Thế giới của tương giao, tương ứng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 59 - 65)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thế giới của tương giao, tương ứng

Lê Ngọc Trà nhận định: Văn học là phương tiện quan trọng nhất giúp con người trở thành con người vì nó mở ra những bí mật của con người giúp con người hiểu thêm về chính mình” [ 14, tr.96]. Nghĩa là tác phẩm văn học là phương tiện để nhà văn đặt cái tôi cá nhân trong mối quan hệ tương giao, tương ứng với thế giới khách quan để hiểu thêm về con người và chính mình. Trong thế giới nghệ thuật thơ của Đỗ Trọng Khơi có sự tương giao khá rõ giữa tâm hồn nhà thơ với mảnh đất quê hương Thái Bình và cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa ở quê hương yêu dấu của nhà thơ. Mảnh đất nghèo khó nơi ông sinh ra đã trở thành máu thịt của nhà thơ, như cách nói của Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê

hương: “Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi - Quê hương

nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành người”. Như một quy luật của đời sống tình cảm của mỗi con người, hai tiếng “quê hương” luôn hiện lên vô cùng thiêng liêng và ẩn chứa cảm xúc dạt dào, tạo thành một mạch nguồn cảm xúc vô tận chảy trong tâm hồn của mỗi con người. Đứng trước quê hương, con người

như được cảm hoá, được thanh lọc, được trở về với vòng tay yêu thương của mẹ và trở thành điểm tựa bình yên. Quê hương Thái Bình của Đỗ Trọng Khơi là một vùng quê mang vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mĩ, hiền hòa trữ tình, lãng mạn với những đám cỏ phiêu diêu và những hương thơm đồng nội kèm theo đó là những con người bình dân giản dị. Sự khắc khổ, trầm lao của người làng quê biết chịu đựng biết trải qua những mệt nhọc để rồi … tạo ra sự đồng điệu sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ. Tình và nhạc, ảnh và hình, thực và mộng, hoà quyện vào nhau tạo nên sức sống vĩnh cửu của lời thơ. Thiên nhiên hiện lên là cái tình quê được cảm nhận khá tinh tế của một hồn thơ giàu lòng yêu quê hương đất nước.

Quê hương hiện lên trong thơ Đỗ Trọng Khơi là chốn bình yên, mộc mạc, gắn liền với những kỉ niệm của tuổi thơ hồn nhiên đùa nghịch cùng bạn trẻ, hay là những buổi chiều của đôi lứa hò hẹn… Không gian yêu thương đó qua con mắt và tâm cảm của thi nhân làm nên điều tinh tế và mang một cảm xúc mong manh khó tả. Quê hương hiện lên đa thanh đa sắc, con người hiện lên đa tình, đa cảm tạo nên sự tương giao hài hòa đến tuyệt diệu như bản hòa tấu về khúc nhạc tình quê say đắm lòng người, khiến chúng ta ngỡ ngàng, cảm xúc rung bật thốt lên tự nhiên và chân thành, như chính tâm hồn của nhà thơ vậy:

Chiều vàng, chiều tím, chiều xanh

Đẹp sao đẹp tận mong manh thế này

(Khi tình quá một gang tay - Ở thế gian)

Mối giao hòa của hồn thơ Đỗ Trọng Khơi với mảnh đất quê hương Thái Bình còn được gửi gắm vào cảnh vật đơn sơ như bông cỏ may, hoa đào, hoa may, bùn sen... để nói lên sự gần gũi với thiên nhiên, gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu hồn nhiên, vô ưu vô lo:

Xưa giờ đã thật thà xưa

làng xưa xưa tận dấu thơ ấu rồi già ư? kệ tuổi làng thôi,

thõng tay xuống túi bỏ trời vào trong.

Trong mối tương giao tương ứng đến tuyệt diệu với vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nhà thơ Đỗ Trọng Khơi đã mở rộng lòng mình ra để đón nhận với tất cả các giác quan của mình. Trong một đêm trăng yên tĩnh, sâu lắng và hoang sơ tạo nên cảnh sắc thiên nhiên lung linh huyền ảo. Hình ảnh lá rụng ánh trăng làm chốn non nước mềm hẳn đi làm cho hình ảnh ánh trăng vốn dĩ đã đẹp lại càng trở nên lung linh huyền ảo như một người tình trong mộng bước ra. Vẻ đẹp ảo diệu, tinh tế của bức tranh thiên nhiên càng trở nên sâu lắng hơn với nghệ thuật lấy động tả tĩnh của nhà thơ. Tác giả đang thưởng thức cái đẹp bằng tất cả những niềm đam mê cao độ của mình. Quả thực, cảnh sắc thiên nhiên và tác giả có sự ăn khớp, đồng điệu với nhau rất lớn. Từ cảnh sắc thiên nhiên, Đỗ Trọng Khơi đã vẽ ra linh hồn mình, ẩn vào đó những tâm sự miên man, những giải bày tâm trạng không lý giải nổi. Thiên nhiên có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Nó tô điểm cho cuộc đời này bằng vẻ đẹp vốn có của mình và cũng chính trong thiên nhiên mới tỏ rõ được tính cách của con người. Khám phá thiên nhiên cũng là từng bước đi vào thế giới nội tâm của con người. Thế giới thiên nhiên cũng có chiều rộng, chiều sâu và cả khoảng lặng vô định:

Biết đâu lối cổng mà ra

đầu này cuối ấy căn nhà thế gian Kia kia, quá đỗi kinh hoàng mây đang thế nọ lại đang thế này Bời bời dọc dải đông tây

mây về in lại dấu ngày bé con.

(Theo đám may chiều Gặp ngƣờiở ngõ thế gian) Sinh ra tại mảnh đất nghèo tỉnh Thái Bình, thi sỹ rất hiểu và yêu vẻ đẹp hiền lành, bình dị, chất phác của con người quê hương đã từng sống và gắn bó với ông. Sau này ra phố, ông càng nhớ quay quắt làng quê. Ông tiếc nhớ và khao khát giữ lại những nét xưa của cái làng Trần Xá, nơi lưu giữ những kỷ niệm cuộc đời ông. Ông nhắc nhủ người dân quê dù có trải qua sự biến thiên dâu bể, qua những thăng trầm của thời gian thì người quê vẫn phải giữ lấy lề thói đất quê:

Chênh chênh chiều đổ ngẩn ngơ mây bàng hoàng rũ, ánh mờ mờ tan khói dâng suốt dải không gian

con chim bỏ lửng tiếng vang, rợn trời!

(Với thời gian Con chim thiêng vẫn bay) Hình ảnh thế giới tương giao còn được thể hiện ở phong tục tập quán như một nét sinh hoạt văn hóa, những nghi lễ trong những ngày lễ tết, hội hè, những nhịp điệu đời sống văn hóa làng được mô phỏng qua những làn điệu ca dao, dân ca, đồng dao, những hình thức vui chơi giải trí của dân làng, của con trẻ… Những hình thức dân gian này vốn đã được xây dựng nên những nghi thức, nghi lễ giàu bản sắc văn hóa rất riêng biệt, và nó đã thấm đẫm vào tâm hồn. Nhà thơ đã “mượn” được cái hồn vía, cái nhịp điệu sống, phương thức sống này để xây dựng nên thế giới nghệ thuật cho thơ mình. Thế giới của con người Việt mang đậm màu sắc tâm linh. Trong thơ Đỗ Trọng Khơi, người ta thấy hiển hiện lên một khung cảnh làng quê với những người thân yêu như ông bà, cha mẹ, những người nông dân, người thôn nữ, ánh trăng, đồng lúa, dòng sông, mùa thu… những con người, cảnh vật đã từng gắn bó mật thiết với cuộc đời của ông và được ông chưng cất bằng máu, bằng nước mắt, bằng khát vọng sống mãnh liệt để thành thơ rồi thơ lại làm dịu bớt đi nỗi đau, đem thăng hoa, niềm vui đến cho cuộc đời ông bằng thứ ánh sáng riêng. Vì không có điều kiện đi đây đi đó, chất liệu trong thơ ông là những nỗi niềm, nghĩ suy, rung động, gạn chắt từ vốn sống gián tiếp ông đã đọc được, nghe được, có cái cảm được bằng da thịt và có cái cảm được bằng tiềm thức. Ông có cả những bài ghi lại những tình cảm chân thực, cụ thể về bà, về mẹ, về người bố hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về những đứa trẻ tắm ao… Bên cạnh những bài chỉ nghe được, cảm nhận được bằng hồn. Như vẫn đấy những mẫu hình trong ca dao, trong thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Duy… nhưng khác biệt với các nhà thơ này là ở thơ Đỗ Trọng Khơi màu sắc tâm linh như nó được chiết tỏa ra từ những ngôi nhà thờ, đình chùa, miếu mạo, nói chung là cả “một thế giới tâm linh” của làng quê Việt

luôn là một ám ảnh, một lối biểu cảm thơ ông: Xanh về thì vàng ra đi

nhẹ nhàng, lá chả bấc chì gì nhau Giao thừa thời khắc đỏ au

lửa hương, tàn pháo, hoa đào, môi son Giao thừa khoảnh khắc chon von

(Giao thừa - Ở thế gian)

Đỗ Trọng Khơi triệt để khai thác những gì đang diễn ra quanh mình. Ông nhắc đến mùa thu, mùa đông, mùa xuân và làng quê mình sống bằng những dòng thơ mang đầy cảnh sắc thiên nhiên hư thực. Thi sĩ từng tâm sự: “… Thu mong manh, quá đỗi mong manh. Nhưng sự minh bạch của phẩm chất Thu cũng không gì sánh nổi. Mong manh bởi phía sau Thu là một chu kỳ tàn hoại. Cái làn hơi may thoảng nhẹ, ấy thế mà chạm lạnh vào đâu vật đó chuyển màu. Và cũng từ điểm “chuyển màu” này, sự minh bạch lộ mình. Mọi xanh non, đèo đẹn, sân si có thể ẩn mình trong Xuân trong Hạ chứ quyết không có chỗ trú nấp trong Thu. Chín thì cứ mọng thơm lên mà chín. Sự tàn rụng cũng thế, cứ vàng rực rỡ lên lần chót rồi mới chịu lìa cành…” [ 9].

Mùa thu ngàn đời quyến rũ với hương thơm vị quả, với sắc vàng của ngàn lá, của hoa và của cả cái khí hậu với gió heo may, sương mờ lãng đãng nhuốm lạnh se sắt khắp cõi vàng trời đất… Với tất cả những giá trị kỳ tuyệt đặc sắc đó, Thu ngàn đời quyến rũ lòng người và đã hương lửa ái ân, thụ phấn với phần linh phần hồn con người đặng mà sinh nở ra một thứ trái hoa vô cùng đặc trị, so với những trái hoa của thảo mộc bốn mùa kia, ấy là hoa trái thơ ca. “Ngàn thu trong một mùa thu - Vàng chưa hết sắc đã từ rất lâu” (Tựa). Hay “Tìm người theo vạt lá thu - Vàng pha lẫn dấu sương mù tháng năm” (Một thu). Đỗ Trọng Khơi như được trời phú cho một tâm hồn nhạy cảm vì thế trước mọi sự thay đổi nhà thơ đều nắm bắt một cách tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của mình tạo sự tương giao hô ứng đồng vọng đến kì diệu. Chỉ nghe tiếng gà gáy nhà thơ đã thấy cả một bần trời ban mai sống dậy:

Những mái tranh làng đang ngủ sâu cầm canh gà gác nhịp đôi câu âm thanh lem lém châm màu sắc trăng dạt chân sông, nắng thắp cầu. (Âm thanhThơ Tuyển).

Chỉ cần những thay đổi nhỏ của sự vật cũng làm hồn thơ phải thốt lên sự ngạc nhiên đến sững sờ và đón nhận nó bằng cả tâm hồn khát vọng. Nhìn bông cải và hoa cúc nở ven sông mà nhà thơ như thấy cả một mùa thu đang về:

Ô, bông hoa cải kìa, và bông cúc nữa đã về kia bên đồng, ven giậu

nhẩy ùm tùm, hai cái, xuống mùa thu làm sánh vàng mê vàng mẩn đám ao hồ (Tiết trọng thuThơ Tuyển)

Thế giới tồn tại trong thơ Đỗ Trọng Khơi luôn có sự tương giao tương ứng rõ nét với cảm thức tâm hồn nhà thơ. Trong thơ Đỗ Trọng Khơi, cảnh vật không đơn thuần là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc mà còn là người bạn tâm giao, người tình thủy chung tồn tại như một khách thể vốn có của nó. Nhìn “màn sương ảo”, “cơn gió nồm” nhà thơ nhận ra cái lạnh giá của thềm nhà và cái run rẩy của màn đêm cho thấy sự tương giao đến tuyệt sắc của hồn người và cảnh vật như quyện vào nhau để đồng vọng tương ứng trong khát vọng sống mãnh liệt qua cái cựa mình của đóa hương khuya:

Màn ảo sương sao phủ lạnh thềm gió nồm run rẩy thổi lòng đêm trời khi vạn vật mờ nhân ảnh

một đóa hương khuya bỗng cựa mình (Đêm quỳnh nở Thơ Tuyển)

Số phận bất hạnh, cuộc đời không mấy bình lặng khiến nhà thơ tìm thấy mối tương giao giữa cuộc sống cá nhân và thiên nhiên, vì vậy mà màn đêm tĩnh lặng là một không gian thường xuyên xuất hiện trong thơ ông: “Một đêm đã tĩnh lại thanh

- sương mươi sợi nhẹ bám quanh trăng vàng”. Chốn non nước, cảnh sắc thiên nhiên thời điểm này quá lung linh huyền ảo, hình ảnh thơ thật lãng mạn, vạn vật tương giao thật màu nhiệm. Nhà thơ đã thổi hồn vào giọt sương đêm và vầng trăng để pha niềm tâm trạng cho ông. Đó là cảm thức cô đơn vây bám nhà thơ: “xuân tàn riêng với một mình mình thôi”. Quả thực cảnh sắc thiên nhiên và tác giả có sự ăn khớp, đồng điệu với nhau rất lớn. Từ cảnh sắc thiên nhiên, Đỗ Trọng Khơi đã vẽ ra linh hồn mình, ẩn vào đó những tâm sự thầm kín. Thi sỹ Anh Wordmoth đã nói: “Hãy dừng chân lại trong vùng ánh sáng để thiên nhiên điểm trang cho cuộc đời này”. Thiên nhiên có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Khám phá thiên nhiên cũng là từng bước đi vào thế giới nội tâm của con người. Thế giới thiên nhiên cũng có chiều rộng, chiều sâu và khoảng lặng vô định. Bằng lối diễn đạt rất logic, Đỗ Trọng Khơi đã cung cấp một ý kiến xác đáng về thơ: “Thơ ca là bản trùng phức hợp giữa hồn người và hồn thiên nhiên trời đất. Thiên nhiên vốn đa tâm, đa tính mà lại vô ngôn. Con người vốn đơn tâm, độc tính mà lại hữu ngôn. Vậy thiên nhiên phải sở cậy đến cái hữu ngôn của con người – thi nhân xuất hiện là khi sự thông cộng, phối hòa giữa người – trời đất thiên nhiên được hiển ngôn, hóa linh trong cõi mang danh gọi: Thơ ca” [ 9].

Hình ảnh thế giới tương giao tương ứng là một nét nghệ thuật khá phổ biến từ thời thơ Đường nhưng nó vẫn thể hiện được sự sáng tạo trong thơ Đỗ Trọng Khơi trên nhiều phương diện hình ảnh. Với tâm hồn đầy cảm xúc đặt trong mối quan hệ với nhiều tình cảm cao đẹp đã tạo nên hình ảnh thơ trong sáng mang tâm hồn và khát vọng của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)