Thế giới của nghiệm suy và lắng đọng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 65 - 75)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thế giới của nghiệm suy và lắng đọng

Bên cạnh tính cảm xúc là đặc trưng cơ bản, thơ còn là tiếng nói có lí trí, của tư duy sáng tạo của nhà thơ. Mọi hình ảnh thơ đều được người nghệ sĩ chọn lọc tinh luyện và sử dụng đầy sáng tạo mang tính tạo hình, cảm xúc và tư tưởng thẩm mỹ. Mỗi hình ảnh thơ được sử dụng trong tác phẩm đều được khởi phát từ cảm xúc thăng hoa và thể hiện quan niệm sống, cách nhìn nhận đánh giá riêng về thế giới hiện thực khách quan bên ngoài cũng như thế giới tâm hồn của nhà thơ.

Đến với thế giới nghệ thuật thơ, người đọc không chỉ thỏa mãn về nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ mà còn mang tính giáo dục và nhận thức. Vì vậy thơ đem đến cho con người những sự thanh lọc trong tâm hồn đồng thời là dấu mốc quan trọng để giải thoát tâm tư nguyện vọng của chính bản thân tác giả. Đối với người nghệ sĩ chân chính thì mọi hình ảnh cuộc sống đều có thể trở thành hình ảnh nghệ thuật trong thơ, đúng như quan niệm của Chế Lan Viên:

...Một ngày gặp một người bạn - họ là mảnh của thiên tài nhân loại Máu và mồ hôi của người đúc nên bao hình ảnh ngữ ngôn

Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi Tất cả mọi người dù lạ hay quen đều viết cho thơ anh một chữ Hãy nhặt những chữ của đời mà góp nên trang.

(Di Cảo)

Thế giới nghiệm suy và lắng đọng trong thơ Đỗ Trọng Khơi vô cùng phong phú và đa dạng về số phận cá nhân, con người, cuộc sống… mang tính quy luật nhân sinh sâu sắc. Từ một con người mang số phận tật nguyền nhưng ông đến với cuộc đời bằng niềm lạc quan, yêu đời lòng tin vô hạn độ để chiến thắng mặc cảm số phận. Ông bầu bạn cùng trăng, mây, gió, hoa lá. Ông thả hồn mình vào trong những buổi chiều tà, sống trong hơi thở của làng quê..., trong tình yêu thương chở che đùm bọc của gia đình và người thân... Khung cảnh không gian và thời gian thăm thẳm thể hiện sự giao cảm với đời với thiên nhiên đã thanh lọc tâm hồn ông, gạt đi những suy tư phiền muộn gặm nhấm trong cơ thể ông. Thơ còn là ánh mắt để nhà thơ nhìn ra thế giới với những chiêm nghiệm và khát vọng của bản thân, soi vào thơ nhà thơ nhận thấy mình và thấy cả vũ trụ bao la:

Một đêm ở với nỗi buồn

cùng hòn sỏi có nắm sương nằm kề chợt nghe hòn sỏi nói mê

màu hoa năm ngoái sắp về cùng xuân. (Thơ Tuyển).

khoảng lặng trong tâm hồn đã tạo ra những phút giây vô cùng ý nghĩa, để chúng ta tìm thấy điểm tựa, cân bằng lại cuộc sống và tìm thấy niềm tin sự lạc quan và cả chốn bình an trong cõi lòng. Quả thực khi đọc thơ Đỗ Trọng Khơi, chúng tôi đã tìm ra những giây phút đáng nâng niu và trân trọng trong cuộc đời mình. Ngay ở cách giới thiệu về bản thân mình, nhà thơ cũng thể hiện được sự lạc quan, hồn nhiên đầy cảm xúc và tự hào:

Có người họ Đỗ tên Khơi

thân như mây nổi từ thời mới ra mặt trần gian chửa thấy già

nghe sương gió vẫn oa oa khóc cười… (Tựa - Ở thế gian)

Nhà thơ đã nhận thức rõ cái nhỏ bé, hữu hạn của một kiếp người “thân như mây nổi” , cái phũ phàng của cuộc sống “mặt trần gian”, “sương gió” nhưng sao ý thơ vẫn rất mạnh mẽ trong cách giới thiệu “họ Đỗ tên Khơi”; tâm hồn vẫn rất điềm tĩnh, lạc quan như tâm hồn của một đứa trẻ thơ ngây với cảm xúc khóc cười chưa vướng bụi trần ai. Khi con người đối diện với cái hữu hạn của đời người, của thời gian và cả sự lão hóa theo quy luật tự nhiên thì mấy ai chấp nhận nó. Với nhà thơ, ông không chỉ chấp nhận quy luật phũ phàng ấy mà còn đón nhận nó để vượt lên nó tạo thành nhựa sống, sinh sôi sự sống mới “chửa thấy già”.

Mỗi con người được sinh ra và lớn lên không chỉ được nuôi dưỡng bằng những niềm vui, hạnh phúc mà còn được tôi luyện bằng cả nỗi buồn, niềm đau của những giọt nước mắt. thậm chí bằng cả máu của số phận bất hạnh:

Như ánh sáng thắp lên từ bóng tối

Tâm hồn người nhận khổ đau, chia sẻ niềm vui Sẽ đi vào đêm tối hay ở lại với ánh mặt trời Chính là nhờ hai điều linh diệu này:

nụ cười và giọt lệ

Nhờ hai điều này con người không trở nên xa lạ Nhờ hai điều này con người lớn lên.

Cấu tứ bài thơ được tạo nên từ những cặp quan hệ từ đối lập nhau: Ánh sáng và bóng tối; khổ đau và niềm vui; nụ cười và giọt lệ... Ngôn ngữ đối lập nhưng tạo sự hài hòa, thống nhất về ý thơ và mạch cảm xúc để đi đến kết luận mang tính quy luật nhân sinh sâu sắc, là cơ sở để xây dựng tình người, để con người lớn lên.

Đỗ Trọng Khơi nhận ra: số phận bất hạnh, cuộc đời khổ đau chẳng phải là sự đày ải của con người trái lại. “Giọt lệ” trở thành phương thức nhiệm màu để tạo nên điều diệu kì của cuộc sống, cần đón nhận nó, trân trọng nó mới tìm thấy những thú vị, nhiệm màu của cuộc đời này:

Máu nuôi thân thể Lệ dưỡng tinh thần Lệ thường linh trụ Máu màu phù vân Máu như thuyền chở Thời gian sóng xao Lệ tựa non Thái Thời gian bặt câu Khơi máu ta hỏi Lệ thần là đâu?

(Tập thiềnThơ Tuyển).

Ngày nay, cuộc sống của con người đang bị cám dỗ bởi vật chất hư vô và danh vọng hư ảo để tự đày đọa mình, đánh mất mình và lãng quên những giá trị tốt đẹp. Dục vọng của con người là vô biên khiến con người mù quáng chạy theo danh vọng hư ảo như từng đợt sóng biển không có điểm dừng:

Đứng trên một thước Một thước tôn thêm Đứng trên ngàn thước không qua cỏ mềm Trải đường che mộ cỏ tràn vô biên

Con người cư trú miền dương gian vô cùng ngắn ngủi theo quy luật nghiệt ngã của tự nhiên Sinh – Lão – Bệnh – Tử, khi con người bị cuốn theo danh vọng sẽ đánh rơi những hạnh phúc bình dị trong cuộc sống và cảm giác yên bình trong tâm hồn. Đến khi nhắm mắt xuôi tay mới chợt nhận ra những giá trị đích thực của cuộc đời thì đã quá muộn màng và mang theo sự nuối tiếc xót xa:

Nhất trần những bẩn cùng đen nhất trần cao quý là bông sen hồng Làng trên xóm dưới biết không,

tôi đương nằm mộng giữa nồng nàn sen Nhất trần chốt một đường then

cài một vẻ đẹp bùn đen lại trần! (Bùn và senỞ thế gian).

Trong tâm trí của người Việt từ xưa đến nay, hoa Sen luôn là biểu tượng cao đẹp, thiêng liêng và trở thành biểu tượng cho phẩm chất của người quân tử như trong cao dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen - Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng - Nhụy vàng bông trắng lá xanh - Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Ngợi ca vẻ đẹp tinh khiết, vượt lên chốn bùn đen nhem nhuốc để hoa Sen mang đến cho đời những sắc màu tươi mới. Nhưng mấy ai nhìn thấy vai trò của bùn đen: Tuy nhem nhuốc nhưng lại là sự nhem nhuốc của sự hi sinh thầm lặng cho hoa Sen tỏa sáng để rồi cái còn lại sau cùng lại là “cài một vẻ đẹp bùn đen lại trần!”.

Bài thơ Bùn và sen không chỉ ngợi ca sự hi sinh thầm lặng của bùn mà còn đề cao phẩm chất truyền thống văn hóa, hướng về cội nguồn để con người chạm tới cõi tâm linh thành kính vô hạn, bất biến. Chúng ta thường hay bắt gặp hình ảnh về những người yêu thương đã khuất, về tuổi thơ gắn liện với quê hương trong thơ của Đỗ Trọng Khơi. Trong những vần thơ lay động cảm xúc ấy thì hình ảnh người bố hi sinh trong chiến tranh là hình ảnh được lặp lại nhiều lần trong cảm xúc của nhà thơ:

Bây giờ mùa thu cây thay màu lá ngoài biên nghe thấp thoáng bóng thù xòe tay che lá, che biên ải

con đi tìm thăm thẳm mộ cha. Tuổi thì già, thịt xương thì trẻ cha ở đâu nơi đó đất quê nhà ngoài biên lá lại mùa về cội tóc con giờ thấm bạc, thưa cha. Đường biên ải chưa ngày hết hẹp bóng quân thù trắng như sương sa bây giờ mùa thu cây thay màu lá cha ở đâu nơi đó nước non nhà. (Thưa chaThơ Tuyển).

Thế giới nghiệm suy, lắng đọng về sự tồn tại của cái tôi cá nhân trước cuộc đời là biểu hiện rõ nét và lay động nhất trong thơ Đỗ Trọng Khơi. Nhà thơ quan niệm về sự tồn tại của con người chỉ là thảm sắc hư vô. Thế giới thơ của ông vươn tới miền đất lạ, một nơi mà không vướng bận điều gì. Hình hài trả về với cát bụi, tình yêu khát vọng sẽ trôi vào cõi không vô cùng, sống mãi với thời gian để trả lại đời cái cõi yêu thương những niềm vui, nỗi buồn:

Mai kia về với đất đai

Trả cho cát bụi hình hài người ơi Tình yêu, khát vọng chân trời Một dòng hư ảnh ngùi trôi vô cùng (Giờ đây - Ở thế gian)

Khát vọng hướng tới những giá trị thực sự mang ý nghĩa của cuộc sống đã mang lại cảm thức rõ nét về kiếp người mang tính nhân sinh sâu sắc. Ngay từ khi con người mới được sinh ra đã vướng vào quy luật nghiệt ngã của tạo hóa, nhưng chính quy luật nhân sinh ấy lại đưa ta trở về với cõi vĩnh hằng khi được là chính mình: “sinh ra là để mất đi - mất đi là để ta về cõi ta” (Ta về cõi taThơ

Tuyển). Con người sinh ra từ cát bụi rồi cũng trở về với cát bụi. Sự tồn tại của con người là ngắn ngủi, vô thường rồi cũng hóa rêu phong: “tay năm ngón mở bao la - lòng tay nắng cũng như là rêu phong” (NgàyThơ Tuyển).

Ngay trong cảm thức uống rượu nhà thơ cũng chiêm nghiệm về đời sống thế sự của con người không hề giản đơn với nhiều điều trái ngang. Cần sống bản lĩnh, kiên định vượt lên miệng lưỡi thế gian:

chén này đong sự đầy vơi

đựng nơi miệng chén tiếng lời thế gian. (Cõi RượuThơ Tuyển)

Nhận thức được số phận bất hạnh, cái tôi cô đơn nhỏ bé càng khiến nhà thơ khát khao vượt lên hoàn cảnh, tự khẳng định mình đầy quyết liệt để hướng tới ý nghĩa thực sự của cuộc sống với những ước mơ khát vọng cháy bỏng :

Tôi tự chèo lái tôi đi

đi cho hết cõi không gì mới thôi.

(Cõi không gìThơ Tuyển)

Trong thế giới nghiệm suy, lắng đọng của nhà thơ còn được thể hiện ấn tượng, sâu sắc trước bức tranh thiên nhiên, trước không gian và thời gian nghệ thuật tạo tính quy luật, triết lí nhân sinh sâu sắc về cái tôi cá nhân mang nặng kiếp người. Nghe tiếng chim hót gọi xuân nhà thơ đã gợi ra cuộc chơi của một kiếp người nhẹ bẫng, bình yên và lắng đọng:

đưa khoảng không vào cuộc chơi mà sao cái giọng cái nhời nhẹ tênh.

(Tiếng chim xuânThơ Tuyển)

Đứng trước tĩnh lặng vô ngần của tiết trời mùa thu nhà thơ cảm nhận được cả thế giới tâm hồn bình an sâu lắng của cõi hư vô:

bờ ao con nước liu diu

dăm ba cánh lá thả điều hư không.

(Cuối thuThơ Tuyển).

điều… dễ giăng mắc vào lòng người nỗi buồn, cô đơn của sự li biệt. Đỗ Trọng Khơi nhìn cánh hoa rụng mà nhận thấy quy luật luân hồi của đời người: “mà theo hoa rụng về thời thơ sinh”. Trong cái thực có cái hư, trong cái mất lại ẩn chứa cái còn tạo cái nhìn vô cùng tinh tế, sâu sắc mang tính chiêm nghiệm của nhà thơ:

Kết mùa ngậm bóng hoa - rơi mà theo hoa rụng về thời thơ sinh Mà về thăm thẳm tâm linh

lặng nghe tĩnh vắng xoá hình dáng ta (Cầm thuThơ Tuyển)

Ở đây chúng ta thấy sự bắt gặp về tư tưởng giữa Đỗ Trọng Khơi và Mãn Giác Thiền Sư: Nhận thức về quy luật nghiệt ngã của cuộc sống để đón nhận và vượt lên bằng sự lạc quan, yêu đời:

Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Cáo tật thị chúng)

Trong thế giới thơ Đỗ Trọng Khơi, màu sắc xuất hiện rất nhiều. Màu trắng của cõi không, của cát bụi, của sương, của mây, tóc… thể hiện một cái gì đó tinh khiết của tâm hồn, sự thanh lọc của thiên nhiên và sự tàn phai tuổi xuân khi tình yêu chưa đến. Trong thơ ông ta bắt gặp sự hắt tạt của màu vàng, cái màu của ánh trăng, của buổi chiều, của nắng… Thể hiện tình cảm dạt dào trong ông:

Chiều còn chừng một gang tay

Bên kia vàng nắng, bên này trắng sương Một gang… ngỡ ảnh vô chừng

Mà trăm năm vẫn đôi phương mịt mờ.

Bằng cảm quan trực giác của con người, Đỗ Trọng Khơi đã lặng mình, nén mình vào trong cõi không tĩnh tại để thể hiện tâm tư tình cảm của mình. Tâm hồn ông sống lại từ đó, tình yêu, cuộc sống bắt đầu từ phong thái ung dung tự tại, tâm hồn hào hoa, trang nhã, lãng mạn, phiêu lưu trong những ý định mà mình tạo dựng. Một cõi không, cái cõi bình yên, cái cõi không vướng chút ưu tư phiền muộn của thế gian này, vào cõi đó là để nhìn vào thế gian: “ Mai kia giấc ngủ thiên thu - Buông tay bỏ lại tù mù thế gian - Vầng trăng đáy nước ngấn vàng - Từ lâu ta đã để tang ta rồi - Bây giờ dắt cỏ rong chơi - Cỏ ơi! Những dấu con người còn không?” (Ở thế gian - Ở thế gian). Ta như bất giác trước khung cảnh quá ư ảo nảo đó, và bất giác trước hình ảnh chập chờn trên đỉnh núi như bóng ai vẫy gọi não nề... Chưa hết, ta lại rợn người trước hư ảo: “Hình như ở đáy vực xa - Chập chờn bóng quế hình ma đợi chờ” (Hư ảoGặp ngƣời ở ngõ thế gian).

Đỗ Trọng Khơi dường như đưa ta lên cao với chốn núi non thi vĩ, tiếng thì thào làm hồn ta ảo não, tiếng thì thào làm con người ta the thắt không dám nhìn lên nhưng rồi bị lôi tụt xuống dưới đáy vực xa xôi đó, cái đáy vực chập chờn bóng hình ma đợi chờ. Thế giới ảo mà Đỗ Trọng Khơi tạo ra quá ư sáng tạo, nó tạo cảm giác nghẹt thở trước không gian tĩnh tại đến rợn người, cái cõi mông lung của ông phải chăng là nỗi niềm là sự ảo vọng về cuộc đời mình trước xã hội, trước số phận.

Thoát khỏi thế giới trần tục, Đỗ Trọng Khơi luôn đau đáu với những băn khoăn chân thực của một thi sĩ về những lẽ nhân sinh, đáng chú ý là lẽ đời mình. Ông đòi hỏi những ý tưởng mới cho triết lý nhân sinh. Nói về những lẽ nhân sinh, Đỗ Trọng Khơi có niềm băn khoăn rất lớn về chính đời mình, chính phận mình. Nhờ đó, ông ngộ ra và thấm thía, đồng thời có được tâm thế bình thản để sống giữa những bể dâu, sống với cõi sắc sắc không không của cõi này và bình thản ngay cả khi đôi ba lần đã thập thò trên ngưỡng cửa của hư vô.

Tiểu kết chƣơng 2

Niềm giao cảm của một cái tôi khao khát sống mãnh liệt đã tạo ra thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú và đa dạng trong thơ Đỗ Trọng Khơi. Dường như mọi hình ảnh hiện lên trong thơ ông đều để lại một dư âm vô cùng đặc biệt trong lòng người đọc về cõi nghiệm suy sâu lắng về cuộc đời, số phận và bao khát vọng cao đẹp. Đọc thơ ông, người đọc ám ảnh bởi một cái tôi nhỏ bé cô đơn trước vũ trụ rộng lớn song cũng rất ngạo nghễ với đời. Ngoài điểm tựa về tình yêu, làm nên sức hấp dẫn trong thơ ông đó là thế giới tâm linh đậm sắc màu hư ảo của những cái sắc sắc không không để thi sỹ nương náu vào đó mà vượt

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)