Cái tôi trữ tình đời tư và triết lý

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 41 - 47)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Cái tôi trữ tình đời tư và triết lý

“Văn học là phương tiện quan trọng nhất giúp con người trở thành con người vì nó mở ra những bí mật của con người giúp con người hiểu thêm về chính mình” [12, tr.58]. Đỗ Trọng Khơi là con người với ý thức cái tôi trong ông luôn bùng dậy một cách táo bạo, nó vực dậy tâm hồn ông như vực dậy nguồn sống vậy. Sinh ra ở vùng quê Thái Bình, mảnh làng yêu dấu nơi chứa đựng tâm hồn nhỏ bé và ủ mầm hạt giống thi ca cho dân tộc, ông sinh ra và lớn lên với

mảnh đời bi ai và đau khổ. Không như bạn bè cùng trang lứa đương tuổi ăn tuổi học, Đỗ Trọng Khơi phải bỏ học lúc bốn tuổi vì đau ốm, năm mười tám tuổi ông bị liệt hoàn toàn hai chân. Từ đó, thế giới của ông chỉ bó hẹp trong căn nhà nhỏ, những gì ông nhận được chỉ là tình yêu thương của người mẹ và những cuốn sách văn học do người cha đã hi sinh để lại. Ngày tháng đối với ông dường như đã chết, những xúc cảm bấn loạn về nỗi đau thể xác, tủi cực cho số phận hẩm hiu, tuyệt vọng vì những dự định và ước mơ giờ đây ngưng đọng lại. Tuy nhiên, niềm tin và khao khát sống làm tần suất nhịp đập con tim đập mạnh, sưởi ấm và thôi thúc tâm hồn ông hoà cùng thời đại...

Đỗ Trọng Khơi ý thức sâu sắc về cái tôi đời tư đầy bất hạnh của mình nên không ngừng nỗ lực tìm kiếm cái bản ngã giữa cuộc đời mang ý nghĩa nhân sinh. Cái tôi hiện lên đầy kiêu hãnh, cái tôi như làm chủ trước mọi biến chuyển của cuộc đời đồng thời nó chèo lái uốn nắn ông phần nào đó chạm đến tương lai trong sáng và hạnh phúc trong cái giản đơn bình thường bé nhỏ. Vì thế, cái tôi đời tư và triết lý của Đỗ Trọng Khơi được thể hiện vô cùng phong phú và đa dạng trong mọi hình ảnh nghệ thuật trong cuộc sống, cho dù đó là những hình ảnh bình dị, nhỏ bé như hoa, lá, cây, cỏ… Được nhà thơ hóa thân vào và thổi vào chúng nguồn sống mạnh mẽ mang tính quy luật, triết lí nhân sinh sâu sắc. Chỉ cần một sắc hoa cỏ may còn vương lại như mở ra cả cõi tâm linh sâu thẳm của tình người, tình làng quê:

Xa rồi. Xa nhau thật rồi

bãi sông, cồn đất lở bồi ngàn năm Riêng bông hoa cỏ nồng nàn

còn mang tình xóm nghĩa làng lại đây Con đường đi khuất vào mây

xa rồi - từ đấy, từ đây xa rồi! Người về, bông cỏ may ơi,

mùa chầm chậm nở vóc người vườn kia! (Bông cỏ may - Thơ Tuyển).

Trên hành trình đi tìm cái tôi mang ý nghĩa cuộc sống, Đỗ Trọng Khơi luôn mở hồn mình ra để đón nhận mọi vang động của cuộc đời, cho dù đó là đường biên sâu thẳm nhất của tâm hồn. Trong sự tĩnh tại của cái tôi, nhà thơ đã mở rộng tầm nhìn bao quát cõi nhân sinh. Vượt lên sự bé nhỏ hữu hạn mang tính bản ngã, hoà vào cái bao la của vũ trụ để tìm thầy mình đầy kiêu hãnh, tự hào và ý nghĩa trong cuộc đời này. Khát vọng tự khẳng định mình là một nhu cầu tất yếu nhưng để khẳng định mạnh mẽ, quyết liệt và đầy tự hào như Đỗ Trọng Khơi (một nhà thơ tật nguyền) thì lại không nhiều:

Một mai tôi khuất tôi rồi

Ai thay tôi để làm người giống tôi. (Bây giờ trời cuối… - Ở thế gian) Hay :

Ta về ở ẩn trong ta

Tấm thân cát bụi... như là thế thôi (Ta về cõi ta - Ở thế gian)

Lạc quan sống trước mọi hoàn cảnh và số phận và luôn khát khao tìm kiếm hạnh phúc từ những điều giản đơn nhất chính là triết lí đơn giản nhưng giá trị nhất của con người. Với Đỗ Trọng Khơi, mỗi con người được sinh ra trong cõi đời là một hạnh phúc to lớn mà chúng ta có được. Vì vậy, cần phải biết nâng niu và trân trọng nó như một đặc ân của cuộc đời, hãy sống hết mình cho ước mơ khát vọng, cho hoài bão cao đẹp, phải biết hoá kiếp cái tôi bé nhỏ để hoà vào cái chung, cái ta của xã hội để thấy điều diệu kì của cuộc sống. Nhà thơ ý thức được toàn cõi nhân sinh của một thân phận. Với ông sống trong trần gian này là thân phận nhỏ bé mỏng manh như hạt cát, như hòn sỏi và rất ngắn ngủi: “đã rằng thân như bụi bay” “tấm thân cát bụi như là …thế thôi”.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ sử dụng đại từ “tôi, ta” khá phổ biến trong thơ. Nó vừa là nhu cầu tự khẳng định mình lại vừa là khát vọng mãnh liệt vượt lên hoàn cảnh số phận bất hạnh của nhà thơ. Có thể nói Đỗ Trọng Khơi khẳng định ý thức thân phận bằng thơ. Vốn yêu mến đạo Phật nên thơ Đỗ Trọng

Khơi thấm đẫm sắc thái thiền. Những vần thơ về thân phận cũng vậy. Ông thường chiêm nghiệm về kiếp người trong thế gian: “Từ lâu tôi khinh tôi rồi - từ lâu tôi thả tôi trôi mịt mùng”. Trong thơ Đỗ Trọng Khơi có nỗi buồn và cả chút đắng cay xa xót, chân thực và nhân bản. Vẫn biết thời gian rồi cứ trôi đi, vẫn biết quy luật cuộc đời là sinh - lão - bệnh - tử mà sao nhà thơ vẫn không giấu nổi sự xót xa chân thực và hết sức nhân bản. Là một người rất giàu nghị lực song cũng không ít lần tủi thân, tủi phận nhà thơ phải ai oán thốt lên những lời thơ như thấy máu và nước mắt:

Tôi thường có lúc quên tôi

Quên câu ai oán, quên lời thiết tha Lệ đời kết máu nở hoa

Nở cho đâu đấy rất xa đời mình

(Nét chân dungThơ Tuyển).

Nỗ lực hóa giải thân phận là căn nguyên để nhà thơ tìm về với cội nguồn của mọi vấn đề. Từng rời làng ra phố, xa cái làng Trần Xá thân yêu ông trăn trở bao tâm sự (thân xác ở ngoài phố, hồn thả neo ở làng) về tuổi thơ, những kí ức về những người thân yêu trong gia đình đã khuất như tìm về điểm tựa tâm linh để an ủi tâm hồn: “Giỗ bà, giỗ bố không về - Một con giữa phố tự chia đôi lòng” (Ngày giỗ bà). Về những điều bình dị mà sâu lắng “Ngôi làng mái ngói rưng rưng - thế gian rộng lớn cũng từng ấy thôi - Vốn giòng nón lá, áo tơi - mạn trời như có ai người gọi ta!” (Về).

Đỗ Trọng Khơi suy cảm về phận mình trong thế gian, phận người trong trời đất. Con người sống theo quy luật của đời: Ta là ai? Ta từ đâu và tới đâu? Ta có nghĩa lý gì không trong cõi nhân gian này?... Những suy tư âu lo về đời thể hiện trong thơ đầy triết lý hướng vào khám phá về con người. Do vậy, những bài thơ trong tập thơ của ông thể hiện chất thông tuệ của một tư duy minh triết mỗi khi đề cập đến thân phận con người. Dường như đã mang lấy kiếp làm thân con người thì ta không thể thoát khỏi vòng luân hồi của quan niệm về “Sinh - Lão - Bệnh - Tử” và nó in hằn trong tâm thức Đỗ Trọng Khơi - con người sống theo

quy luật đời. Suy cảm về thân phận in trong thế gian, phận người trong trời đất, từ những lăn lộn va xiết trong trường đời, từ những chiêm nghiệm về thế sự nhân sinh trầm sâu trong những suy tư đó người ta dường như có cơ hội nhận ra những lẽ đời bình dị sâu xa sau những bộn bề phức tạp, những cái có - cái không, cái còn - cái mất, những thực - hư, thật - giả, thành - bại, may - rủi, sướng - khổ, nghĩa lý - vô nghĩa lý trong cuộc thế phù du này:

Cho Ta cùng các bạn ta! Ta loài chi? Loài phù du

phù vân phù phiếm phù hư phù phèo nương tình trong nếp gianh nghèo những rơm rạ với tre pheo hợp thành Ta loại chi? Loại hư danh

hư vinh hư ảo… Mong manh vô cùng cái thực – ít đến mênh mông

cái hư – nhiều kín cả đồng cỏ hoang Ta tên chi? Gã Trai Làng

chân chưa bén đất cật ngang tầm trời chưa nhiều lắm trận mồ hôi

giấc mơ thường gặp cơm nồi Thạch Sanh Chẳng vàng không đỏ thì xanh

nón mê áo vải phong phanh ta về làng ta đâu? Làng ta kia

góc trời sương khói xầm xì kể tên. (Ta IThơ Tuyển)

Thơ ông là tiếng nói của tâm hồn trong sáng, nhân hậu, thiết tha. Những suy tư âu lo về đời thể hiện trong thơ đầy triết lý hướng vào khám phá về con người, Viết về sự luân chuyển bốn mùa nhà thơ bày tỏ cái chiêm nghiệm của một cõi người với những triết lý nhân sinh được ẩn chứa trong triết lý tuần hoàn của vũ trụ. Trong dòng chuyển của thời gian năm tháng ẩn hiện thời gian tâm lý của con người:

Kết mùa ngậm bóng hoa – rơi mà theo hoa rụng về thời thơ sinh Mà về thăm thẳm tâm linh

lặng nghe bóng chữ xóa hình dáng ta

(Cầm thu - Ở thế gian)

Thông thường thấy hoa rụng, người ta hay nghĩ đến sự già nua, “lá rụng về cội”, Đỗ Trọng Khơi thì ngược lại: “mà theo hoa rụng về thời chưa sinh”, nhìn hoa rụng không nghĩ đến sự kết thúc, sự già nua mà lại hướng tới thời chưa sinh, lạ và mới mẻ. Cái nhìn thể hiện sự lạc quan yêu đời, triết lý sống an nhiên của Đạo Phật. Trong cảm thức thời gian, Đỗ Trọng Khơi cũng giật mình trước thời gian tuyến tính không chờ đợi con người: “Hư vô thảm thắc với tôi - thời gian càng nắm càng rơi dọc đường” (Hư vô thảm thắc). Nhà thơ ngộ ra rằng chính sự thấu hiểu những giới hạn của đời người giúp con người bình thản trước cuộc đời. Đỗ Trọng Khơi đã bày tỏ quan điểm về cách sống, cách nhìn đẫm chất thiền mang màu sắc tâm linh.

“Tồn tại hay không tồn tại?” là nỗi day dứt không nguôi trong lòng ông. Tuy nhiên, nhà thơ vẫn yêu đời và vẫn nuôi dưỡng hy vọng. Thi sỹ nói: “Tôi xin mãi được là mình”, không phải là cái mình đơn côi, cách biệt, lẩn tránh thực tại như các thi sỹ thời Thơ mới mà cái “mình” hòa nhập với đời, dù thế giới trong thơ ông mang màu sắc tâm linh nhưng trước hết ông vẫn là con người của thực tại: “Tự tìm lối đến với đời - Thưa rằng điều ấy người ơi tôi cần”.

Văn học nói chung và thơ ca nói riêng đều quan tâm thể hiện số phận con người. Song con người mà thơ ca quan tâm không chỉ là con người với những vui buồn, khổ đau, hạnh phúc mà còn là con người với khát vọng tìm kiếm “bản ngã” để khẳng định mình giữa cuộc đời. Đỗ Trọng Khơi đã thoát khỏi mớ hỗn độn của xã hội để đi vào cõi không gian tâm hồn. Ông đến một thế giới khác, thế giới tồn tại bởi biết bao viễn cảnh và ước mơ tươi đẹp, điều đó tạo nên những sáng tạo trong nghệ thuật cũng như phát kiến ra những giá trị vốn có của con người. Như Lê Ngọc Trà nói: “Giá trị của một tác phẩm văn học không phải chỉ

tính hiện thực mà còn ở tầm tư tưởng của nó. Nhà văn lớn bởi vậy cũng là nhà tư tưởng lớn” và “Tư tưởng nghệ thuật chính là sự nung nấu, dằn vặt, là ngọn lửa, là tình yêu và do đó là tình cảm” [14, tr.53]. Bằng chính tâm tư tình cảm và bằng chính sự nỗ lực của bản thân mà ông đã làm nên điều kỳ diệu trong cuộc đời, đó là sự tươi trẻ trong tâm hồn và sự chín chắn mạnh mẽ của con người giàu nghị lực, biết sống, biết giải trí, biết biến hóa cái đau thương thành cái hạnh phúc, đồng thời tìm được nguồn giao cảm từ thơ ca chứ không chịu khuất phục và chết lặng, không chịu ràng buộc bởi thế gian “tù mù” như ông khẳng định.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)