biểu hiện cái chân tâm Phật tính, cũng là lúc thuận lợi nhất cho sự bừng vỡ giác ngộ. Con người đứng trước không gian trong lặng của đất trời, muôn vạn phiền não vô minh như được rũ sạch, chẳng khác nào như mây đen nhờ gió cuốn đi để

lại mặt trời trong sáng thuần khiết và vô biên.

“Không gian trong thơ Thiền trước hết là không gian trong tính bản thể của nó. Không gian cũng là một pháp, bản thể của nó không khác gì với bản thể của vũ trụ, trong đó có con người” [24]. Như vậy con người chỉ là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ rộng lớn của thiên nhiên, nhưng với Đỗ Trọng Khơi lại khác: ông đã cảm nhận không gian vũ trụ rộng lớn bằng chính không gian trong tâm hồn mình. Vận dụng ngôn ngữ thiền trong sáng tác thơ văn nhưng Đỗ Trọng Khơi luôn mang lại sự mới mẻ, thú vị đến bất ngờ cho người đọc. Thơ ông thiên về cái tĩnh lặng, chiêm nghiệm và mang đậm sự sáng tạo riêng về phong cách sáng tác. Đọc thơ ông, cả một miền tâm tưởng được gợi lên trong cách biểu hiện nhân sinh quan và những tình cảm thiêng liêng cao đẹp của một con người thấu hiểu sự đời. Vì vậy đón nhận thơ ông không chỉ bằng mắt mà còn trộn lẫn cảm xúc và

cả sự chiêm nghiệm về thế giới quan. Đúng như lời tâm sự, giải bày của nhà thơ: “Những ai hiểu một chút thôi về giáo lý nhà Phật đều biết đến hai chữ “sắc- không” ta gọi là “sắc sắc không không”. Thế thì cái chữ “không” nó quán xuyến toàn bộ cái tinh thần thơ ca của tôi. Cái chữ “không” ở đây không phải hiểu theo nghĩa thông thường nghĩa là nó không phải là cái gì cả, một cái không hư vô triệt để. Mà cái không ở đây có thể tính đếm được. Nó giống như cái căn phòng này, cái khoảng không ở đây là cái khoảng không ta sử dụng được. Cái khoảng không này càng rộng bao nhiêu thì khả năng sử dụng càng lớn bấy nhiêu. Và cái quán xuyến cho thơ của tôi là đều trong chữ “không” ấy. Một cái không rất có thể tính. Vì vậy mà chất liệu đời sống vẫn cứ có được ở trong ấy” [36]:

Sớm nghe một giọng chim lành

nguôi ngoai bao nỗi mong manh phận người. Gặp làn mấy trắng rong chơi

như ai ru lại ta thời ấu thơ Ngợ hư vinh cãi phù du

trong binh boong tiếng chuông chùa thu không. (Ngợ hư vinh cãi phù duThơ Tuyển)

Tác giả miêu tả về âm thanh của tiếng chim hót trong lành mà chất chứa cả cõi lòng tâm trạng trước kiếp người mong manh. Nhìn làn mây trắng trôi như mở ra khoảng không gian sâu lắng thăm thẳm và thời gian ngây thơ trong trẻo của trẻ thơ. Đặc biệt là từ “không” trong câu thơ cuối nó như phủ định tất cả để mở ra cả một khoảng không rộng lớn trong tâm hồn, tạo sự bình an sâu lắng. Chữ “không” được sử dụng thật tài tình và tinh tế trong sự đối lập với đất trời và lòng sâu. Gợi ra những gì sâu thẳm và rộng lớn nhất lại được kết tụ ở chính cái ngây thơ của con người, không vướng bận sống hồn nhiên như tuổi trẻ mới là quy luật sâu sắc nhất mà ý thơ đã gợi ra. Đọc ý thơ như mở cả một chân trời của sự sống, mang hơi hướng của nhà Phật, khiến người đọc ngộ ra nhiều điều trân quý.

chiêm nghiệm về cõi nhân sinh. Trong cõi vô thường ấy con người chỉ như lữ khách trú ẩn nương nhờ chốn dương gian, để dẫn dắt nhà thơ “đi” trong cõi đời này. Nhà thơ đã tìm thấy trong thơ (Ngôn ngữ thiền) một chốn dung thân màu nhiệm để ông vượt lên khó khăn, số phận, vượt qua cái dân dã, quen thuộc để làm mới mình từ cái tĩnh tâm của đạo thiền, Quan điểm sáng tác này theo ông từ khi bắt đầu cầm bút đến bây giờ. Và nó đã làm nên một Đỗ Trọng Khơi tài hoa có bản sắc riêng, hiện đại đấy mà cũng đậm đà phong vị truyền thống mang lại cho con người tính triết lý nhân sinh sâu sắc:

Đi lụi ngày tàn tháng…

khát vọng vô cùng nghẹn dòng hữu hạn (!) trước thăm thẳm trước sau khuất khuất sau Nhìn lại

chân cỏ chân trời xanh lấp nhau! (ĐiThơ Tuyển)

Tính chất ngắn ngủi đầy biến thiên của một kiếp người, đã được nhà thơ đã ý thức sâu sắc “Đời là cõi tạm”. Cuộc đời tưởng dài “Trăm năm trong cõi người ta” (Truyện Kiều – Nguyễn Du), vậy mà chỉ thoáng qua. Nhưng không vì thế ông buông xuôi phó mặc mà trái lại, Đỗ Trọng Khơi biết cách vượt lên thức nhận được cái nhỏ nhoi, cái cô đơn mỏng manh của phận người để hướng tới giá trị cao đẹp của cuộc sống, nhận ra những quy luật tuy nghiệt ngã của tự nhiên để soi bản ngã vào sẽ nhận ra điều mà con người đáng trân quý nhất. Đỗ Trọng Khơi quả thực đã nhận ra điều đáng trân quý của cuộc sống của ông khi nhận ra hạnh phúc đến với con người khi ta biết lắng lòng mình lại trong một khoảng không sâu thẳm mang tính tâm linh:

Hoàng hôn xuống da diết lá vàng lên mênh mông

ngoài năm ngón tay nhỏ là vô cùng, hư không!

(Vô viThơ Tuyển)

Do hoàn cảnh sống ít có điều kiện đi đây đó để trải nghiệm cuộc sống nên thơ ông thiên về chiêm nghiệm hơn là trải nghiệm. Đó là lựa chọn của một sở thích cũng là lựa chọn của một số phận. Chiêm nghiệm bằng thơ chính là cách thể sống của ông. Thi sỹ thường bày tỏ những suy tư về bản thể, về tạo vật, về cõi người: “Men dòng nhật nguyệt ta đi/ bao nhiêu sắc sắc đã về không không”. Những suy tư ấy đã gặp ở những bậc tiền bối đi trước như Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Duy….nhưng ông vẫn khẳng định được bản sắc riêng nhờ những chiêm nghiệm từ cảnh mình. Câu chữ trong thơ ông vẫn có được điệu hồn riêng: “Sầu châm đôi ngọn trăng tà/ nửa bên giường lạnh, nửa sa sông ngòi”. Chu Văn Sơn đã từng viết trong Tựa cho tập thơ Gặp người ở ngõ thế gian: “Đọc Khơi, thấy tâm hồn anh ngậm ngùi mà tâm trí anh bình thản, giường như đó chính là điệu hồn của Khơi: Mai kia bóng rụng hình rơi - sống vào cõi chết nhẹ rời bước đi, Một mai cát bụi về trời - nước non ai gặp bóng tôi

cất giùm… Thế nên, trong cõi chữ bao la ấy, người ta vẫn thấy một bóng hình

riêng của thi sỹ và cũng sẽ cất giùm bóng hình ấy. Giọng điệu ngậm ngùi ấy là sự ngậm ngùi thân phận, là cảm xúc tình cảm dâng trào trong thơ ông. Còn tâm trí bình thản là do ông nhận thức rất rõ về thân phận và chấp nhận nó. Điều đáng quý về mặt nhận thức giúp ông có được tâm thế sống an nhiên, bình thản. Đó không chỉ là một thái độ sống. một cách sống mà còn cao hơn đó là triết lý sống trong thơ Đỗ Trọng Khơi” [8, tr.6] .

Vốn là người say mê Kinh Dịch, nhà thơ có lúc thích thú phơi bày sự uyên bác của mình. Trong bài Theo lối người xưa ông dùng tám chữ là tượng của tám quái trong Kinh Dịch: Càn (Trời), Khôn (đất), Ly (lửa), Khảm (nước), Phong (gió), Cấn (núi), Chấn (sấm), Đoài (đầm) để nói tới cái điều sắc sắc không không, một triết lý về phận người trong thế gian trở đi trở lại trong thơ ông. M.Gorki đã từng viết “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [7, tr.66]. Với

Đỗ Trọng Khơi, ngôn ngữ còn là đời sống tâm hồn, là phương tiện để thể hiện chí hướng, ước mơ khát vọng đồng thời cũng là yếu tố để nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc đời, vượt lên số phận, thêm tin yêu hơn về những giá trị mà thế gian đã ban tặng cho con người. Ngôn ngữ Thiền vì thế mà để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ ông một cách rất riêng mang phong cách sáng tạo độc đáo của của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)