7. Bố cục của đề tài
2.2.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên (1961 – 1965)
Trên cơ sở vùng giải phóng được thành lập đầu năm 1961, Mặt trận Dân tộc giải phóng huyện Tuy Hoà được thành lập tại Hóc Xoài (Hoà Thịnh) do đồng chí Nguyễn Cần làm chủ tịch. Phong trào đấu tranh chống Mĩ – Diệm ở Tuy Hoà đặt dưới sự lãnh đạo của Mặt trận và Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Tuy Hoà.
Chấp hành Nghị quyết của Trung ương, Liên khu V, Tỉnh uỷ, quân dân Phú Yên ra s c thi đua giết giặc lập công và đẩy mạnh phong trào phá ấp chiến lược. Từ tháng 11/1961 phối hợp với lực lượng vũ trang của tỉnh, quân và dân Tuy Hòa 2 liên tục tiến công, hỗ trợ cho quần chúng n i dậy phá ấp chiến lược. Chỉ trong vòng mấy tháng ta đã san bằng nhiều ấp chiến lược của địch ở các xã ven núi Hòa Định, Hòa Quang, Hòa Kiến ... một số thôn được giải phóng thoát khỏi sự kìm kẹp của địch như Cẩm Tú, Thọ Bình, Hòa Kiến,
Nước Nhĩ (Hòa Định). Ta và địch giằng co quyết liệt trong việc phá ấp chiến lược hơn 4 năm trời, ta phá, địch lại bắt dần rào lại, do đó việc phá ấp phải thực hiện nhiều lần đến năm 1965 về cơ bản ở đồng bằng mới phá xong, còn một số ấp thị trấn, thị xã vẫn tồn tại đến ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh.
Cùng với phong trào đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” của quần chúng, giữa năm 1961, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, bán vũ trang nhân dân đã đột nhập, tấn công địch giải phóng nhiều địa phương thuộc xã Hoà Kiến, Hoà Quang, Hoà Định.... Sau khi mở rộng vùng giải phóng ở đồng bằng, giữa năm 1962, quần chúng tiếp tục xây dựng các vùng “căn cứ lõm” lúc chìm, lúc n i xung quanh các thị trấn, thị xã để làm chỗ đ ng chân cho lực lượng cách mạng như Cẩm Tú, Đá Bàn, Dúi Thẻ, Nước Nhì, Hang Dơi, Suối. Đây được xem là những pháo đài vững chắc nhất để bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng, đồng thời đẩy lùi các chiến dịch đánh phá của địch như “Hải Yến”, “Dân thắng”, “Quyết thắng”.
Sang năm 1963, chính sự mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh của nhân miền Nam và Tuy Hoà, Phú Yên. Chính sách thống trị độc tài mất lòng dân đã đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm vào con đường ngày càng bị cô lập, nội các chia rẽ phân hóa. Ngô Đình Diệm một mặt lo thanh trừng nội bộ, mặt khác thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, đàn áp tôn giáo và học sinh, sinh viên. Trước tình hình ấy, Đảng bộ chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động học sinh, phật tử và các tầng lớp nhân dân ở thị xã đấu tranh chống lại địch, tạo điều kiện cho phong trào phá ấp chiến lược và đấu tranh vũ trang phát triển. Bằng nhiều biện pháp linh hoạt, t ch c cách mạng đã phát triển được rất mạnh ở cơ sở, trong tầng lớp học sinh và nhân dân lao động. Hoạt động cách mạng ở ngoài phạm vi thị xã tác động to lớn đến phong trào nội ô. Phần lớn lực lượng học sinh thị xã Tuy Hòa đã được phát triển thành cơ sở cách mạng ở các trường học tư thục Bồ Đề, trường Nguyễn Huệ ...
Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đ (1/11/1963), các giáo phái mâu thuẫn lẫn nhau, binh lính địch hoang mang dao động, quần chúng nội thị n i lên biểu tình đòi dân chủ dân sinh. Các tầng lớp giáo viên, học sinh, tiểu thương, tiểu chủ, công nhân, phật tử, thương phế binh...được sự lãnh đạo và chỉ đạo của cấp uỷ địa phương và các đoàn thể quần chúng hỗ trợ đã t ch c nhiều cuộc đấu tranh. Ngày 6/11/1963, một số giáo viên trường Nguyễn Huệ (thị xã Tuy Hoà) trực tiếp lãnh đạo học sinh các lớp đệ nhị, đệ tam, đệ nhất n i dậy bao vây văn phòng trường, t ch c diễn đàn tố cáo tên hiệu trưởng Nguyễn Đăng Ngọc làm gián điệp cho Ngô Đình Cẩn. Tiếp đó, vào tối ngày 7/11/1963, thầy trò trường Bồ Đề và trường Nguyễn Huệ kéo nhau xuống đường, cùng với một số anh chị em công nhân, tiểu thương, tiểu chủ và quần chúng nội thị cùng nhau giương cao biểu ngữ, hô vang khẩu hiệu “đả đảo chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm”, đòi giảm học phí, lệ phí, chống kìm kẹp trong nhà trường, đòi bãi bỏ thiết quân luật, bãi bõ chế độ quân sự học đường.... Tiếp theo những cuộc biểu tình và mít tinh của các nhà trường còn có những cuộc biểu tình của tăng ni, phật tử vạch tội ác của Mĩ – nguỵ đốt phá chùa chiền, thánh thất, khủng bố sư sãi...Họ hô vang khẩu hiệu “tự do tín ngưỡng”, buộc địch không được đốt phá chùa chiền, không được ngăn cấm tín đồ đi chùa cầu siêu, thuyết pháp, hội thảo...
Có thể nói, cuộc đấu tranh chính trị ở đô thị Tuy Hoà cuối năm 1963 là cuộc biểu dương lực lượng hùng hậu của quần chúng, lôi cuốn mọi ngành, mọi giới tham gia. Phong trào đấu tranh chính trị ấy đã góp phần làm sâu sắc thêm những khủng hoảng trong giai cấp thống thị Mĩ – nguỵ, làm phá sản bước đầu chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của chúng, tạo đà cho cách mạng tiến lên.
Tháng 12/1963, Hội nghị lần th 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp ra Nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam khẳng định: “Phương châm chiến lược chung của cuộc chiến tranh cách mạng của nhân
dân miền Nam là chiến đấu lâu dài, dựa vào sức mình là chính; về phương châm đấu tranh thì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang một cách linh hoạt tuỳ theo từng vùng và từng thời kỳ khác nhau ” [32,tr.827]. Nghị quyết còn chỉ rõ phải hiểu cho đúng phương châm kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị đóng một vai trò rất cơ bản và rất quyết định. Phương châm kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang không chỉ áp dụng tạm thời mà phải áp dụng lâu dài. Quá trình thực hiện phương châm ấy là quá trình tích cực chuẩn bị để tiến tới bước quyết định đánh đ hoàn toàn nền thống trị của địch ở miền Nam bằng t ng công kích kết hợp với t ng khởi nghĩa.
Quán triệt Nghị quyết của Trung ương Đảng, tháng 5/1964 Tỉnh ủy Phú Yên họp mở rộng ra nghị quyết, trong đó nhấn mạnh vấn đề đưa đấu tranh chính trị lên song song với đấu tranh vũ trang, trong đấu tranh phải có t ch c và lãnh đạo chặt chẽ, kiên quyết khắc phục khuyết điểm nặng vũ trang, nhẹ chính trị mà tư tưởng chính là gờm ngại địch, sợ hi sinh ác liệt, đánh giá không đúng tình hình địch, ta, thiếu lòng tin ở khả năng và bạo lực cách mạng của quần chúng.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân được đẩy mạnh và giành thắng lợi lớn. N i bật là sự kiện đấu tranh nhập vào quận và tỉnh đường nguỵ của quần chúng xã Hòa Thịnh, xã Hòa Mỹ ( Tuy Hòa ) vào đầu tháng 6-1964 đòi bồi thường nhân mạng cho 4 nông dân bị lính ngụy bắn chết và cắt 4 đầu đem về báo công lĩnh thưởng. Qua cuộc đấu tranh nhập quận ngày 1/6/1964, quần chúng nhất là chị em phụ nữ, gia đình binh sĩ, gia đình phật giáo rất phấn khởi vì mình tay không biểu dương được s c mạnh, bọn nguy quân, ngụy quyền, tỉnh, quận không dám làm gì trước sự đồng tâm hiệp lực, đấu tranh có lý, có tình của nhân dân, của chị em phụ nữ.
Nghị quyết chỉ rõ: “Yêu cầu chung của đấu tranh chính trị trong Khu hiện nay là kết hợp chặt chẽ với đấu tranh vũ trang thực hiện nhiệm vụ chung trước mắt, cụ thể là phát động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, phá kìm kẹp, làm chủ nông thôn, chống càn quét, khủng bố, chống lấn chiếm, giữ vững và xây dựng tốt vùng căn cứ, vùng giải phóng; đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi dân chủ, làm lỏng kìm kẹp của địch ở thành thị; mở rộng phong trào chống Mỹ, phong trào đòi hoà bình trung lập, chấm dứt chiến tranh trong thành thị và trong hàng ngũ địch, tấn công chính trị vào hàng ngũ địch” [52,tr344].
Thực hiện chủ trương của Thường vụ Khu ủy V, để đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng lên một bước cao hơn, Tỉnh ủy Phú Yên chỉ đạo các huyện, các xã trên địa bàn tỉnh trong đó có Tuy Hoà đẩy mạnh thành lập các “đội quân tóc dài”, biên chế thành các đại đội, tiểu đoàn dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp hội phụ nữ. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác đấu tranh chính trị thời gian này là đòi bọn địch không được nã pháo, ném bom bừa bãi vào khu dân cư, không được càn quét, đột phá nhà cửa, tài sản của nhân dân, phải bồi thường những thiệt hại do chúng gây ra, đòi thả chồng, con, em về với gia đình, để nhân dân được tự do đi lại, làm ăn. Sau mỗi lần địch gây ra cho dân những thiệt hại các cấp ủy Đảng, Ban đấu tranh chính trị huyện, xã và lãnh đạo Hội phụ nữ liền t ch c đưa quần chúng nhân dân lùa theo trâu bò, mang theo đồ dùng sinh hoạt tiến vào các quận lỵ, đòi địch phải bồi thường, chấp nhận những yêu sách của nhân dân.
Đến giữa năm 1964, do yêu cầu tập hợp quần chúng số lượng đông và lãnh đạo quần chúng số lượng đông, được sự đồng ý của Tỉnh ủy, Huyện uỷ Tuy Hoà t ch c một số phiên “Chợ nhồi” do Hội phụ nữ huyện, xã và các Ban đấu tranh chính trị lãnh đạo. Mục đích của phiên “Chợ nhồi” là để biểu dương lực lượng và tạo lòng tin.
Phiên “Chợ nhồi ” th nhất vào ngày 25/06/1964, tại chợ Mỹ Xuân - Hoà Thịnh (phạm vi 1 xã) do chị em phụ nữ huyện phối hợp với xã Hoà
Thịnh t ch c. Hình th c như sau: Ai là cơ sở cốt cán và quần chúng tốt được sự lãnh đạo của Đảng thì đều phải đi chợ Mỹ Xuân và mỗi người đi chợ đội nón có quai đỏ (quai phụ), muốn mua gì tuỳ ý (ám hiệu được ph biến bí mật) – đó là phụ nữ có t ch c, có sự lãnh đạo của cách mạng . Đúng 9 giờ cùng ngày, số lượng người đi chợ đông hơn ngày thường, có 640 người đội nón quai đỏ, qua đó chị em phụ nữ đều nhận thấy là phụ nữ Hoà Thịnh tham gia cách mạng đông, ch không phải vài ba người như lâu nay mình hiểu. Bu i tối cùng ngày, cấp uỷ Đảng và Ban đấu tranh chính trị t ch c họp kiểm điểm, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm b sung cho lần họp sau .
Phiên “Chợ nhồi” th hai họp vào ngày 30/6/1964 , phạm vi rộng hơn gồm ba xã: Hoà Thịnh, Hoà Mỹ, Hoà Đông, lấy chợ Phú Nhiêu làm trung tâm. Quy định của phiên “Chợ nhồi” Phú Nhiêu là mỗi người đi chợ phải mua một chiếc bánh tráng nướng để trên r của mình, ngoài ra, mỗi người mua gì tuỳ ý. Đúng 10 giờ cùng ngày, chợ Phú Nhiêu đông nghịt người, có 1.120 người mua được 1 chiếc bánh tráng nướng .
Qua các phiên “Chợ nhồi” Phú Nhiêu, phụ nữ ba xã hiểu nhau là phụ nữ của ba xã đều tham gia cách mạng đông, ch không riêng gì phụ nữ Hoà Thịnh. Tối hôm đó, ban lãnh đạo t ch c cuộc họp rút kinh nghiệm kế hoạch lãnh đạo chỉ huy tốt hơn: và quyết định t ch c phiên “Chợ nhồi” th ba , với quy mô toàn huyện, nơi có đồn địch đóng quân, có lính vợ con lính ngụy cùng đi chợ, nơi trung tâm quốc lộ 1 ... Đó là chợ phiên Đông Mỹ họp vào ngày 12/7/1964. Ban đấu tranh chính trị và Hội phụ nữ huyện, xã đã huy động chị em cơ sở cốt cán và phụ nữ có cảm tình với cách mạng đi chợ đội nón có quai màu xanh, muốn mua gì tuỳ ý. Đúng 11 giờ cùng ngày, chị em đi chợ đội nón quai xanh đông đến hàng ngàn người, t ch c mua bán với lính ngụy và gia đình ngụy quân, ngụy quyền, có cả xe cảnh sát ngụy đi tuần qua chợ mà vẫn không bị phát hiện.
quy mô khác nhau, ám tín hiệu khác nhau, số lượng càng về sau càng đông hơn trước, lên đến hàng ngàn người, có t ch c, có lãnh đạo từ thôn đến xã, huyện, lòng tin và sự phấn khởi của chị em phụ nữ và quần chúng huyện Tuy Hoà được nâng lên một bước. Rõ ràng với hình th c đi “Chợ nhồi” đã biểu dương sự đồng thuận của chị em phụ nữ Tuy Hoà dưới sự lãnh đạo của Đảng. Họ không sợ bị đơn độc, không sợ kẻ thù khủng bố đàn áp, từ đó diễn ra các cuộc đấu tranh chính trị ngày càng cao hơn, quyết liệt hơn. Sau thành công của các phiên “Chợ nhồi” ở Tuy Hòa, Tỉnh ủy Phú Yên chỉ đạo Ban đấu tranh chính trị tỉnh t ng kết và ph biến cho các huyện trong toàn tỉnh về công tác t ch c đi “Chợ nhồi”. Sau khi được tập dợt kỹ lưỡng qua các phiên “Chợ nhồi”, công tác đấu tranh chính trị của quần chúng từ thời gian này trở đi được nâng lên trình độ nghệ thuật khá điêu luyện, với phương châm: “Có lý,có lợi,có mức”. Kết hợp chặt chẽ 3 mũi giáp công, trên cả 3 vùng chiến lược. Đấu tranh “có lý” là buộc địch không thể chối cãi, phải chấp nhận yêu sách của ta. Đấu tranh “có lợi” là mang lại những quyền lợi cụ thể cho nhân dân để quần chúng đồng tình ủng hộ. Đấu tranh “có mức” là phải biết địch, biết ta, đấu tranh đến m c độ nào là kết thúc giành thắng lợi, hạn chế đến m c thấp nhất thương vong và t n thất.
Phong trào đấu tranh chính trị chống và phá ấp chiến lược, đấu tranh chính trị của quần chúng nội thị, cùng với các phiên “Chợ nhồi” của nhân dân Tuy Hoà đã làm lung lay nguỵ quân, nguỵ quyền tại Tuy Hoà, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ – nguỵ ở Phú Yên và toàn miền Nam.
2 3 P o r o đấu tranh chính trị ở đô ị P ú Y đoạn 1965– 1968
2.3.1. Chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gòn
Đầu năm 1965, mặc dù quân và dân Phú Yên cùng với nhân dân cả nước đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ, nhưng với bản chất cực kì phản động và ngoan cố, đế quốc Mĩ vấn tiếp tục leo thang chiến tranh, bị động chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Từ giữa
năm 1965 Mĩ ồ ạt tăng cường đưa quân Mĩ và quân thân Mĩ vào miền Nam cùng với một lượng vũ khí lớn và phương tiện chiến tranh hiện đại, thực hiện âm mưu tìm diệt để “bẻ gãy xương sống của Việt Cộng” cố giành thế chủ động trên chiến trường.
Ở Nam Trung bộ, Mĩ gấp rút xây dựng một loạt căn c quân sự, cơ sở hậu cần, không chỉ cho chiến tranh ở miền Nam, mà cho cả chiến trường ba nước Đông Dương và một phần cho cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Đến cuối năm 1965 quân địch ở Nam Trung bộ và Trị -Thiên gần gấp hai lần so với đầu năm. Quân Mĩ và quân thân Mĩ gồm 3 sư đoàn và một lữ đoàn quân Mĩ, một sự đoàn và một lữ đoàn quân Nam Triều Tiên, với 121 000 tên, gần bằng quân nguỵ nhưng giữ vai trò chiến lược chủ yếu.
Đầu tháng 11 năm 1965 những đơn vị lính Mĩ đầu tiên đ bộ lên đất Tuy Hoà, Phú Yên, đến đầu tháng 1 năm 1966 lực lượng Mĩ và quân thân Mĩ có mặt ở Phú Yên là: 5 tiểu đoàn lính Mĩ, 7 tiểu đoàn lính chư hầu Nam Triều Tiên, 1 tiểu đoàn lính công binh Úc, chúng ra s c xây dựng căn c Đ ng Tác - Vũng Rô có kho ch a dầu và sân bay chiến lược. Nhờ sự tiếp s c của Mĩ,