Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 95 - 101)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình ảnh nghệ thuật thể hiện chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành yếu tố thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ vạn lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay được tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành cái vô tận. Vì vậy, “Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay... tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm... Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới... Có thời gian nghệ thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian nghệ thuật gắn với các vận động của thời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài thời gian như thần thoại... Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiền đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng. Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình ảnh văn học, cũng như nghiên cứu loại hình các hịên tượng nghệ thuật trong lịch sử” [13, tr.219-220].

Như vậy, thời gian không chỉ là đối tượng được khám phá mà còn là phương thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học được nhà văn sử dụng như một yếu tố nghệ thuật không thể thiếu để thể hiện ý đồ sáng tác của mỗi nhà văn. Thời gian còn là điểm nhấn đầy sáng tạo của người nghệ sĩ, là phương tiện để tổ chức tác phẩm, là phương diện để nắm bắt những giá trị về nội dung tư tưởng sâu sác của của nhà văn. D.X. Likhasop (Nhà thi pháp văn học Nga cổ) cắt nghĩa: “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và thay đổi của thế giới trong các hình thức của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” [15].

Thời gian nghệ thuật trong thơ Đỗ Trọng Khơi hiện lên chủ yếu là đối tượng để khám phá thế giới trong sự biến đổi vô cùng linh hoạt ở ba chiều quá khứ, thực tại, tương lai và thời gian của những nghiệm suy mang tính tâm lí. Thời gian có lúc được dồn nén ở một khoảnh khắc như sự thay đổi của mùa, thưởng trà, tửu, kiếp người hữu hạn, có khi lại được mở ra thời gian nghĩa tình, tâm linh vĩnh cửu của con người, cuộc đời; Thời gian là biểu tượng của cái tôi cá nhân trước cuộc đời… Mỗi khoảnh khắc thời gian được tạo dựng trong thơ ông đều mang ý đồ sáng tác rõ nét để thể hiện quan điểm, đánh giá của cái tôi trữ tình trước thế giới và tâm hồn. Có khi một trăm năm cũng chỉ là hư vô nhưng chỉ cần một giây phút cuộc đời sống có ý nghĩa cũng đọng lại vĩnh cửu trong cuộc đời này:

Trăm năm một chấm hư vô mà thôi

sao vẫn cầu phút hiện ra cuộc đời?

(Thời gianThơ Tuyển)

Trong cảm thức về thời gian nghệ thuật, Đỗ Trọng Khơi thường hay hướng về quá khứ gắn liền với hình ảnh người cha đã khuất trong chiến tranh, gắn liền với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, với lịch sử đau thương mà hào hùng của đất nước. Thơ Đỗ Trọng khơi như một chuyến tàu thời gian đưa ta trở về với quá khứ oai hùng của dân tộc với bao cảm xúc hào hùng

và bi tráng, tạo ra sức lan tỏa và gợi nhắc sâu xa về vai trò trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với sự hi sinh xương máu của các thế hệ cha ông đi trước:

Tổ quốc nơi đâu cũng có mồ lính trận đất đai thành xương máu kết liền thân chút bụi vương, cánh hoa tàn rụng xuống cũng chạm tới thương sâu một cõi tinh thần! (Tổ quốcThơ Tuyển)

Có khi thực tại cũng là sợi dây liên kết để gợi nhắc quá khứ gợi nhắc cội nguồn linh thiêng mang vẻ đẹp truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: “Mây trắng tơi bời bay - sông xanh cuồn cuộn chảy - Trên cánh đồng giờ này - cỏ cũng đang hoa lại… - Chỉ mộ ông bà ta - ngưng cả tiếng thở dài” (MộThơ Tuyển).

Với Đỗ Trọng Khơi, quá khứ luôn là điểm tựa tinh thần đặc biệt gắn liền với hình ảnh người cha, người bà cao quý, đầy yêu thương và ngưỡng vọng:

Bố tôi, thủa còn sống

cũng như mọi người, ông có tuổi có tên rồi chiến tranh đến đất nuớc này

Bố tôi ra đi, mất dạng về phía trời xa lắm

tấc đất ông nằm biết có tuổi tên ông? (Ghi ở nghĩa trangThơ Tuyển)

Thời gian quá khứ có khi chỉ là một nén hương thơm bái vọng lên bàn thờ tổ tiên một cách thành kính trong ngày giỗ cha. Các chiều thời gian của quá khứ, thực tại, tương lai và thời gian tâm trạng trở thành yếu tố nghệ thuật được cảm nhận rất linh hoạt, tự nhiên và mang ý đồ sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Nếu thời nghệ thuật hướng về quá khứ là sự ngưỡng vọng gắn liền với những giá trị tốt đẹp thì thực tại lại gắn liền với những cảm nhận sâu sắc với quá khứ tạo nên khoảng thời gian đồng đại và lịch đại đan xen nhau trong cảm thức tâm trạng của nhà thơ. Bài thơ Ngày giỗ cha, Đỗ Trọng Khơi tuy viết về cha đã hi sinh nhưng lại gợi lên tình cảm thiêng liêng đáng kính về người mẹ:

Cậy dòng hương khói mỏng manh

mẹ chăm chút quãng xuân xanh tình mình Phía bom đạn, phía yên bình

mãi chia đôi phận duyên tình mẹ cha.

(Ngày giỗ chaThơ Tuyển)

Viết về thời gian bốn mùa, nhà thơ như nắm bắt được thần thái, linh hồn của thiên nhiên để gợi lên suy nghĩ tình cảm của cái tôi trữ tình, như: mùa thu tàn úa phai màu thời gian, mùa đông mờ ảo phủ mờ sương, mùa xuân tràn đầy sức sống thắm đến bất ngờ vòm cây, mùa hạ ai dắt qua đây trập trùng. Trong đó, thời gian mùa thu để lại sự ám ảnh sâu lắng nhất trong lòng thi nhân. Mùa thu với tiết trời xe lạnh, hiu hắt tạo nên chất trữ tình của thiên nhiên trở thành đề tài muôn thủa có sức cuốn hút lạ kì đối với bao thế hệ nhà thơ nhà văn. Mùa thu luôn diễm ảo, nhưng gợi sầu (nỗi sầu chung của nhân thế, của thi nhân). Trong nỗi lòng tản mạn về thu, con người có dịp tiếp xúc với thiên nhiên, có cơ hội chiêm nghiệm về cái quy luật tuần hoàn của vũ trụ, của gió, của hơi sương đêm, của những nỗi buồn đã qua… Mùa thu ở Việt Nam ta không rực rỡ như mùa xuân; không gay gắt, oi bức như mùa hạ; không tàn tạ ủ rũ như mùa đông. Thu Việt Nam nhẹ nhàng, mơ hồ, mênh mông, bảng lảng. Cái se se lạnh của gió thu, cái trong vắt của nước thu, cái xào xạc của lá thu, cái huyền ảo của trăng thu, cái bảng lảng của trời thu như gieo vào lòng người biết bao nỗi buồn không tên nên đã làm tốn bao nhiêu giấy mực, chữ nghĩa của các văn nhân, thi sĩ. Người ta phong phú hóa đề tài mùa thu qua lá thu, trăng thu, mưa thu, trời thu, ý thu, hồn thu, tình thu… cho nên đa số các nhà thơ, người nào cũng có những vần thơ về mùa thu. Tìm hiểu thời gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt, cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật mà nhà văn đó sáng tạo nên. Là thi sĩ nhạy cảm, có tình yêu đặc biệt với quê hương, Đỗ Trọng Khơi làm sao tránh được cảm xúc lay động trước những biến đổi tinh vi, huyền diệu của sắc trời vào thu. Bức tranh bốn mùa với các chiều thời gian mang tính chiêm nghiệm quy luật về cuộc sống, số phận:

Vàng như tự nắng tự mưa

Tự lòng đất tự trời xưa nhuốm về (Lục bát hai câu - Ở thế gian)

Mùa thu từng nhuốm màu chia li với nỗi buồn sầu vương với chiếc lá vàng rơi rụng, giọt nắng đổ bên thềm, sự sâu lắng, hoang tàn của thời gian… Nhưng mùa thu trong cảm nhận của Đỗ Trong Khơi lại hiện lên tinh khôi, hòa điệu tuyệt diệu giữa thiên nhiên và cảm xúc tươi mới:

Tễu gõ mặt trăng, phỗng cười mặt nguyệt đêm quê làng sâu mấy ngàn năm

góc vườn cây dạ lan trở giấc

hương thơm lần hồi vẽ mặt thời gian. (Nết thời gianThơ Tuyển)

Dạng thời gian kí ức cũng tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong thơ Đỗ Trọng Khơi về màu khói trời chiều thoát lên từ mái nhà làng quê mộc mạc, gắn liền với hình ảnh mái ấm gia đình, với người mẹ kính yêu… gây nỗi nhớ làng, nhớ mẹ trong lòng người con xa xứ: “Thật nhiều lắm niềm cảm thương, da diết! - Nơi ấy có mẹ, nghĩa là có làng, có cây đa, bến nước, sân đình”. Có lúc thời gian chạy quanh chạy co, chục năm qua, có khi còn dài hơn thế mà thấy như chẳng gì khác, gì mới. Thời gian vẫn chưng ra y chang một bản diện thời gian cũ kỹ, như mùa thu vẫn luôn luôn là một cái gì đó xa xôi, kín đáo, bình dị và mênh mông, lắng dịu, bình yên:

Chiều chiều... trồng một cõi chiều dạ con chín chiều thắm thiết trong mong manh làn khói bếp thời gian lẫm chẫm đi về...

(Chiều chiềuThơ Tuyển)

Thời gian trong thơ Đỗ Trọng Khơi hiện lên trong khoảnh khắc tàn úa của chiều tàn, ngày tàn. Điều này thể hiện ngay ở nhan đề của rất nhiều thi phẩm như:

Giao thừa, Trà đêm, Đêm, Đêm nay, Chơi đêm, Cầm đêm đứng trước con đường,

đọng lại sau một ngày dài của cuộc sống xô bồ. Đêm tối đem đến không gian yên tĩnh nhất để con người có thể suy ngẫm. Đêm cũng là thời khắc khó khăn của cuộc đời. Đó chính là lí do thời gian đêm tối xuất hiện trong thơ ông nhiều đến vậy. Đêm được nhắc đến là những đêm không ngủ, đêm chỉ có ta làm bạn với ta. Cô đơn, khắc khoải và đầy ưu phiền. Ở đây đêm tối không phải là thời gian của tự nhiên mà đã chuyển hóa thành tâm trạng bao trùm lên cả không gian. Tất cả những nỗi nhớ, nỗi buồn và cả những suy ngẫm của nhân vật trữ tình đều được thể hiện trong dòng thời gian của đêm tối. Cái yên tĩnh, hiu quạnh đến đáng sợ của đêm khiến cho tâm trạng con người trở nên bối rối bỗng thấy mình nhỏ bé và lạc lõng giữa cái bao la của đất trời, của đêm sâu và như vô thức. Không biết tự thưở nào nhà thơ đã lấy đêm làm bạn và giải tỏa bao nỗi lòng. Đêm tối không lời nhưng lại là tri kỷ để nhà thơ gửi gắm bao tâm sự để rồi tất cả buồn vui, thương nhớ hòa lẫn thành những mạch cảm xúc tràn đầy: “Đêm tràn ngập, đêm rỗng không - đêm vụn gẫy lúc con sông thác đò” (Cảm giác đêm).Hay:

Tôi câm tôi hát trong lời

Khép thời gian lại tôi ngồi chơi đêm (Trà đêm - Ở thế gian)

Thời gian chiều tàn gắn liền với bức tranh đầy màu sắc: “Xanh về thì vàng ra đi - nhẹ nhàng lá chả bấc chì gì nhau - Chiều còn chừng một gang tay - bên kia vàng nắng, bên này trắng sương”… Màu sắc chủ đạo trong thơ ông thường là màu vàng (màu của ánh trăng, của buổi chiều, của nắng, cái vàng của ngàn xanh...). Nó là màu của sự hư ảo lay động lòng người, tạo sự ám ảnh trước thời khắc tàn úa của thiên nhiên:

Gió níu níu mau những chấm vàng giây giây tỏ lộ nét mang mang chân sương giời thả hoàng hôn lại đồng đất nhẹ ăn vẹn góc làng.

(Hoàng hônThơ Tuyển)

gian nào cũng như “người đại diện cho xã hội thời đại và nhân loại”. Đỗ Trọng Khơi đã tự xưng khi thì bằng “tôi”, bằng “ta”, và có khi bằng cả đại từ phiếm định “ai” nữa. Thời gian nghệ thuật vừa là phương tiện để nhà thơ thể hiện trọn vẹn cá tính, soi chiếu tâm hồn, mang ý nghĩa nhận thức và ý nghĩa thẩm mỹ sâu sắc, có khả năng dung chứa vô tận những biểu hiện phong phú của đời sống cũng như những cử động tế vi hay những cơn bão dữ dội của thế giới tinh thần con người. Khi nhà thơ cố gắng đi tìm chiều sâu tồn tại của cái bản ngã cá nhân nhỏ hẹp trong cuộc đời giữa cái mênh mông rộng lớn vô hạn của thời gian để rồi chợt nhận ra cái được - mất, cái hư - thực, cái ý nghĩa thực sự của cuộc sống trên đời:

Ta loại chi? Loại hư danh

hư vinh hư ảo… mong manh vô cùng cái thực – ít đến mênh mông

cái hư – nhiều kín cả đồng cỏ hoang (Ta IThơ Tuyển)

Khi bức màn cuộc đời của Đỗ Trọng Khơi hé mở, trong chúng ta dường như có những câu hỏi bất giác loé lên trong đầu: trong cõi nhân gian này sao lắm phận đời hẩm hiu đến vậy, thời hiện đại này có một cổ tích hiện đại không những thế ta lại phiêu lưu về thời đại trước thì Chế Lan viên cũng đề cập đến thân phận con người mang triết luận sâu sắc. Đó cũng là những suy nghĩ trăn trở về thân phận con người. Một trong những yếu tố quan trọng để tạo sự hấp dẫn và khẳng định tài năng nghệ thuật trong sáng tác thơ văn Đỗ Trọng Khơi là ông khai thác triệt để thời gian nghệ thuật theo ý đồ sáng tác và thể hiện tư tưởng, tình cảm cảm xúc cùng những chiêm nghiệm của bản thân về thế giới, con người và bản thân hết sức gần gũi thân thuộc. Nó có khả năng khơi dậy những tình cảm thiêng liêng của con người, tạo nên chất men lắng đọng của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 95 - 101)