Luôn luôn quán triệt quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 110 - 112)

7. Bố cục của đề tài

3.3.2.Luôn luôn quán triệt quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần

chúng”, để xây dựng lực lượng chính trị vững mạnh

Trong chiến tranh, muốn giành được thắng lợi phải biết dựa vào s c mạnh của nhân dân “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”, không thể một hay hai người làm cách mạng được. Lê Nin đã từng nhận định: “Ai đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn thì người đó thu được thắng lợi”. S c mạnh của quần chúng nhân dân quyết định sự thành - bại của mọi cuộc cách mạng; đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết

của Nhân dân”. Nhân dân quyết định vận mệnh, sự phát triển trường tồn của đất nước, nhân dân luôn có vai trò, đóng góp vô cùng quan trọng. Nhân dân là chủ thể, quyết định sự phát triển của lịch sử. Nhận thấy được tầm quan trọng của quần chúng nhân dân, Đảng bộ và các cấp ủy đã phát huy được lợi thế đó.

Trong thực tế đã ch ng minh một điều rằng, nhiều cuộc kháng chiến dựa vào quần chúng nhân dân, coi nhân dân là s c mạnh của cách mạng đã thu được nhiều thắng lợi to lớn như trong cách mạng tháng Tám, rồi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, c u nước. Đảng ta đã biết phát huy s c mạnh của quần chúng nhân dân và thu được nhiều kết quả tốt trong kháng chiến qua từng giai đoạn.

“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” trước hết thể hiện ở chỗ, có những thời điểm cách mạng ở đô thị Phú Yên gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân vẫn một lòng tin tưởng, nuôi giấu, che chở, bảo vệ cơ sở cách mạng. Trong những năm 1955 – 1958, với chiến dịch “tố cộng”, khủng bố, tù đày, bắn giết tràn lan của chính quyền Sài Gòn, quần chúng nói chung có phần e sợ, xong đơn vị nào cũng xuất hiện một bộ phận quần chúng có giác ngộ hơn, họ tham gia đấu tranh. Khi địch triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ấp chiến lược dù được nâng lên tầm “quốc sách”, được kì vọng sẽ chiến thắng “giặc cộng sản”, chia rẽ cách mạng với quần chúng, thế nhưng khi xây dựng xong, cán bộ cách mạng vẫn được nuôi giấu bên trong các ấp chiến lược.

Trong điều kiện bị đối phương đàn áp và kìm kẹp gắt gao nhưng ở Tuy Hoà – Phú Yên, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân vẫn liên tục diễn ra. Trong đó có nhiều phong trào đấu tranh tập hợp đông đảo lực lượng và thu hút hầu hết các thành phần xã hội tham gia như đấu tranh chống trò hề “trưng cầu dân ý” (1954 – 1959), đồng khởi ở Hoà Thịnh, đấu tranh chống độc tài, quân phiệt, đòi tự do và dân chủ (1964 – 1965),… Đặc biệt, trong cuộc T ng tiến công và n i dậy Xuân 1975, mặc dù không nhận được sự chỉ đạo cụ thể của Đảng, nhưng khi chính quyền và quân đội Sài Gòn rối loạn rồi rút chạy khỏi thị xã, cơ

sở nội thị cùng với quần chúng nhân dân đã chủ động và kịp thời chiếm giữ các cở sở quan trọng, n định tình hình thị xã để đón Quân giải phóng vào tiếp quản.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 110 - 112)