Giọng điệu buồn thương, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 102 - 109)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Giọng điệu buồn thương, chiêm nghiệm

M.Bakhtin khẳng định: “Con người không thể hóa thân đến cùng vào các thân xác xã hội lịch sử hiện hữu. Chẳng có hình hài nào có thể thể hiện được hết tất cả mọi khả năng và yêu cầu con người ở nó. Chẳng có tư cách nào để nó có thể thể hiện cạn kiệt hết mình cho đến lời cuối cùng như nhân vật bi kịch hoặc sử thi, chẳng có khuôn hình nào để có thể rót nó vào đầy ắp mà không chảy tràn ra ngoài. Bao giờ cũng có phần nhân tính dư thừa chưa được thể hiện” [5, tr.109]. Xã hội là môi trường tồn tại của con người, nó tổng hòa các mối quan hệ giữa người với người, nó bao gồm cả cách nhìn nhận đánh giá của cá nhân đối với xã hội cùng các yếu tố tồn tại khách quan. Cách nhìn nhận của nhà văn về thế giới và con người đã tạo nên giọng điệu riêng mang phong cách riêng. Đỗ Trọng Khơi không tập trung khai thác những mảng tối của kiếp người trong xã hội mà hướng tới cõi tâm linh, sự tĩnh lặng, an nhiên trong tâm hồn khiến nỗi buồn khổ đã dần dần thay thế bằng sự am tường lẽ đời để chọn lấy thái độ sống cho mình. Nhà thơ cảm thức được sự tồn tại của con người vô cùng ngắn ngủi, vô thường vì vậy điều khao khát của một đời người là làm ra những giây phút

thực sự ý nghĩa để làm nên cuộc đời, làm nên những giá trị đích thực của cuộc sống. Quan điểm sống này chúng ta từng bắt gặp trong thơ của Xuân Diệu: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối - Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Giục giã). Sinh ra trên đời đã là một ân huệ thật lớn mà trời đất đã ban tặng cho con người nhưng để sống cho ra một kiếp người thì không hề giản đơn:

Trăm năm một chấm hư vô mà thôi

sao vẫn cầu phút hiện ra cuộc đời?

(Thời gianThơ Tuyển)

Đỗ Trọng Khơi vốn dĩ là con người giàu cảm xúc, nhạy cảm trước sự đổi thay của lòng người, thế giới, lại được kết tụ bởi nỗi bất hạnh của thân phận vì vậy mọi thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức… của nhà thơ đều được gửi vào giọng điệu riêng của ông. Với quan niệm của nhà thơ, con người vô cùng bé nhỏ, mỏng manh. Giữa cõi càn khôn, con người chỉ là hạt bụi vô thường nhưng không phải ai cũng ngộ ra điều đó. Vì thế, nhiều khi người ta bị cuốn vào những giấc mơ quyền lực, lợi danh, tiền tài, mà quên rằng thân phận con người chỉ là tro bụi, cỏ cây. Bằng lối thơ tinh tế, sắc sảo, khéo léo, khơi gợi xúc cảm nỗi buồn trước cái “ngợ hư vinh phù du” “Con người mang bản thể vũ trụ, đời sống mà soi tìm thấy cái bản ngã, cái chân thân mình” [3, tr.8]. Vì thế, ông thể hiện lập trường dứt khoát, ngay trong quan điểm sáng tác thơ văn. Nhà thơ không né tránh hiện thực, cho dù nó mang lại nỗi buồn, thơ văn phải có nhiệm vụ thiêng liêng là trồng lên cây đời xanh tươi tốt đẹp:

Trăm năm lập chữ gieo vào giấy chơi ngàn năm lập ý trồng lên cây lời

(Thời gianThơ Tuyển)

hiện cái nhìn điềm tĩnh và thấu hiểu sự đời trong thơ. Đi qua nhiều chặng thời gian, suy ngẫm và chiêm nghiệm sâu sắc từ số phận mình mang thân phận “rêu”, “đá”, “nước”, “mây”…, làm chủ đích sống của cõi vô thường, ông hướng đến vẫn không tách rời khỏi đời sống thường nhật. Đỗ Trọng Khơi thường đặt ra những câu hỏi tu từ, từ những hình ảnh bình dị về hoa, lá, cây đầy ẩn ý mang tính quy luật về đời sống nhân sinh mang nặng kiếp người. Bằng giọng mình để thấy tâm hồn ngậm ngùi mà tâm trí rất bình thản. Bình thản mà ngậm ngùi, ngậm ngùi mà luôn bình thản dường như đó chính là điệu hồn của ông:

Một mai hoa có là hoa

Lá còn là lá, cây là cây không Một mai nở đoá hư không

Bao nhiêu cát bụi mù trong nẻo đời

(Hoa đờiCon chim thiêng vẫn bay)

Sự tham sân si của con người đã tạo ra mặt trái của xã hội. Trước sự cám dỗ của danh vọng, chức tước tiền tài, vật chất… đã biến con người trở nên bon chen, đánh mất những điều trân quý thực sự của bản thân và cuộc đời, nó đè bẹp số phận hẩm hiu của con người bé nhỏ đặc biệt là ở những con người sống ở những miền quê nghèo khổ, để lại nỗi buồn nuối tiếc trong lòng. Trong thơ Đỗ Trọng Khơi, các chiều về không gian, thời gian, cảnh vật hiện lên không đơn giản một chiều mà luôn vận động trong sự mâu thuẫn đối lập tạo nên những chiều suy tưởng sâu sắc về cuộc đời số phận mang tính chiêm nghiệm, cảm xúc. Đương buổi bình minh nghe giọng chim hót mà sao tác giả lại ám ảnh bởi phận người, phận mình, khiến nhà thơ thèm khát tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên như “mây trắng” để thoát khỏi “ngợ hư vinh”. Nhà thơ mượn tiếng chuông chùa như một hồi chuông thức tỉnh lòng người thoát khỏi cõi phù du. Khuất lấp đằng sau lý lẽ nhẹ nhàng, hình ảnh tuy yếu ớt đó là nghị lực sống và lời chế nhạo thật sâu cay và thâm thuý:

Sớm nghe một giọng chim lành

Gặp làn mây trắng rong chơi Như ai ru lại ta thời ấu thơ Ngợ hư vinh cãi phù du

Trong binh boong tiếng chuông chùa thu không? (Ngợ hư vinh cãi phù duThơ Tuyển)

Đúng như cách bình giá của Ngô Văn Giá: “Cái lấp lánh của đời sống thẳm sâu của con người, trong cái cõi ẩn ức, cái cõi tâm linh của con người. Đỗ Trọng Khơi đã biểu đạt rất tinh tế và rất giỏi. Trong đó có những bài thơ có thể nói là điêu luyện” [36].

Từ nỗi buồn đau của thân phận và chứng kiến nỗi buồn của những người thân yêu, nhà thơ đã bày tỏ tình cảm bằng giọng điệu chia sẻ nỗi đau với thân phận của con người, đặc biệt là người phụ nữ như nhà thơ ông từng tâm sự: “Mỗi giai đoạn của cuộc sống với thơ ca thì những người phụ nữ này đều xuất hiện như một nguồn khởi và cũng là điểm tựa, cái nền tảng của thơ ca của tôi. Thì các bà mình đều là những phật tử của chùa làng. Những bộ kinh Pháp hoa kim cương, thế rồi tiếp xúc với các nhà sư ở chùa lúc bấy giờ cũng an ủi mình nhiều. Lúc bấy giờ chỉ là an ủi thôi. An ủi, động viên như là phương tiện chuyển tải thời gian. Thế rồi những cái tinh thần, cái tư tưởng về nhà Phật, cái giáo lý nhà Phật nó thấm vào mình lúc nào đó. Và đến bây giờ nó quán xuyến toàn bộ sự nghiệp văn chương của mình” [36].

Giọng buồn, đầy xúc động trước sự hi sinh của người vợ thể hiện sự trân trọng niềm hạnh phúc bình dị của cuộc đời:

Trưa nay giấm ớt chua cay bát cơm đơm cả hai tay vợ mời thân này đến thế này thôi

mai kia… vai dựa vai trời mà đi. (Vợ ơiThơ Tuyển)

Giọng đầy nuối tiếc trước hình ảnh người bà đáng kính đã khuất, nay chỉ còn đọng lại ở miền tâm linh qua hương khói thành kính:

Cháu muốn đưa tay ra xin

người ta về chợ. Lặng im ngõ nhà! Bà ơi, nhớ quá dáng bà,

sớm xưa buổi chợ hương quà còn thơm. (Bà ơiThơ Tuyển)

Lý tưởng sống cao đẹp của Đỗ Trọng Khơi là khao khát hướng tới một xã hội tốt đẹp, giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Hai cõi hư - thực, được - mất… thường hay trở đi trở lại trong thơ ông, tạo nên giọng điệu buồn, sâu lắng trong cách nhìn nhận về cuộc sống thông qua bức tranh mùa thu:

Với tay ngắt bóng lá vàng

Nghe sâu thẳm tiếng dương gian gãy cành Giật mình thức giữa mong manh

Hồn hương bóng sắc mà thành thu ư ? (Sông thu Ở thế gian)

Đỗ Trọng Khơi thường nhắc tới cõi hư vô. Này đây vùng âm thanh, màu sắc, này đây khoảng tĩnh vắng, hư ảnh khói sương của một không gian thiền, hiến mình cho cõi thiêng. Hư - tĩnh, u trầm mà sáng đẹp. Ấy là cái tĩnh của thiền, cái sáng đẹp nhất của bản chất đời sống. Vì vậy ngay như cái ánh sáng có giữa đời thường trong thơ ông cũng vẫn là thứ ánh tỏa chiết của một tư thế thiền định:

Ta về ở ẩn trong ta

đem thân thoáng chốc làm quà tặng chơi khuất thì khuất một ta thôi

ngày đương trưa nắng chia ngôi thật dài

(Ta về cõi taThơ Tuyển)

Tĩnh lặng, hư vô nhưng lại có khả năng gợi những liên tưởng xa, liên tưởng tương phản như trên, khiến câu thơ của Đỗ Trọng Khơi lạ lùng hơn, thu hút hơn, mặc dầu chưa thoát khỏi trường biểu cảm và lập tứ của thơ cổ điển: “Lịm vào hơi thở thời gian - hoa tàn, lá rụng, sương lan kín trời” (Khuya) gợi nhớ tầm cao rộng, mênh mang của không gian thông qua sự lan tỏa của những cảm giác cụ thể từ tai

nghe, mắt thấy, làn da cảm nhận... Rất phổ biến việc nhà thơ tận dụng lối đăng đối, trùng điệp, đề - dẫn của cổ thi, nhưng với một tinh thần phóng túng, linh hoạt của thơ hiện đại: “Dấu theo đã tỏ tấc đường - vẽ lên một sắc cỏ buồn như mây”. Nhà thơ không quên “chơi ngôn ngữ” như một cách để thơ mình khắc sâu vào lòng bạn đọc vẻ đẹp lóng lánh của nhiều sắc diện khác nhau trong cùng một trạng thái: “không gian không một vết lời” (Khuya). Ông thường sử dụng những kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Âm thanh vốn được cảm nhận qua khứu giác thì ở đây nhà thơ lại cảm nhận qua thị giác. Tứ thơ thật độc đáo: “ Lịm vào hơi thở thời gian - hoa tàn, lá rụng, sương lan kín trời - không gian không một vết lời - khuya ngân thoảng một tiếng cười con mơ” (KhuyaThơ Tuyển).

Cuộc sống của con người trong quan niệm của nhà thơ không hề giản đơn chỉ là sự tồn tại mà nó phải gắn liền với những gia vị của cuộc đời, số phận bao gồm cả niềm vui nỗi buồn. Hình ảnh thơ ông không cầu kỳ mỹ lệ, khó tìm mà rất gần gũi với đời sống của chúng ta:

Sống – nghĩa là cuộc đời và nói cuộc đời

nghĩa là nói con người

(Ghi ở nghĩa trangThơ Tuyển).

Đỗ Trọng Khơi đã đưa được toàn bộ cảm thức thơ của nhà thơ vào một thứ ánh sáng bất thường, lạ lùng, làm lay chuyển tâm hồn người đọc. Nhà thơ vận dụng nhịp điệu dìu dặt, nhẹ nhàng của thơ để mở rộng chiều kích rộng dài của không gian đầy biến động lúc giao thời giữa mùa hạ và mùa thu qua cảm giác thực thể về hình ảnh, âm thanh và màu sắc khá chắt lọc, tinh tế. Chất đời gắn kết giữa con người và thiên nhiên lại ẩn sâu trong cái nhìn thấu hiểu, cảm thông về quy luật tồn tại. Phố chiều thu là một bài thơ thao thiết nỗi niềm. Một nỗi buồn miên man được chưng cất, tinh luyện qua ngôn từ. Nỗi buồn đẹp tựa mùa thu bảng lảng:

Phố nghiêng nghiêng bóng buông lơi Ngã vào vòng xiết của trời hoàng hôn

Ô kìa, ở phía con đường

cây thu trổ chiếc lá non lên chiều

(Phố chiều thuThơ Tuyển)

Trong cái thời giao mùa của đất trời vào thu không chỉ hiện lên vẻ đẹp đặc trưng nhẹ nhàng quyến rũ, cái se lạnh của cảm xúc buồn mà còn tạo tính chiêm nghiệm sâu sắc về tình người còn vương mãi:

Ngàn thu trong một mùa thu vàng chưa hết sắc đó từ rất lâu tình còn đấy một đôi câu

làn mây con nước chân cầu còn trôi. (Tựa lục bátThơ Tuyển)

Điều làm nên sự khác biệt là thơ ông có phong vị thiền triết khá sâu sắc. Trong cuộc sống ồn ào bon chen nhiều bất ổn, gặp câu thơ thanh đạm lắng sâu, thiền triết, lòng ta thấy thanh thản nhẹ nhàng; một chút điềm tĩnh, một chút an nhiên thật đáng quý xiết bao. Nhấp chén trà trong đêm, Đỗ Trọng Khơi xúc cảm suy tư. Một thế giới cô đơn là điều kiện lý tưởng cho người nghệ sỹ say mê sáng tạo. Và quả nhiên, từ đây thi tứ đã lóe sáng. Trà thấm vào lòng người từng huyết mạch thì nhiều người có thể thức nhận ra điều ấy không mấy khó khăn, nhưng: “Lòng ta đêm thả vào trong lòng trà” thì chỉ có thi nhân mới cảm được mà thôi. Câu thơ vừa đẹp vừa mênh mang sâu thẳm:

Trà vừa mới ngậm nước xong

hương như thức dậy tận lòng cội cây Chén nghiêng nghiêng một vóc gầy tình xao mặt chén động lay vô cùng… Chân sen gót ngập gót ngừng

lòng ta đêm thả vào trong lòng trà. (Trà đêmThơ Tuyển)

Đỗ Trọng Khơi thường chú tâm đến những khoảnh khắc thời gian đặc biệt có tác động sâu vào tâm lý con người, như “giao thừa”, “rằm tháng Chạp” thời

điểm “mùa thu”. Những thời khắc ấy biến chuyển thành sự khắc khoải, day dứt của hồn thơ mong manh, nhạy cảm và đôi khi như bất lực, từ chối hiện thực để trở về thời ấu sinh:

Xanh về thì vàng ra đi

nhẹ nhàng lá chả bấc chì gì đâu Giao thừa khoảnh khắc đỏ au

lửa hương, tàn pháo, hoa đào, môi son Giao thừa khoảnh khắc chon von tưởng tan xác, lại vẫn còn tháng năm Hương thơm chẳng nói chẳng rằng cứ dìu xuân lại ăn năn bên vườn.

(Giao thừaThơ Tuyển)

Trong cõi bao la của cuộc sống xã hội, đời người chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh bé nhỏ, mong manh của nhà thơ. Đọc thơ ông, người đọc cảm nhận nỗi buồn như một tiêu chí thẩm mỹ, cái nhìn chiêm nghiệm như một phương thức nghệ thuật để nhà thơ đánh giá và thể hiện thái độ trước mặt trái của xã hội và cả những giá trị tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng cho con người.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ đỗ trọng khơi (Trang 102 - 109)