Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên (1954 – 1960)

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 44)

7. Bố cục của đề tài

2.1.3.Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên (1954 – 1960)

Chấp hành Chỉ thị của Liên Khu uỷ V, cùng với nhân dân toàn miền Nam, nhân dân Phú Yên nói chung và nhân dân thị xã Tuy Hoà nói riêng đã dấy lên phong trào đấu tranh chính trị trực diện với địch, đòi hiệp thương t ng tuyển cử, đòi tự do dân chủ, đòi giải quyết những vấn đề đời sống dân sinh, đòi chấm d t chiến dịch “Tố Cộng”.

Dựa vào pháp lý của hiệp định, nhân dân Tuy Hòa vẫn liên tục đấu tranh đòi đối phương phải thi hành những điều khoản của Hiệp định Giơnevơ quy định, không được khủng bố trả thù những người kháng chiến cũ, đòi các quyền tự do dân chủ; đòi lập lại quan hệ bình thường giữa 2 miền Nam - Bắc, đòi hiệp thương t ng tuyển cử thống nhất nước nhà. Tại xã Hòa Kiến liên tục n ra những cuộc đấu tranh chính trị, mở đầu là cuộc đấu tranh tại Hồ Sơn (thôn Ninh Tịnh). Ngày 29/8/1954, thanh niên Ninh Tịnh đã viết khẩu hiệu kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ, không đi cướp phá, bắn giết đồng bào. Khi các thanh niên bị địch bắt, hàng trăm quần chúng kéo đến đấu tranh buộc chúng phải thả những người bị bắt. Nhân dân đ ng cản đường, không cho địch giải con em mình về đồn. Phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng đã tạo điều kiện về khách quan cho các t ch c Đảng ở Tuy Hòa nối lại liên lạc .

Trong phong trào đấu tranh của quần chúng, n i bật nhất là các cuộc đấu tranh chống trò hề “Trưng cầu dân ý” và chống t ch c bầu cử quốc hội bù nhìn riêng rẽ của Mĩ - Diệm.

Ngày 23/10/1955 , Mĩ - Diệm t ch c cái gọi là “ Trưng cầu dân ý ” nhằm phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm T ng thống ngụy quyền Sài gòn. Bọn chúng cho in 2 loại phiếu: Phiếu màu đỏ in hình Ngô Đình Diệm , màu xanh in hình Bảo Đại và cưỡng b c nhân dân phải bỏ phiếu đỏ vào thùng còn bỏ phiếu xanh vào sọt rác, bởi vậy mới có câu: “xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ thùng”. Nhận rõ âm mưu của kẻ thù muốn vĩnh viễn chia cắt nước ta, các cơ sở Đảng trong tỉnh đã tuyên truyền, giải thích cho quần chúng nhân dân đấu tranh vạch trần trò hề dân chủ bịp bợm của chúng. Cán bộ ta đã đặt và vận động đồng bào: “ Xẻ phiếu đỏ vứt phiếu xanh. Trưng cầu dân ý tan tành như tương”. Bất chấp việc bọn địch cho lính đến từng nhà cưỡng b c đi bỏ phiếu nhưng đồng bào đã tìm mọi cách cương quyết tẩy chay trò hề của chúng dưới nhiều hình th c phong phú như: Viện cớ đau bệnh, đi làm ăn,

buôn bán. Điển hình như thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa hầu như cả thôn không đi bỏ phiếu, bất chấp sự đe dọa, đàn áp của bọn địch. Do sự đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân nên trò hề “Trưng cầu dân ý” của Mĩ - Diệm bị vạch trần.

Kết hợp với cuộc đấu tranh chống “Trưng cầu dân ý”, khắp nơi ở Tuy Hoà, Phú Yên xuất hiện các phong trào quần chúng đòi dân chủ, dân sinh, đấu tranh chống xâu, chống thuế, chống cướp đất ruộng công điền, đòi c u đói, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Nhiều trường hợp chính quyền ngụy phải xoa dịu, đáp ng một số yêu sách của nhân dân. Sau ngày 23/10/1955 , Ngô Đình Diệm ra kinh lý Phú Yên để xoa dịu lòng dân, chúng h a với dân sẽ tu sửa, củng cố lại đập Đồng Cam và đập Tam Giang, điều đó ch ng tỏ sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân trong tỉnh buộc bọn địch phải nhượng bộ.

Sau khi lột bộ mặt thật của Mĩ - Diệm qua trò hề “Trưng cầu dân ý”, nhân dân Tuy Hoà, Phú Yên tiếp tục đấu tranh chống lại cái gọi là bầu cử quốc hội của chúng. Ngày 4/3/1956, Mĩ - Diệm tiến hành bầu cử quốc hội bù nhìn. Để phục vụ cho cuộc bầu cử này, bọn địch đã dùng nhiều biện pháp như ra s c khủng bố, đàn áp cán bộ, đảng viên, cho lính đến từng nhà cưỡng b c người dân đi bỏ phiếu. Mặc dù đang bị địch khủng bố gắt gao, nhưng các cấp ủy Đảng vẫn cử cán bộ về tận cơ sở tuyên truyền, giải thích, vạch trần âm mưu thâm độc của địch, vận động quần chúng nhân dân đấu tranh chống cuộc bầu cử quốc hội của Mĩ - Diệm cả trước và trong ngày bầu cử 4/3/1956. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, nhân dân Tuy Hòa mà nòng cốt là những cơ sở cách mạng, đã bất chấp khủng bố, vùng lên đấu tranh chống trò hề bầu cử quốc hội của địch. Tối 3/3/1956, nhiều khẩu hiệu, áp phích, truyền đơn đã xuất hiện ở nhiều nơi trong thị xã đòi tẩy chay bầu cử. Bị cưỡng ép đi bầu, nhân dân đã dùng lý lẽ đấu tranh với địch, nhiều nơi quần chúng đã đánh lại địch . Đa số quần chúng bỏ phiếu trắng hoặc phiếu không hợp lệ, thậm chí cả truyền đơn,

khẩu hiệu cách mạng cũng xuất hiệu trong hòm phiếu. Cuộc đấu tranh đó đã c vũ nhân dân nhiều địa phương trong tỉnh. Địch điên cuồng đàn áp, khủng bố hòng dập tắt cuộc đấu tranh làm cho nhiều cơ sở cách mạng ở Hòa Thắng, Hòa Trị, Hòa Quang, Hòa Kiến, Hòa Định bị vỡ. Nhiều cán bộ đảng viên và quần chúng bị bắt bớ, giam cầm. Các t ch c cơ sở Đảng bị đánh phá, truy lùng gắt gao, không giữ được mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên , Mỹ Diệm vẫn không dập tắt được phong trào cách mạng của nhân dân Tuy Hòa.

Có thể nói, đấu tranh đòi hiệp thương t ng tuyển cử là phong trào đấu tranh rộng rãi, đều khắp các địa phương ở thị xã Tuy Hoà, qua đó nói lên nguyện vọng của quần chúng nhân dân là mong muốn T quốc độc lập, thống nhất, bất chấp sự đàn áp, khủng bố của kẻ thù. Nhưng thực tiễn đấu tranh chính trị đơn thuần của ta, dù có tư cách pháp nhân của Hiệp định Giơnevơ vẫn không thể nào ngăn chặn được những hành động phát xít tàn bạo của Mĩ - Diệm .

Cùng với phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng tại phong trào đấu tranh chính trị trong nhà tù của các chiến sĩ cách mạng cũng diễn ra mạnh mẽ. Tháng 1/1955, Tỉnh ủy Phú Yên đã chỉ thị cho những đảng viên trung kiên trong nhà lao Ngọc Lãng thành lập chi bộ Đảng để phát động cuộc đấu tranh trong tù hỗ trợ cho phong trào bên ngoài và giữ vững khí tiết người cộng sản trước sự tra tấn của địch. Đồng chí Nguyễn Đình Thành, Tỉnh ủy viên đã trực tiếp truyền đạt chỉ thị này cho đồng chí Văn Gói đang ở trong tù. Chi bộ nhà lao Ngọc Lãng nhanh chóng thành lập gồm 8 đảng viên, do đồng chí Trần Tấn làm bí thư Chi bộ nhà lao chủ trương xây dựng tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tù nhân. Đồng thời phát động phong trào đấu tranh trong tù chống sự khủng bố, đàn áp, tra tấn dã man của địch, đòi địch phải thực hiện hiệp thương t ng tuyển cử thống nhất nước nhà, đòi cải thiện đời sống cho tù nhân, chống âm mưu đầu độc tư tưởng của địch. Phong trào đấu tranh trong tù ngày càng n ra quyết liệt đã c vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của quần chúng. Mặc dù địch tìm mọi cách ngăn cấm, khống chế, nhưng các đồng chí trong tù vẫn giữ được

mối liên hệ với đảng viên và quần chúng bên ngoài. Phong trào đấu tranh chính trị trong và ngoài nhà tù ngày càng liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành làn sóng đấu tranh dữ dội tấn công vào kẻ thù.

Tại thị xã, các cơ sở cách mạng được xây dựng trong dân. Nhiều người bí mật nuôi dấu cán bộ, ngày ngày bí mật mang cơm gạo ra đồng, ra núi cho cán bộ, nhận nhiệm vụ chuyển tài liệu, dẫn đường cho cán bộ ...Những người mẹ, người chị đã mưu trí che mắt địch, khôn khéo lợi dụng khả năng hợp pháp để hoạt động cách mạng. Có nhiều kế sách hoạt động, t ch c thành từng t , nhóm hợp pháp, nửa hợp pháp như nghiệp đoàn thợ thủ công, nữ tiểu thương, các hội chùa, hội miếu, nữ công, văn hoá văn nghệ quần chúng, t thầy thuốc, t c u tế thăm nuôi đẻ, các t đ i công ... gắn bó với các giới, với nhiều tầng lớp nhân dân bằng quyền lợi thiết thực, đoàn kết, tương thân, tương trợ, vận động nâng cao tinh thần cách mạng, trực tiếp hoặc gián tiếp đấu tranh với kẻ địch. Ngoài ra, trong thời kì này ta còn vận động nhân dân chống âm mưu “Công giáo hoá” của Ngô Đình Diệm, chống âm mưu tiêu diệt Phật giáo.

Giữa năm 1956, địch tiếp tục xúc tiến “Tố Cộng” giai đoạn 2 nhằm tiêu diệt triệt để những người “Cộng sản” và những người có tư tưởng “Cộng sản” . Chúng khủng bố kéo dài triền miên, với các biện pháp tình báo, gián điệp, bắn giết ... theo khẩu hiệu “Thà giết lầm còn hơn bỏ sót”. Ở Hòa Trị , địch bắt các đồng chí Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Công Cánh đi đày Côn Đảo rồi thủ tiêu nhầm uy hiếp tinh thần nhân dân. Song, phong trào đấu tranh của quần chúng vẫn n ra quyết liệt. Quán triệt nhiệm vụ mới của hội nghị Tỉnh ủy tháng 5/1956, Huyện ủy chủ trương vận động quần chúng đối phó với các đợt tố cộng như viện lý do đau yếu khi đi tố; không hô khẩu hiệu, không xé cờ Đảng; không nói xấu cách mạng; không tố cán bộ, đảng viên ... Đồng thời phải vạch mặt những tên đầu hàng làm tay sai cho giặc. Sáng tác thơ ca, hò vè để động viên cán bộ và nhân dân giữ vững khí tiết cách mạng.

Có thể nói, mặc dù bị địch uy hiếp, o ép và khủng bố, song nhân dân Tuy Hòa vẫn kiên cường đấu tranh bằng lý lẽ đanh thép, biến các bu i “tố cộng” của địch thành bu i vạch tội ác của chúng và là dịp tuyên truyền cho cách mạng, biểu thị lòng tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng. Mặc dù vậy, các chiến dịch “tố cộng” của Mĩ - Diệm đã gây cho phong trào cách mạng ở Phú Yên và Tuy Hòa nhiều khó khăn, t n thất.

Sang năm 1957, thực hiện Nghị quyết Tháng 12/1957 của Liên Khu uỷ V, Tỉnh uỷ Phú Yên chủ trương tiến hành diệt một số tên ác ôn có nhiều nợ máu để cảnh cáo kẻ địch và th c tỉnh, c vũ tinh thần đấu tranh của quần chúng. Tên ác ôn bị diệt đầu tiên là Thống Cường, Xã trưởng xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân. Tên Thống Cường bị diệt đã làm cho hệ thống tề nguỵ huyện Đồng Xuân và những nơi khác trong tỉnh hoang mang dao động, một số trả việc xin đi nơi khác hoặc nằm im. Đây là vấn đề quan trọng có tính chất đánh dấu bước ngoặt của phong trào đấu tranh cách mạng ở Phú Yên từ khi hoà bình lập lại. Các địa phương lân cận, trong đó có đô thị Tuy Hoà đã tận dụng ảnh hưởng của sự kiện này để nuôi dưỡng và củng cố tinh thần, đề cao khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân .

Từ tháng 7/1954 đến năm 1958, phong trào đấu tranh cách mạng ở đô thịTuy Hòa, Phú Yên có đặc điểm n i bật như sau: Từ năm 1954 đến đầu năm 1956, phong trào cách mạng chủ yếu là đấu tranh chính trị tại chỗ đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương t ng tuyển cử, chống trưng cầu dân ý, chống tố cộng, chống bầu cử quốc hội ... đã tạo ra không khí phấn khởi trong quần chúng, uy hiếp bọn phản động địa phương, ngăn cản một phần các hoạt động tội ác của địch, củng cố, mở rộng thêm một phần lực lượng của ta, biểu thị tinh thần chống Mĩ - Diệm và ý chí thống nhất nước nhà trong quần chúng rất cao. Từ giữa năm 1956 đến cuối 1958, phong trào chủ yếu là đấu tranh về dân sinh, dân chủ, chống xâu thuế, chống cướp công điện, chống bọn cường hào ác bá ở địa phương, chống khủng bố tố cộng, chống di dân, dồn

làng, quân dịch ... và nhất là từ cuối năm 1958 trở đi, phong trào đấu tranh chính trị bước đầu có đấu tranh vũ trang hỗ trợ.

Tuy nhiên, phong trào đấu tranh của quần chúng còn có hạn chế, lúc lên, lúc xuống, thậm chí có thời gian thoái trào do sự khủng bố dã man, tàn bạo của kẻ thù. Nhưng với truyền thống cách mạng kiên cường của nhân dân, với tài t ch c và lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Tuy Hòa, Phú Yên vẫn liên tục đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu của địch.

Từ 1959, tình hình có sự thay đ i khi Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15 chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Tại Tuy Hoà, các cơ sở Đảng dần được phục hồi, lực lượng vũ trang và bán vũ trang được xây dựng và hoạt động ở vùng địch kiểm soát dưới hình th c vũ trang và tuyên truyền nhằm thực hiện chủ trương diệt ác, phá kìm. Từ tháng 7 năm 1960, tại các xã đồng bằng đã t ch c thành lập các đội vũ trang công tác, từ đó phong trào diệt ác phá kìm diễn ra khắp nơi. Đ ng đầu danh sách những tên ác ôn khét tiếng lúc bấy giờ ở Tuy Hoà có Nguyễn Y Chi, cảnh sát quận, nguyên là cảnh sát xã Hoà Mỹ; Nguyễn Ân ấp trưởng thôn Phước Giang, xã Hoà Xuân... Cả hai tên này đều được Đảng bộ Tuy Hoà lên kế hoạch tỉ mỉ để tiêu diệt. Trước khi tiêu diệt đều thống kê tội ác của chúng để bọn ác ôn khiếp sợ, còn quần chúng thì phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương của cách mạng.

Tháng 9 năm 1960, tình hình các tỉnh miền tây Phú Yên có chuyển biến tốt, Tỉnh uỷ Phú Yên đề ra kế hoạch giải phóng các tỉnh miền Tây, tạo điều kiện để giải phóng vùng đồng bằng. Đến 30/11/1960, các tỉnh miền Tây hoàn toàn được giải phóng.

Sau khi các tỉnh miền Tây Phú Yên được giải phóng là cuộc đồng khởi Hoà Thịnh, Tuy Hòa. Thắng lợi của phong trào đồng khởi Hòa Thịnh được Khu ủy Khu V đánh giá là: "Điểm mở đầu cho phong trào giải phóng các tỉnh đồng bằng khu V". Năm ngày sau khi xã Hòa Thịnh đồng khởi thắng lợi, từ ngày 27/12/1960, các xã Hòa Đồng, Hòa Xuân, Hòa Hiệp...(Tuy Hoà) quần

chúng nhân dân dồn dập n i lên đồng khởi tuyên bố xóa bỏ chính quyền Mĩ - Diệm, thành lập ban tự quản các xã, thôn, t ch c lực lượng du kích và các đoàn thể quần chúng. Phong trào thanh niên thoát ly gia nhập lực lượng vũ trang rầm rộ, sôi n i ở nhiều địa phương. Nhiều thôn, xã nhân dân công khai t ch c tiễn đưa chồng, con thoát ly tham gia cách mạng.

Đồng khởi Hòa Thịnh và cuộc n i dậy của nhân dân các xã đồng bằng Tuy Hòa và một số địa phương khác ở Phú Yên giành được thắng lợi là một thực tế lịch sử sinh động, ch ng minh con đường bạo lực cách mạng mà Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng đã vạch ra là hoàn toàn đúng đắn.

Như vậy, từ năm 1959 đến năm 1960, nhân dân miền Nam, trong đó có Tuy Hoà, Phú Yên đã đ ng lên khởi nghĩa bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đ quyền thống trị của thực dân, phong kiến. Đúng như Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đánh giá:

“Thời kỳ tạm ổn của chế độ Mỹ - Diệm đã chấm dứt và thời kỳ khủng hoảng triền miên đã bắt đầu, các hình thái du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện mở đầu cho một cao trào cách mạng ở miền Nam” [58,tr.490 - 491].

2 2 P o r o đấu tranh chính trị ở đô ị P ú Y đoạn 1961 – 1965

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 44)