7. Bố cục của đề tài
2.3.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên (196 5– 1968)
Trong hoàn cảnh lịch sử mới, sự tham gia trực tiếp của quân đội Mĩ và quân thân Mĩ đã làm cho phong trào cách mạng của ta gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, phong trào vũ trang và đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Tuy Hoà, Phú Yên nói riêng vẫn liên tục diễn ra. Trong giai đoạn đầu, khi địch thực hiện chiến dịch Van-bua-ren, nhân dân Tuy Hoà thực hiện cuộc “tản cư ngược” vào vùng địch. Nhân dân vừa đấu tranh chính trị đòi nguỵ quyền cấp lương thực, thuốc men, giải quyết chỗ ở, vừa đấu tranh vũ trang tấn công trực diện địch. Nắm vững tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Bộ Tư lệnh Quân khu V đề ra “Chủ động tiến công, tích cực phản công”. Ngoài ra, hàng trăm nhân dân các xã Hoà hiệp, Hoà Thịnh, Hoà
Mĩ, Hoà Đồng vẫn ở lại căn c , bám đất, bám dân, đấu tranh chống các hoạt động quân sự mới của địch. Tại xã Hoà Hiệp (Tuy Hoà) dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhân dân Ba Lò dũng cảm đ ng lên đấu tranh, không để địch biến nơi đây thành căn c quân sự. Cùng với đó, nhân dân làng Uất Lâm vùng dậy đấu tranh. Hơn 300 người bất chấp lưỡi lê, súng đạn của địch đã kéo đến Tỉnh đường Phú Yên đưa yêu sách đòi chúng không được mở rộng sân bay Đ ng Tác vào làng, đòi chúng phải bồi thường thiệt hại cho đồng bào 2 thôn Thạch Lâm và Phú Nhuận bị cày ủi vì mục đích mở rộng sân bay. Trước s c mạnh đấu tranh của quần chúng xã Hoà Hiệp địch phải nhượng bộ.
Để đánh bại đế quốc Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”, phương châm chung của cách mạng miền Nam là: đánh lâu dài, dựa vào s c mình là chính. Kiên trì đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao theo phương châm 3 mũi giáp công. Nhưng từ khi Mĩ và quân thân Mĩ trực tiếp tham chiến tại miền Nam, tư tưởng thiếu tin ở đấu tranh chính trị lại trỗi dậy vì ngôn ngữ bất đồng làm sao đấu tranh chính trị được, bọn lính Nam Triều Tiên dã man như thế thì làm sao đấu tranh chính trị được.
Nghị quyết của Đảng đã đề ra kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp “hai chân ba mũi giáp công ” trên từng địa phương, đơn vị và ngay cả trên người dân. Quán triệt chủ trương của Đảng, quân và dân Phú Yên đã tiến hành đánh quân Mĩ và quân thân Mĩ không chỉ bằng quân sự mà bằng cả đấu tranh chính trị, binh vận của quần chúng. Trong thực tiễn đấu tranh, nhân dân đã có nhiều sáng tạo như: để đấu tranh với lính Mĩ và Nam Triều Tiên, nhân dân đã tìm học một số tiếng Anh, tiếng Nam Triều Tiên để giao thiệp với chúng, khơi dậy tình cảm của đối phương là không muốn tham gia chiến tranh, nhớ quê hương, gia đình để khích lệ họ phản chiến, không tham gia càn quét, không bắn giết người vô tội, không đốt nhà, cướp của, đòi về nước sum họp với gia đình, vợ con..., tìm hiểu lính Nam Triều Tiên ăn cay,
thích rau tươi để làm quen, ra dấu hiệu trao đ i để hiểu nhau, từ đó hạn chế sự hung hãn của họ.
Trên mặt trận đấu tranh chính trị, binh vận chủ yếu là phụ nữ tham gia với vai trò quan trọng, thường được gọi là “đội quân tóc dài”. Các cuộc đấu tranh lớn, nhỏ của đội quân tóc dài luôn đặt ra những yêu cầu và khẩu hiệu sát với thực tế từng lúc, từng nơi, từng thời điểm và từng hành động linh hoạt, khéo léo. Họ biết khai thác những mâu thuẫn giữa quân đội Mĩ với quân đội Sài Gòn. Họ khơi gợi tinh thần dân tộc chống Mĩ xâm lược, chống lệnh đi càn quét, đốt phá, bắn giết người vô tội, đòi tự do dân chủ, đòi hoà bình chấm d t chiến tranh.
Ở thị xã, quận lỵ và nơi đóng quân của địch, nhiều phong trào quần chúng n i dậy để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ văn hoá dân tộc, bài trừ văn hoá lại căng, chống bắt lính, đòi tự do đi lại, đòi Mĩ và quân thân Mĩ về nước... đã lôi kéo đông đảo các tầng lớp quần chúng, công nhân lao động, tiểu thương tiểu chủ, thanh niên học sinh, nhân sĩ trí th c, tư sản dân tộc, các ch c sắc tín đồ, giáo phái tham gia đấu tranh.
Từ tháng 3/1966, khi địch mở trận càn quét dài ngày tại huyện Tuy Hoà, thì quần chúng ở nội thị và thị trấn xung quanh đã n i dậy đấu tranh. Cuộc đấu tranh với sự tham gia của hơn 8.000 người xuống đường hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo Thiệu - Kỳ rước Mĩ về giày xéo quê hương, huỷ diệt chùa chiền, thánh thất, giết hại những người dân vô tội... ”. Cuộc đấu tranh được sự hưởng ng của các tín đồ phật giáo và học sinh, sinh viên Huế - Đà Nẵng. Cùng thời điểm, theo chủ trương của Huyện uỷ Tuy Hoà, đồng bào các xã đã tản cư ngược xuống Phú Lâm, làm cho đường phố đông nghẹt, tình hình an ninh, trật tự xã hội rối loạn, chính quyền địch không quản lí n i. Nhân cơ hội này số quần chúng trong các ấp tân sinh, ấp đ i mới cũng đòi về quê cũ làm ăn sinh sống. Trước tình hình đó, bọn địch buộc phải nhượng bộ.
Phong, Hoà Đông, Hoà Hiệp, Hoà Vinh (Tuy Hoà I) đã biểu tình đấu tranh đòi bọn địch không được giết người, đốt phá nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân. Ngày 27/7/1967, chính quyền địch ở Tuy Hoà thúc ép quần chúng đi dự mít tinh đón mừng tên trung tướng Nam Triều Tiên, lập t c đại đội pháo thuộc tiểu đoàn 12 trung đoàn Ngô Quyền phối hợp với đội nữ du kích mật diệt 2 tên lính Mĩ, 5 lính Nam Triều Tiên, đốt 1 kho đạn, 1 trại chiêu hồi ...
Năm 1967, nhân dân thị xã Tuy Hòa đã đấu tranh chống lại trò hề bầu cử t ng thống gian lận của Mĩ - Thiệu. Nhân dân đã lập bàn thờ ngoài đường cầu siêu đồng bào bị lính Nam Triều Tiên giết hại gây hoang mang, làm sa sút tinh thần binh lính Mĩ và Nam Triều Tiên. Qua các cuộc đấu tranh sôi động của các tầng lớp nhân dân ở thị xã, thị trấn, nhiều căn c lõm ở sát vùng ven từng bước được xây dựng làm chỗ dựa vững chắc cho đấu tranh vũ trang nhằm tấn công vào hang của Mĩ - ngụy.
Bước vào mùa xuân năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đ i có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời do mâu thuẫn ở Mĩ trong những năm bầu cử t ng thống, ta chủ trương mở cuộc T ng tiến công và n i dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán, rút quân về nước. Trung ương Đảng chỉ thị: “mở cuộc tấn công và nổi dậy XuânMậu Thân 1968” trên toàn miền Nam vào đêm ngày 30/1/1968.
Lúc này, quân địch ở Phú Yên có lữ đoàn 173 Mĩ, một tiểu đoàn bộ binh và tiểu đoàn pháo, Nam Triều Tiên có 2 trung đoàn và trung đoàn 47 ngụy, 28 đại đội bảo an, 10 đại đội cảnh sát. Thị xã Tuy Hòa là vị trí đầu cầu trên con đường nối liền đồng bằng với vùng chiến lược Tây Nguyên, hơn nữa đây là hậu phương của địch, là nơi tập trung các cơ quan đầu não ngụy quyền tỉnh Phú Yên, bọn địch đã bố trí và phòng thủ khá kiên cố. Thị xã Tuy Hoà trở thành trọng điểm của cuộc t ng tấn công và n i dậy mùa Xuân 1968.
Trong T ng tấn công và n i dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Tuy Hòa, lực lượng đấu tranh chính trị và binh vận đóng vai trò quan trọng. Được Đảng chỉ đạo, một số cơ sở đấu tranh chính trị - binh vận được xây dựng trong nội thị, một số cán bộ chủ chốt các ngành, các đoàn thể được tăng cường cho thị xã. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công và phương pháp cách mạng của Đảng giao là giữ vững thế tấn công, phát huy cao độ s c mạnh t ng hợp của chiến tranh nhân dân, đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh binh vận, tấn công địch cả 3 vùng: vùng núi, đồng bằng và thị xã, đánh mạnh cả mặt trước và sau lưng địch, gây cho địch những thất bại, phải chuyển sang phòng ngự, lúng túng, bị động ngay trung tâm đầu não của chúng.
Trong T ng tiến công n i dậy Xuân Mậu Thân thực hiện phương châm nội công, ngoại kích, khi lực lượng vũ trang tấn công vào thị xã Tuy Hoà thì các xã ở ngoại ô đã huy động lực lượng nhân dân các xã của Tuy Hoà 1 vượt qua sông Ba đến chợ Phong Niên (Hoà Thắng) hợp cùng với nhân dân các xã Tuy Hoà II như: Hoà Định , Hoà Thắng theo đường số 7 (nay là quốc lộ 25), một cánh từ xã Hòa Quang, Hoà Trị xuống Phước Khánh, đến cầu Ông Chừ, một cánh khác từ xã Hoà Kiến, Bình Kiến xuống Phước Hậu kéo vào thị xã Tuy Hoà. Nhưng do các đơn vị vũ trang đánh địch không d t điểm và cuộc chiến đấu giữa hai bên diễn ra quá ác liệt nên lực lượng đấu tranh chính trị không vào được thị xã Tuy Hoà mà chỉ thị uy ở vùng ngoại ô. Để hỗ trợ cho lực lượng vũ trang, trong 3 đợt n i dậy và tấn công, vai trò và khả năng cách mạng của các mũi nhọn đấu tranh chính trị khắp các huyện, các xã là vô cùng to lớn. Chị em phụ nữ dám cầm cả súng máy ra trận; xáp mặt với địch, vừa vận động vừa đánh địch như: đội nữ súng cối quyết thắng của huyện Tuy Hoà I, đội nữ công binh của Tuy Hoà II, các đội nữ du kích mật bám vị trí, bám trận địa nằm trong lòng địch có đến 33 t với 85 đồng chí nữ và 3 t quyết tử. Các chị em phụ nữ ở nông thôn được du kích hỗ trợ đã cùng quần chúng n i dậy làm đại náo phá banh hàng loạt ấp chiến lược, giải phóng hàng ngàn quần chúng bị địch dồn vào các ấp trở về quê cũ.
Bọn liên gia, ấp trưởng c đến tối thì bỏ nhà, bỏ trụ sở vào thị trấn, thị xã ngủ, ban ngày mới dám xuất đầu, lộ diện.
Trong cuộc T ng tiến công và n i dậy Tết Mậu Thân 1968, phối hợp với tấn công quân sự, nhân dân nhiều nơi trong huyện Tuy Hoà I đã đồng loạt n i dậy đ ra đường kéo về quận lỵ Phú Lâm đấu tranh nhưng vừa đến thôn Phước Bình (xã Hoà Thành) đã bị địch chặn lại đàn áp, lực lượng đấu tranh chính trị không tiến về được quận lỵ Phú Lâm. Cũng trong năm 1968, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng được đẩy mạnh, hàng ngàn người dân ở các xã Hoà Vinh, Hoà Hiệp, Hoà Thành ... t ch c biểu tình thị uy đòi nguỵ quyền phải nạo vét cửa Đà Nông để chống úng , tu b hệ thống nông giang. Nhân dân các thôn Vinh Ba (Hoà Đồng), Phước Thịnh (Hoà Bình), Phước Bình, Phước Lộc (Hoà Thành) và một số thôn ở xã Hoà Vinh đã n i dậy phá kèm giành quyền làm chủ, đánh trống mõ làm đại náo, truy tróc trừng trị nhiều tên ác ôn, mật vụ và bọn ngụy quyền xã ấp. Qua đấu tranh, phong trào ngày một phát triển, đội quân chính trị ngày càng đông đảo, toàn huyện Tuy Hoà đã xây dựng 17 t đấu tranh chính trị, xây dựng 127 cơ sở ngay trong quận lỵ Phú Lâm và vùng phụ cận [9, tr.123]. Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng đã n i lên mạnh mẽ khiến cho địch hoang mang, bối rối, bị động đối phó.
Với phương châm dấu tranh “hai chân, ba mũi giáp công”, quân và dân Tuy Hoà Phú Yên đã t ch c tấn công, n i dậy, làm tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm chủ từng bước ở đô thị và mở rộng vùng giải phóng ở nông thôn đồng bằng.
Sau tết Mậu Thân 1968, đấu tranh chính trị phối hợp với đấu tranh vũ trang đã trở thành nguyên tắc. Nhân dân các huyện sẵn sàng t ch c thành đoàn từ vùng này liên hệ chặt chẽ với vùng khác n i dậy, chỉ dẫn cho lực lượng vũ trang ta vây bắt bọn ác ôn đốt phá trụ sở xã làm chủ thôn ấp. Tháng 6 năm 1968, đồng bào xã Hoà Thắng (Tuy hoà II) đã đấu tranh trực diện đòi
bọn chỉ huy Trung đoàn 47 nguỵ phải bồi thường nhân mạng và tài sản do bọn chúng gây ra trong cuộc càn quét vào tháng 5/1968, buộc chúng phải bồi thường 10 triệu đồng. Ngày 28/8/1968, hơn 1000 đồng bào xã Hoà Đồng (Tuy Hoà I) ngăn bọn lính Nam Triều Tiên ủi nát ruộng hoa màu nhằm chi viện cho trận càn quét ở xã Hoà Thịnh đang bị quân ta chặn đánh. Đấu tranh chính trị của quần chúng là một mũi tấn công địch có vai trò quan trọng, tác động hữu cơ với đấu tranh vũ trang và đấu tranh binh vận được quần chúng vận dụng linh hoạt, phong phú và có hiệu quả, ch ng minh phương châm “hai chân ba mũi giáp công” của Đảng ta đề ra là đúng đắn.
Cuộc t ng tiến công n i dậy năm 1968 đã đẩy địch suy sụp thêm một bước, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại Paris, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến lược chiến tranh cục bộ”.
2 4 P o r o đấu tranh chính trị ở đô ị P ú Y đoạn 1969 – 1972
2.4.1. Chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gòn
Trước những thất bại liên tiếp về quân sự ở chiến trường, đặc biệt là thất bại trong cuộc T ng tiến công n i dậy Mậu Thân 1968, T ng thống Mĩ Giôn-xơn phải đề ra chủ trương “phi Mĩ hoá” cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ “tìm diệt” và “bình định”, quân Mĩ phải chuyển sang càn quét và giữ để tránh cho Mĩ - ngụy khỏi tan rã và sụp đ nhanh chóng. Âm mưu cơ bản của chúng vẫn là tiếp tục chính sách áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta. Đây là một bộ phận trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mĩ, một kế hoạch toàn diện cả về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế nhằm tiếp tục sử dụng đội quân viễn chinh Mĩ làm chỗ dựa để thực hiện học thuyết Nich-xơn, “dùng người Việt đánh người Việt” bằng tiền bạc, vũ khí, trang bị của Mĩ và do Mĩ chỉ huy để tránh thiệt hại về sinh mạng.
Để thực hiện kế hoạch chiến lược này, chúng ra lệnh t ng động viên, bắt lính, đôn quân và hiện đại hoá quân ngụy với mục tiêu cụ thể là: xây dựng
quân ngụy thành một đội quân tay sai hiện đại từng bước thay thế được vai trò của quân Mĩ trên chiến trường miền Nam. Biện pháp chiến lược chủ yếu để triển khai “Việt Nam hoá chiến tranh” là “bình định nông thôn”, tiêu diệt hạ tầng cơ sở cách mạng mà trọng tâm là t ch c Đảng và lực lượng chính trị quần chúng. Chúng triển khai chiến dịch bình định cấp tốc ở miền Nam, sau đó “bình định và “xây dựng” và cuối cùng là “bình định đặc biệt”. Chúng coi “bình định” là quốc sách hàng đầu, là biện pháp then chốt quyết định thành bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Tại Phú Yên, quân Mĩ và quân thân Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” bao gồm các lực lượng: Lữ đoàn dù 173 đóng ở Đ ng Tác, Trung đoàn Mãnh H (Nam Triều Tiên) đóng ở Đồng Bò, Lữ đoàn Bạch Mã (Nam Triều Tiên) đóng ở Tuy Hoà I. Quân ngụy có: Trung đoàn 47 ngụy, 7 Liên đội bảo an, 115 trung đội nghĩa quân, 3.753 lính phòng vệ dân sự; 46 đoàn xây dựng nông thôn [10,tr 319].
Khi bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở Phú Yên, địch tiến hành dãn dân về làng cũ ở phía Tây các huyện Tuy Hoà I và