Chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gòn

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 34 - 37)

7. Bố cục của đề tài

2.1.1.Chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gòn

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân ta kết thúc với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), chấm d t chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh th của Việt Nam. Theo quy định của Hiệp định, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền để tập kết lực lượng, lấy vĩ tuyến 17 (Sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tạm thời nằm trong sự kiểm soát của Pháp. Sau hai năm (7/1956 ) nhân dân Việt Nam sẽ t ch c t ng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Đó là cơ sở pháp lý để nhân dân ta đấu tranh thống nhất T quốc.

Nhưng sau khi Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, lợi dụng Pháp suy yếu, đế quốc Mĩ đã thay chân Pháp ở miền Nam với âm mưu thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn c quân sự của Mĩ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan tràn xuống Đông Nam châu Á; đồng thời lấy miền Nam làm căn c để tấn công miền Bắc, tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ở Đông Nam châu Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Để thực hiện âm mưu trên, đế quốc Mĩ từng bước tiến hành gạt bỏ thực dân Pháp và thế lực thân Pháp, lập chính quyền tay sai thân Mĩ, lập các đảng phái phản động và tập hợp các thế lực chính trị để hậu thuẫn cho bọn ngụy

quyền. Trước đó, ngày 7/7/1954 khi thấy Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có thể được ký kết, Mĩ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn thân Mĩ. Ngày 30/6/1955 toàn bộ quân viễn chinh Pháp rút khỏi Việt Nam, từ đó quân đội Sài Gòn do Mĩ trực tiếp tài trợ, trang bị và chỉ huy. Như vậy, đế quốc Mĩ và bọn tay sai của chúng trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam.

Sau khi thay chân Pháp, Mĩ - Diệm tiến hành tiếp quản các địa phương trên toàn miền Nam. Tiếp quản đến đâu, chúng tiến hành thiết quân luật, bắt giam, giết người, gây tang tóc đau thương đến đó. Ở Phú Yên, chúng điều về đây những đơn vị ngụy quân và bọn tay sai gian ác, chia quân ra từng tiểu đội đóng tại các làng, các vùng trọng yếu. Đồng thời, chúng giao quyền cho bọn tay sai thẳng tay đàn áp bất c cuộc đấu tranh nào của nhân dân. Chúng sử dụng bọn phản động trong Thiên chúa giáo, bọn Quốc dân Đảng, Đại Việt, đưa bọn lưu manh, bất mãn với chính quyền cách mạng và bọn tề nguỵ luu vong trở về lập bộ máy chính quyền tay sai thân Mĩ. Để có lực lượng đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, chúng t ch c lực lượng cảnh sát, mật vụ, thám báo, có quân chủ lực, bảo an, dân vệ được đế quốc Mĩ huấn luyện, yểm trợ. Cầm đầu những lực lượng này là các tên ác ôn được chọn trong số tay sai của thực dân Pháp từ miền Bắc mới di cư vào Nam và một số phần tử xấu xuất thân từ giai cấp phong kiến bóc lột. Có thể nói quá trình tiếp quản Phú Yên là quá trình gây tội ác man rợ của Mĩ - Diệm. Chúng cho lập hàng loạt nhà giam mới từ tỉnh đến quận, xã để giam giữ cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước. Nhà giam Ngọc Lãng ở thị xã Tuy Hòa thường xuyên nhất từ 400 đến 500 người, có lúc lên đến hàng ngàn người. Ở vùng căn c miền Tây, địch lùng bắt cán bộ, tuyên truyền chia rẽ đồng bào Kinh với đồng bào các dân tộc thiểu số, ly gián cán bộ với nhân dân, cắt đ t quan hệ miền xuôi và miền ngược. Đi đôi với khủng bố, địch trắng trợn tước đoạt mọi quyền lợi mà nhân dân giành được trong kháng chiến..

Từ năm 1955, sau khi tạm thời n định được bộ máy chính quyền ở miền Nam , Mĩ - Diệm phát động các đợt “tố cộng” khắp nơi để tấn công vào Đảng bộ miền Nam. Chúng tuyên truyền khẩu hiệu “Bài phong, đả thực, diệt cộng”, song thực chất nhằm mục tiêu chính là tiêu diệt t ch c Đảng và cán bộ đảng viên ở miền Nam. Ở thị xã Tuy Hòa từ giữa năm 1955, địch đã tạm thời thiết lập được bộ máy ngụy quyền. Các đảng phái và t ch c phản động như “Việt Nam phục quốc”, Phong trào cách mạng quốc gia”, “Tập đoàn công dân”, Đảng cần lao nhân vị được thành lập đến cấp xã. Các đoàn thể “Thanh niên cộng hòa”, “Phụ nữ liên đới” cũng được thành lập để lôi kéo, tranh giành quần chúng với cách mạng. Thực hiện chiến dịch “tố cộng”, chính quyền địch ở Tuy Hòa mở nhiều đợt tấn công, khủng bố nhân dân rất dã man. Chúng lấy các xã Hòa Kiến, Hòa Trị và Hòa Quang làm nơi “thí điểm” chiến dịch tố cộng. Trước khi “tố cộng ”, chúng bắt nhân dân đeo khẩu hiệu trước ngực “tố cộng là an dân, dung cộng là phản quốc”, đồng thời bắt bớ cán bộ đảng viên, đánh đập tàn bạo để uy hiếp, gây tâm lý sợ hãi trong quần chúng, chúng bắt nhân dân phải tố cáo cán bộ đảng viên, ly khai với người thân đi tập kết.

Thủ đoạn của địch như chôn sống, m bụng, bỏ đá vào xác ném xuống sông.... hết s c tàn độc, dã man. Tại xã Hoà Thành, Tuy Hoà, chúng chôn sống một lúc 8 người ở Phú Lễ. Tại xã Hoà Bình chúng chôn sống một lúc 4 người. Tại Hoà Mĩ, chúng giết 4 đồng bào ta rồi m bụng bỏ đá vào ném xác xuống bầu Hương.

Chiến dịch “Tố Cộng” được Mĩ - Diệm coi là quốc sách, là biện pháp chiến lược chủ yếu quyết định thành bại của “chế độ”. Mục tiêu chiến dịch “Tố Cộng” của địch là đánh trên diện rộng lúc đầu, sau đó đánh chiều sâu, đánh cả nông thôn và thành thị, tập trung những nơi có phong trào mạnh. Đánh vào cả Đảng Cộng sản và đánh vào cả dân, lấy đánh vào Đảng Cộng sản làm mục tiêu quyết định nhất. Để vừa tiêu diệt con người, vừa tiêu diệt tinh thần, tư tưởng, tất cả đều nhằm mục đích tối hậu là làm cho con người Cộng

sản hoặc bị tiêu diệt hoặc thuần phục Mĩ - Diệm, làm cho quần chúng hoặc chết hoặc trở thành người dân phục tùng chế độ của chúng.

Những năm 1958 – 1960, Mĩ - Diệm càng điên cuồng đẩy mạnh “Chiến tranh đơn phương” chất chồng tội ác đối với nhân dân miền Nam. Tháng 5/1959 lại ra sắc lệnh số 91 (còn gọi là luật 10/59), lê máy chém đi khắp miền Nam thẳng tay chém giết những người yêu nước. Tại Tuy Hoà cũng như toàn tỉnh Phú Yên, địch triển khai cái gọi là “chiến dịch tố cộng” nhằm củng cố bộ máy ngụy quyền cơ sở, đồng thời mở lớp “cải huấn” buộc cán bộ, đảng viên và gia đình có người tập kết phải học các tài liệu chống cộng. Cách mạng miền Nam nói chung và cách mạng Phú Yên nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Sự thay đ i tình hình sau Hiệp định Giơ-ne-vơ và chính sách của Mĩ – Diệm đặt nhân dân miền Nam nói chung và Phú Yên nói riêng trong hoàn cảnh mới, cần thay đ i chủ trương, sách lược để đối phó với kẻ thù.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 34 - 37)