Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên thu hút đông đảo các

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 91 - 93)

7. Bố cục của đề tài

3.1.1.Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên thu hút đông đảo các

các tầng lớp nhân dân tham gia, diễn ra liên tục, quyết liệt

Có thể nói, phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên là một phong trào quần chúng rộng rãi đã thu hút hầu hết các thành phần xã hội tham gia như công nhân lao động, tiểu thương, học sinh, sinh viên, phật tử,… Tuy nhiên trong từng phong trào đấu tranh cụ thể, có một hoặc một vài thành phần giữ vai trò nòng cốt. Chẳng hạn: phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương t ng tuyển cử, thống nhất đất nước; đấu tranh chống “tố cộng”, chống phá “ấp chiến lược”,… thành phần tham gia chủ yếu là dân nghèo thành thị, trí th c, nông dân….; trong phong trào đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo,… thành phần đông đảo nhất là tín đồ phật giáo; phong trào chống độc tài quân phiệt thành phần chủ yếu là công ch c, học sinh, sinh viên; trong phong trào đòi dân sinh, dân chủ thì thành phần chủ yếu là nhân dân lao động, phần nhiều là phụ nữ,…

Nòng cốt của phong trào đấu tranh ở đô thị Tuy Hoà, Phú Yên là phụ nữ thuộc các thành phần công nhân, lao động, các tầng lớp khác như chị em tiểu thương các chợ, đồng bào tôn giáo (đa số là Phật giáo), nhà giáo, trí th c, kí giả,…những người có quyền lợi mâu thuẫn ở nhiều m c độ khác nhau với Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã hình thành một mặt trận liên hiệp rộng rãi. Mục tiêu đấu tranh là bảo vệ hoà bình, đòi quyền dân tộc tự quyết, bảo vệ nền văn hoá dân tộc, đấu tranh cho quyền lợi của từng giới như bảo vệ nhân phẩm, đòi quyền sống cho phụ nữ,…..

Trong suốt tiến trình lịch sử kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), phong trào đấu tranh chính trị tại đô thị Phú Yên n ra liên tục ngay từ những ngày đầu hoà bình mới lập lại sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và trải qua các giai đoạn đấu tranh để đi đến thắng lợi cuối cùng vào năm1975. Phong trào diễn ra quyết liệt, nhất là giai đoạn 1954 – 1960 và 1973 – 1975. Trong giai đoạn 1954 – 1960, phong trào chính trị chống “tố cộng”, “diệt cộng” diễn ra mạnh mẽ, khuấy động phong trào cách mạng chung trong vùng. Đấu tranh chính trị giai đoạn này góp phần tích cực làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mĩ – Diệm. Với tinh thần yêu nước, bất chấp sự bắt bớt, tù đày, cấm đoán của chính quyền Mĩ – Diệm, phong trào diễn ra mạnh mẽ. Kết hợp với cuộc đấu tranh chống

“Trưng cầu dân ý”, khắp đô thị xuất hiện các phong trào quần chúng đòi dân chủ, dân sinh thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

Trong giai đoạn 1973 -1975, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng chống địch cướp bóc, chống bắt lính, chống đàn áp khủng bố, yêu cầu địch thi hành Hiệp định Pari n i lên mạnh mẽ. Trong những tháng đầu năm 1974, phong trào đấu tranh chính trị ở thị xã thu hút các tầng lớp nhân dân đ ng lên chống Mĩ - Thiệu, chống tham nhũng, đòi hoà giải, hoà hợp dân tộc, chống phá các âm mưu đôn quân bắt lính, cướp phá của địch, góp phần tạo thế và lực để tiến lên đánh cho “nguỵ nhào”.

Nhân dân thuộc các thành phần khác nhau ở đô thị Tuy Hoà, Phú Yên đã thực sự “dậy mà đi” từng bước vạch trần bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam nói chung và đô thị Phú Yên nói riêng. Sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân thể hiện truyền thống anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc. Đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên đã hình thành một mặt trận nhân dân thống nhất chống Mĩ và tay sai, đưa đến thắng lợi vẻ vang, góp phần làm nên Đại thắng Mùa Xuân 1975.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 91 - 93)