Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên dưới sự lãnh đạo của

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 27)

7. Bố cục của đề tài

1.2.2.Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên dưới sự lãnh đạo của

của Đảng Cộng sản

Ngày 5/10 /1930, Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Phú Yên ra đời. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên phát triển mạnh. Từ năm 1930 đến 1945, hoà chung dòng chảy lịch sử dân tộc, phong trào đấu tranh chính trị và cách mạng ở đô thị Phú Yên trải qua giai đoạn:

- Giai đoạn 1930 – 1931: Từ năm 1930, khi Đảng cộng sản ra đời, phong trào cách mạng ở Tuy Hòa, Phú Yên có chuyển biến mới. Tháng 1/1931, Tỉnh ủy lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam ở Phú Yên được thành lập do đồng chí Phan Lưu Thanh làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào đấu tranh của nhân dân Phú Yên diễn ra mạnh mẽ trong 2 năm 1930 – 1931. Tỉnh uỷ đã t ch c các đoàn thể quần chúng xúc tiến tuyên truyền vận động nhân dân chống thực dân Pháp và triều đình phong kiến. Dù gặp nhiều khó khăn bởi sự khủng bố của địch nhưng năm 1931, nhiều thanh niên yêu nước ở Tuy Hoà vẫn kiên trì bắt mối, xây dựng t ch c cơ sở Đảng. Vào những ngày cuối tháng 4 và giữa tháng 5 – 1931, nhiều nơi trong đô thị xuất hiện truyền đơn của cách mạng, kêu gọi nhân dân ủng hộ chính quyền Xô viết, ủng hộ đồng bào Nghệ - Tĩnh và Quảng Ngãi chống địch khủng bố trắng, đòi giảm thuế, thả tù chính trị. Ngày 24/ 11/1931, chi bộ Đảng đầu tiên ở Tuy Hoà được thành lập tại chùa Ông do đồng chí Trương Nở làm bí thư. Trong bu i lễ thành lập, chi bộ đã ra s c tuyên truyền giác ngộ quần chúng; vận động quần chúng ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh, chống địch khủng bố trắng...

- Giai đoạn 1932 – 1935: Sau cao trào cách mạng 1930 – 1931, thực dân pháp tiến hành “khủng bố trắng” trên phạm vi cả nước. Nhiều đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt. Tuy vậy, các đồng chí đảng viên trong chị bộ vẫn ra s c hoạt động in truyền đơn, kêu gọi nông dân đấu tranh đòi giảm sưu thuế, đòi thả từ chính trị, chống đ i phong bại tục, chống phu phen tạp

dịch.... Phong trào diễn ra thời kì này tuy không rầm rộ, sôi n i, nhưng có tác dụng hâm nóng, giữ thế liên tục, tạo điều kiện cho bước phát triển tiếp theo.

- Giai đoạn 1936 - 1939: Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Tuy Hòa đã phục hồi và ngày càng phát triển mạnh. Để giác ngộ về con đường cách mạng vô sản và đường lối của Đảng, các t ch c đoàn thể ở Tuy Hòa đã khuyến khích và t ch c cho thanh niên đọc các sách chính trị ph thông, nói về đấu tranh giai cấp, về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Các tập sách “Vấn đề dân cày” của Trường Chinh - Võ Nguyên Giáp, hoặc thơ Tố Hữu được ph biến. Những hình th c đấu tranh của nhân dân Tuy Hòa thời kỳ này rất phong phú, đa dạng. Trong cuộc vận động thu thập ý nguyện nhân dân gởi phái đoàn điều tra của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp, đảng viên được cử về khắp các vùng nông thôn phát động quần chúng thu thập nguyện vọng, một mặt vận động nhân dân ký tên vào bản Dân nguyện, đồng thời tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Những cuộc vận động của các đảng viên ở từng làng đã biến thành những cuộc mít - tinh, dân chúng sôi n i ủng hộ. Sau cuộc vận động ký tên vào bản Dân nguyện, tháng 8/1937, theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy khắp các làng xã trong đô thị lại diễn ra cuộc vận động dồn phiếu cho ng cử viên Trần Chương và tranh thủ Phạm Đàm trúng vào viện dân biểu Trung kỳ. Trước khi Viện họp, Tỉnh uỷ Phú Yên đánh điện gởi yêu sách cho Viện Dân Biểu Trung kỳ phản đối dự án tăng thuế thân do thực dân Pháp đề ra, ủng hộ yêu sách của những người nghệ sĩ dân chủ. Ngoài ra Tỉnh ủy còn chủ trương cho đảng viên trong huyện tìm cách, xây dựng cơ sở, đưa người của ta hoặc có cảm tình với cách mạng giữ các ch c vụ: Lý, Hương , để che chở phong trào và bảo vệ cơ sở của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, ngày 14/7/1938, thị xã Tuy Hòa t ch c mít tinh đòi phòng thủ Đông Dương, chống tăng thuế, chống bắt lính, bắt xâu. Sự kiện này có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở Phú Yên.

dân Pháp bị đ , nguy cơ chiến tranh phát xít ngày càng đến gần, bọn thực dân Pháp ở Đông Dương ra s c đàn áp khủng bố phong trào cách mạng ở nhiều nơi trong cả nước. Ở Tuy Hòa, chúng ráo riết truy lùng bắt bớ đảng viên, cấm các hội quần chúng hoạt động. Ngày 1/9/1939, cuộc chiến tranh thế giới th 2 bùng n , chính quyền thuộc địa ở Tuy Hòa ban hành lệnh T ng động viên (3/9/1939), kêu gọi lòng trung thành bảo vệ “Mẫu quốc”, ráo riết bắt thanh niên b sung các đơn vị lính chiến, lính thợ đưa sang Pháp. Chúng tăng thuế thân, thuế ruộng và các th thuế khác để bòn rút tiền của nhân dân ta phục vụ cho chiến tranh. Chưa đủ, chúng còn bắt đồng bào đi phu mở đường chiến lược ở Tây Nguyên, làm đường La Hai đi Trà Kê, Phong Niên - Vân Hòa đi Trà Kê nối liền với tỉnh lộ 7 (bây giờ là quốc lộ 25), làm sân bay quân sự Đ ng Tác.

Ngoài khó khăn do bị địch đàn áp khủng bố bắt lính, bắt xâu, thuế khóa nặng nề, nhân dân trong huyện còn phải đương đầu với những khó khăn về kinh tế. Trong tình trạng chiến tranh, kinh tế khủng hoảng, hàng hóa khan hiếm đắt đỏ, Liên nông thương đoàn lập kho ở Phú Th độc quyền mua nông th sản , làm cho đời sống người nông dân ngày càng điêu đ ng và hàng loạt nhà buôn nhỏ bị phá sản. Trong khi nền kinh tế bị sa sút nhân dân bị bắt bớ khủng bố, thì các đạo như: Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài lại ra s c truyền đạo, thi nhau phát triển.

Tuy lúc bấy giờ sự lãnh đạo của Đảng bị khủng bố mất liên lạc với Đảng cấp trên, đường lối chủ trương của Đảng không đến được với quần chúng, nhưng trước cảnh áp b c bóc lột nặng nề, nhân dân nhiều nơi Tuy Hoà đã n i lên chống bắt lính không chịu sang Pháp làm bia đỡ đạn, kêu kiện đòi rút thời hạn đi phu làm đường chiến luợc. Kết quả chúng đã phải nhượng bộ.

Ngày 28/9/1939 toàn quyền Catroux ra nghị định giải tán các t ch c nghiệp đoàn và Hội tương tế, Hội ái hữu. Tiếp đến ngày 5/10/1939 chính phủ thuộc địa ra đạo dụ cấm hội họp, cấm tuyên truyền cộng sản, tịch thu các sách

báo tiến bộ. Tại Tuy Hòa chúng bắt hơn ba mươi đảng viên và quần chúng cốt cán đem về giam tại nhà lao Tuy Hòa một thời gian dài không xét xử. Những người bị bắt đã đấu tranh, cuối cùng buộc chúng phải mở phiên tòa kết án những người bị bắt đã phạm tội làm rối loạn trị an.

Phong trào đấu tranh của nhân dân Tuy Hòa trong thời kỳ này ch ng tỏ: giai cấp công nhân, nông dân trên địa bàn Tuy Hòa lúc bấy giờ phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Lực lượng công nhân mà chủ yếu là công nhân nhà máy đường Đồng Bò, công nhân đồn điền và công nhân làm đường chiến lược đã đấu tranh liên tục, bền bỉ.

Tháng 9/ 1940, Nhật vào Đông Dương, cấu kết với Pháp bóc lột nhân dân. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. Dưới ánh sáng chỉ thị lịch sử “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, cao trào kháng Nhật c u nước cuồn cuộn dâng lên khắp cả nước. Các đồng chí đảng viên cũ ở Tuy Hoà đi tìm gặp nhau trao đ i tình hình, nhận định thời cuộc, bàn cách vận động t ch c tập hợp lực lượng quần chúng và phân công đi tìm bắt liên lạc với t ch c Đảng.

Tháng 5/1945, bốn đồng chí: Trương Kiểm, Lê Cấp, Đoàn Sơ và Hoàng Văn Phúc được Đảng ủy nhà lao Buôn Ma Thuột phân công về hoạt động ở Phú Yên, các đồng chí liên hệ được hầu hết những đồng chí đang hoạt động ở Tuy Hòa và thành lập Tỉnh ủy lâm thời (tháng 6/1945). Chủ trương của Tỉnh ủy Phú Yên:

-Tuyên truyền giác ngộ quần chúng, động viên quần chúng đ ng lên đánh đ phát xít Nhật bọn tay sai bán nước giành chính quyền về tay nhân dân.T ch c những cuộc biểu tình vũ trang thị uy, nâng cao khí thế cách mạng của quần chúng.

- Phát triển các đoàn thể quần chúng.

- Thành lập Ủy ban Việt Minh và Ủy ban khởi nghĩa các cấp .

sở cách mạng trong hàng ngũ binh sĩ địch. Tỉnh ủy phân công đồng chí Lê Cấp phụ trách Huyện Tuy Hòa [42, tr 76].

Thực hiện chủ trương trên, tại Tuy Hòa, Mặt trận Việt minh một mặt ra s c tuyên truyền giác ngộ quần chúng, mặt khác phát triển mạnh mẽ các đoàn thể c u quốc ở các xã, tiến hành các cuộc quyên góp làm quỹ, xây dựng đội tự vệ vũ trang và t ch c các cuộc biểu tình vũ trang thị uy để nâng cao uy thế cách mạng của quần chúng.

Mở đầu những ngày Tháng Tám sôi sục khí thế cách mạng, trong hai ngày 18 -19/8/1945, hàng vạn người các t ng Hòa Mỹ, Hòa Đa, Hòa Lạc, Hòa Lộc ... đã vũ trang xuống đường biểu tình thị uy, sau đó kéo dự mít tinh tại sân bay Chóp Chài và tuần hành biểu dương lực lượng. Tiếp đến các ngày 20 - 21/8, những cuộc biểu tình thị uy của quần chúng lại liên tiếp n ra ở khu nhà máy đường Đồng Bò. Ngày 23/8/1945, hơn 5000 đồng bào các t ng trong huyện tiếp tục biểu tình thị uy, mang theo gậy gộc, giáo mác, băng - rôn khẩu hiệu, cờ đỏ sao vàng kéo xuống Phủ lỵ (thị xã Tuy Hòa) cùng nhân dân các phường t ch c mít - tinh, đồng bào tuần hành giơ cao gậy gộc, giáo mác và hô to khẩu hiệu: “Đả đảo phát xít Nhật”, “Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim”, “Việt Nam độc lập muôn năm”. Chính quyền thuộc địa từ phủ đến làng xã do chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim dựng lên hầu như tê liệt, chúng hết s c lo sợ, một số tìm cách liên hệ với Việt minh, toàn bộ binh lính bảo an đều ngã theo cách mạng. Còn bọn thân Nhật đến lúc này bắt đầu trở chiều, một số xin tham gia Việt minh. Những người ở các thành phần lớp trên đều ủng hộ cách mạng, cho con em tham gia các t ch c đoàn thể của Việt Minh. Các tầng lớp nhân dân lao động và người nghèo kh , đ ng hẳn về phía cách mạng, nhiệt liệt hưởng ng những chủ trương của Mặt trận Việt Minh; tích cực tham gia vào các đoàn thể. Nhờ vậy, các đoàn thể c u quốc trong huyện phát triển nhanh chóng, có nhiều nơi t ch c hoạt động công khai.

đạo của Việt Minh đã n i dậy khởi nghĩa chiếm phủ lỵ, chiếm đồn bảo an, thu vũ khí, rồi tiếp tục chiếm phủ đường, nhà dây thép ... và thu toàn bộ tài liệu và trên 100 đồng tiền Đông Dương. Cũng ngày hôm đó, đông đảo công nhân nhà máy đường và nhân dân trong vùng t ch c mít - tinh, vũ trang biểu tình, tước đi giới lính bảo an, chiếm nha Bang tá , bắt giam bọn phản động thân Nhật và tuyên bố thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời. Chiều ngày 31/8/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Phủ Tuy Hòa được thành lập do đồng chí Trần Suyền làm Chủ tịch.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhưng ngay sau đó phải đương đầu trước tình thế nghiêm trọng. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp tái chiếm nước ta lần 2. Từ 1945 – 1954, Tỉnh Phú Yên và đô thị Tuy Hoà nằm trong vùng tự do Liên khu V. Nhân dân Tuy Hoà, Phú Yên vừa xây dựng, phát triển thực lực chính trị, vũ trang, tăng gia sản xuất tự cấp, tự túc, vừa tăng cường phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành vùng tự do Phú Yên, đồng thời cùng các tỉnh trong vùng thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến.

Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi, buộc Pháp phải kí Hiệp định đình chiến Giơnevơ (21/7/1954), chấm d t chiến tranh xâm lược Việt Nam. Theo Hiệp định Giơnevơ, Tuy Hoà trở thành nơi tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực của lực lượng kháng chiến. Cuộc kháng chiến bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám, bảo vệ độc lập tự do cho T quốc của nhân dân Phú Yên bước sang giai đoạn mới.

Rõ ràng, trước năm 1954, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân đô thị Tuy Hoà, Phú Yên phát triển rất phong phú, đa dạng, lôi kéo một lực lượng đông đảo quần chúng tham gia. Đây là một tiền đề hết s c quan trọng cho sự phát triển của phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Tuy Hoà, Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975).

Tiểu kế ƣơ 1

Đô thị Tuy Hoà, Phú Yên nằm ven biển duyên hải miền Trung, có vị trí chiến lược quan trọng. Đặc điểm địa lý tự nhiên cùng với đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội đã được xem là một địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự ở khu vực Nam Trung Bộ.

Trong suốt chiều dài lịch sử, để bảo vệ và phát triển quê hương, nhân dân Phú Yên nói chung và Tuy Hòa nói riêng đã phát huy truyền thống yêu nước, đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, có nhiều đóng góp và cống hiến vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, nhân dân Tuy Hòa -Phú Yên đã liên tục đấu tranh chống thực dân Pháp. Tuy nhiên do hạn chế về đường lối, về phương pháp đấu tranh nên chưa thành công. Năm 1930, khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhân dân Phú Yên trong đó có đô thị Tuy Hòa đã tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai trong các phong trào cách mạng 1930 -1931, 1936 -1939, đặc biệt trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945. Thắng lợi trong T ng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Phú Yên đã góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc.

Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân Tuy Hòa, Phú Yên lại bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần th hai. Trong 9 năm kháng chiến, Phú Yên nằm trong vùng tự do Liên Khu V. Nhân dân Tuy Hòa, Phú Yên vừa chiến đấu vừa đẩy mạnh sản xuất tự túc, chắt chiu từng hạt gạo, viên đạn chi viện cho chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ về chấm d t chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Sau Hiệp định, vùng tự do Liên Khu V thuộc quyền kiểm soát của Pháp, nhưng sau đó khi Pháp rút thì Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã tiếp quản vùng tự do trong đó có Tuy Hòa - Phú Yên. Từ đây nhân dân Tuy Hòa, Phú Yên lại bước vào cuộc chiến đấu chống Mĩ, c u nước đầy khó khăn gian kh nhưng từng bước giành được những thắng lợi vẻ vang.

CHƢƠNG 2: DIỄN TIẾN PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở ĐÔ THỊ PHÚ YÊN TRONG KHÁNG CHIẾN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 27)