Phụ nữ Phú Yên có vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh chính

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 93 - 97)

7. Bố cục của đề tài

3.1.2. Phụ nữ Phú Yên có vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh chính

chính trị ở đô thị Phú Yên

Trong kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975), đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên lôi cuốn đông đảo các thành phần xã hội tham gia. Trong đó, phụ nữ là một trong những lực lượng to lớn giữ vai trò quan trọng.

Trước hết, trong giai đoạn 1954 – 1960, trong phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi t ng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi dân sinh dân chủ đến phong trào đồng khởi năm 1960 đều có sự tham gia đông đảo của chị em phụ nữ. Phụ nữ Tuy Hoà tích cực tham gia đấu tranh chống

“tố cộng”, “diệt cộng”, chống trò hề trưng cầu dân ý, đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, phối hợp với lực lượng vũ trang góp phần làm thất bại các kế hoạch quân sự của Mĩ. Từ đây “đội quân tóc dài” đã hình thành và ngày càng phát triển, tham gia đấu tranh chính trị trực diện với địch. Đội quân này được t ch c chặt chẽ, có lực lượng tấn công, có lực lượng hậu bị, có hậu cần, y tế, c u thương (tuỳ theo từng cuộc đấu tranh lớn hay nhỏ, tập trung hay lẻ tẻ). Đấu tranh bằng nhiều hình th c sáng tạo, xử lý kịp thời mọi tình huống. “Đội quân tóc dài” là một loại binh chủng đặc biệt, độc đáo của nhân dân miền Nam trong thời kỳ đánh Mĩ do đoàn thể Phụ nữ đảm nhận trực diện hoặc gián tiếp đấu tranh với kẻ thù bằng nhiều phương pháp đa dạng, phong phú mà kẻ địch không có cớ để khủng bố mà buộc phải nhượng bộ.

Cùng với đó, sự tham gia tích cực của chị em phụ nữ đã đưa đến thành công của các phiên “Chợ nhồi” làm cho thế và lực của phong trào đấu tranh chính trị của Phú Yên mạnh lên một bước. Huyện uỷ Tuy Hoà t ch c một số phiên “Chợ nhồi” do Hội phụ nữ huyện, xã và các Ban đấu tranh chính trị lãnh đạo. Mục đích của phiên “Chợ nhồi” là để biểu dương lực lượng và tạo lòng tin. Qua 3 phiên “Chợ nhồi” đã huy động một lượng lớn chị em phụ nữ các địa phương tham gia. Rõ ràng với hình th c đi “Chợ nhồi” đã biểu dương sự đồng thuận của chị em phụ nữ Tuy Hoà dưới sự lãnh đạo của Đảng. Họ

không sợ bị đơn độc, không sợ kẻ thù khủng bố đàn áp, từ đó diễn ra các cuộc đấu tranh chính trị ngày càng cao hơn, quyết liệt hơn.

Thêm vào đó, trong phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Tuy Hoà Phú Yên còn có giới tiểu thương các chợ, chị em các xóm lao động đòi giảm thuế, chống phạt vạ, đòi chăm lo vệ sinh, điện nước, sửa chữa cầu đường, chống bắt lính, chống chà đạp nhân phẩm phụ nữ. Nếu như cuộc đồng khởi Hoà Thịnh là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng, là điểm mở đầu cho phong trào giải phóng ở các tỉnh đồng bằng Nam Trung bộ, thì hình th c đấu tranh cản đầu xe tăng M113 chống địch đi càn của tầng lớp phụ nữ Phú Yên được đánh giá như là ngọn cờ đầu trong phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ Khu V.

Với tinh thần trách nhiệm và tình cảm ruột thịt của người mẹ, người vợ, người chị, người em gái, chị em phụ nữ đã đấu tranh sôi n i chống bắt lính, bảo vệ chồng con, anh em mình không để họ làm bia đỡ đạn cho giặc Mĩ xâm lược. Chính chị em phụ nữ đã xây dựng những “lõm căn c ” ngay trong đô thị, trong đó có nơi che giấu thanh niên trốn lính, nơi bảo vệ cán bộ nằm vùng mà bọn công an, cảnh sát địch không thể tự do lùng sục, khám xét được. Trong bất c phong trào đấu tranh chính trị nào cũng đều có sự tham gia tích cực của chị em phụ nữ. Họ góp phần quan trọng làm nên sự thành công của các phong trào, từng bước đánh bại các âm mưu của kẻ thù, đi đến thắng lợi cuối cùng. Họ là hiện thân của phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”.

3.1.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên diễn ra với nhiều hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, đa dạng

Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân đô thị Phú Yên trong kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975) diễn ra với nhiều hình th c phong phú như: mít tinh, biểu tình, đấu tranh chống trò hề “trưng cầu dân ý”, rải truyền đơn, dán áp phích, t ch c các phiên “chợ nhồi”,…

cánh với các cuộc đấu tranh của phụ nữ, công nhân, lao động. Phong trào đấu tranh đòi giảm học phí, lệ phí, chống kìm kẹp trong nhà trường, đòi bãi bỏ thiết quân luật, bãi bỏ quân sự học đường, đòi sử dụng tiếng Việt trong các trường học diễn ra thường xuyên, liên tục… Sinh viên, học sinh đã sử dụng các hình th c đấu tranh tiêu biểu như truyền đơn, mittinh, tuần hành, biểu tình. Tiêu biểu như học sinh trường Nguyễn Huệ và các trường xuống đường đấu tranh đốt phá chi cục cảnh sát quận Tuy Hoà trong vụ học sinh Hà Trấp, Nguyễn Thành Long bị bắn chết. Cùng với đó, lực lượng thanh niên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia biểu dương lực lượng, cùng với các lực lượng xã hội khác tạo thế áp đảo kẻ thù.

Phong trào đấu tranh của giới Phật giáo, của tăng ni, phật tử ở Tuy Hòa cũng diễn ra sôi n i cùng với toàn miền Nam, nhất là khi Ngô Đình Diệm bị lật đ năm 1963. Họ đã biểu tình để vạch trần tội ác của Mĩ nguỵ đã đốt phá chùa chiền, thánh thất, khủng bố sư sãi. Họ cũng xuống đường đấu tranh, đòi tự do tín ngưỡng, đi chùa, thuyết pháp, hội thảo. Phong trào của giới Phật giáo tại đô thị Phú Yên thể hiện ý th c dân tộc, bảo vệ nền văn hoá, thuần phong mĩ tục của quê hương.

Trong quá trình đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, nhân dân đô thị Phú Yên đã thể hiện sự linh hoạt của mình về hình th c, biện pháp đấu tranh chính trị. Từ năm 1954 đến đầu năm 1956, phong trào cách mạng Phú Yên chủ yếu là đấu tranh chính trị tại chỗ đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương t ng tuyển cử, chống trưng cầu dân ý, chống tố cộng, chống bầu cử quốc hội ... Đặc biệt là cuộc đấu tranh đòi hiệp thương được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, lôi cuốn cả tư sản, địa chủ, cả một số binh sĩ và nhiều nhân viên chính quyền có cả công an thôn và xã tham gia... đã tạo ra không khí phấn khởi trong quần chúng, uy hiếp bọn phản động địa phương, ngăn cản một phần các hoạt động tội ác của địch, củng cố, mở rộng thêm một phần lực lượng của ta, biểu thị tinh thần chống Mĩ - Diệm và ý

chí thống nhất nước nhà trong quần chúng rất cao. Từ giữa năm 1956 đến cuối 1958, phong trào chủ yếu là đấu tranh về dân sinh, dân chủ, chống bọn cường hào ác bá ở địa phương, chống khủng bố tố cộng, chống di dân, dồn làng, quân dịch ... và nhất là từ cuối năm 1958 trở đi, phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên bước đầu có đấu tranh vũ trang hỗ trợ.

Sang thời kì 1960 – 1965, phong trào đấu tranh chính trị chống phá ấp chiến lược cùng với các phiên “Chợ nhồi” của nhân dân Tuy Hoà diễn ra sôi n i đã góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ – chính quyền Sài Gòn ở Phú Yên và toàn miền Nam.

Những năm 1965-1968, phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên cũng diễn ra sôi n i. Khi Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, quân Mĩ, quân Đồng minh thân Mĩ trực tiếp tham chiến, nhiều phong trào quần chúng n i dậy để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ văn hoá dân tộc, bài trừ văn hoá lại căng , chống bắt lính, đòi tự do đi lại, đòi Mĩ và quân thân Mĩ về nước... đã lôi kéo đông đảo các tầng lớp quần chúng, công nhân lao động, tiểu thương tiểu chủ, thanh niên học sinh, nhân sĩ trí th c, tư sản dân tộc, các ch c sắc tín đồ, giáo phái tham gia đấu tranh. Năm 1967, phong trào đấu tranh của nhân dân thị xã chống lại trò hề bầu cử t ng thống gian lận của Mĩ - Thiệu. Trong cuộc T ng tiến công và n i dậy Tết Mậu Thân 1968, phối hợp với tấn công quân sự, nhân dân các nơi ở Tuy Hoà I đã đồng loạt n i dậy hỗ trợ cho lực lượng vũ trang. Cũng trong năm 1968, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng được đẩy mạnh, nhân dân các thôn Vinh Ba (Hoà Đồng), Phước Thịnh (Hoà Bình), Phước Bình, Phước Lộc (Hoà Thành) và một số thôn ở xã Hoà Vinh đã n i dậy phá kèm giành quyền làm chủ, đánh trống mõ làm đại náo, truy tróc trừng trị nhiều tên ác ôn, mật vụ và bọn ngụy quyền xã ấp. Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng n i lên mạnh mẽ khiến cho địch hoang mang, bối rối, bị động đối phó.

trang đã trở thành nguyên tắc. Nhân dân các huyện sẵn sàng t ch c thành đoàn từ vùng này liên hệ chặt chẽ với vùng khác n i dậy, chỉ dẫn cho lực lượng vũ trang ta vây bắt bọn ác ôn đốt phá trụ sở xã làm chủ thôn ấp.

Sang thời kì 1969 – 1972, Phú Yên t ch c đấu tranh chính trị nhằm tranh thủ lực lượng th ba với khẩu hiệu: “Hoà hợp dân tộc” diễn ra sôi n i. Ngoài ra, nhân dân còn viết hàng chục lá đơn tố cáo, khiếu nại với hàng trăm chữ ký gởi cho ngụy quyền từ quận đến tỉnh. Nội dung đấu tranh ngày càng phong phú như: đấu tranh đòi trở về làng cũ làm ăn, đòi bồi thường những người bị địch bắn pháo chết, đòi c u chữa những người bị thương, chống bắn pháo vào làng, chống rải chất độc hoá học, giết trâu bò, phá hoại hoa màu; đấu tranh chống các cuộc mít tinh do địch t ch c, chống bầu cử giả hiệu, gian lận, đòi Thiệu từ ch c, Mĩ rút quân.

Sau khi Hiệp định Paris được kí kết, quần chúng lại tiếp tục đấu tranh đòi thi hành hiệp định Paris, đấu tranh tích cực nhằm đánh cho “nguỵ nhào”, tiến đến giải phóng toàn tỉnh.

Tóm lại, đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên trong kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975) thể hiện rõ sự phong phú, linh hoạt về hình th c, biện pháp. Qua đó cho thấy phong trào đã huy động được mọi thành phần xã hội tham gia tùy theo khả năng của mình và tiến hành đấu tranh với các hình th c phù hợp.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)