Mục tiêu đấu tranh phải cụ thể và phù hợp với từng giai đoạn

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 108 - 110)

7. Bố cục của đề tài

3.3.1.Mục tiêu đấu tranh phải cụ thể và phù hợp với từng giai đoạn

Cũng như phong trào cách mạng miền Nam, mục tiêu xuyên suốt của đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên những năm 1954 – 1975 là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, đấu tranh chính trị ở đô thị Tuy Hoà đều xác định mục tiêu rõ ràng cụ thể và có sự kết hợp một cách hợp lý giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu chính trị, giữa mục tiêu dân sinh dân chủ với mục tiêu dân tộc. Chẳng hạn:

Sau khi Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, đế quốc Mĩ lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp nhảy vào miền Nam hất cẳng Pháp, với âm mưu thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn c quân sự của Mĩ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan tràn xuống Đông Nam châu Á; đồng thời lấy miền Nam làm căn c để tấn công miền Bắc, tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ở Đông Nam châu Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ Phú Yên đã quán triệt tư tưởng của các cấp, lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong thời kì mới. Cùng với nhân dân toàn miền Nam, nhân dân Phú Yên nói chung và nhân dân thị xã Tuy Hoà nói riêng đã dấy lên phong trào đấu tranh chính trị trực diện với địch, đòi hiệp thương t ng tuyển cử, đòi tự do dân chủ, đòi giải quyết những vấn đề đời sống dân sinh, đòi chấm d t chiến dịch “Tố Cộng”. Ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhân dân ngừng sinh hoạt, chợ không họp, xe ngừng chạy, có một số trí th c , nhân sỹ đưa đơn kiến nghị gửi lên Tỉnh trưởng ngụy . Trong phong trào đấu tranh của quần chúng, n i bật nhất là các cuộc đấu tranh chống trò hề “ Trưng cầu dân ý ” và chống t ch c bầu cử quốc hội bù nhìn riêng rẽ của Mĩ - Diệm.

Hay trong giai đoạn 1960 – 1965, khi Mĩ triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, phong trào đấu tranh chính trị chống và phá ấp chiến lược, cùng với các phiên “Chợ nhồi” của nhân dân Tuy Hoà đã góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

của Mĩ – nguỵ ở Phú Yên và toàn miền Nam.

Trong giai đoạn 1965 – 1968, để chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của địch, Tỉnh uỷ Phú Yên cũng kịp thời đề ra chủ trương thích hợp, tiếp tục thực hiện phương châm “3 mũi giáp công ”: đấu tranh vũ trang , đấu tranh chính trị và đấu tranh binh vận. Đấu tranh chính trị với hình th c trực diện đòi dân sinh, dân chủ hằng ngày và đòi chủ quyền dân tộc, đẩy mạnh các hình th c đấu tranh hợp pháp và không hợp pháp như gây dư luận, cầu siêu, hội thảo, mít tinh, biểu tình, đình công.

Trong giai đoạn 1969 – 1973, chủ trưởng của đảng là vẫn là đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị và tấn công địch bằng 3 mũi giáp công. Mục tiêu đấu tranh chính trị trong thời gian này nhằm làm tan rã tư tưởng và t ch c binh lính ngụy, cùng với tấn công vũ trang đập tan bộ máy kìm kẹp, cai trị, bình định của địch; ngăn chặn không cho địch đôn quân bắt lính, không để địch thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”,

đập tan ngụy quân , đánh đ ngụy quyền góp phần làm thất bại âm mưu “Việt Nam hoá” chiến tranh của Mĩ – ngụy.

Khi hiệp định Paris được kí kết, nội dung đấu tranh chính trị ngày càng phong phú như: đấu tranh đòi trở về làng cũ làm ăn, đòi bồi thường những người bị địch bắn pháo chết, đòi c u chữa những người bị thương, chống bắn pháo vào làng, chống rải chất độc hoá học, giết trâu bò, phá hoại hoa màu; đấu tranh chống các cuộc míttinh do địch t ch c, chống bầu cử giả hiệu, gian lận, đòi Thiệu từ ch c, Mĩ rút quân. Công tác đấu tranh chính trị ở Phú Yên sau Hiệp định Paris là một mũi tiến công chiến lược gắn liền với đấu tranh quân sự và đấu tranh binh vận trên chiến trường nhằm làm suy yếu, làm tan rã

tinh thần quân đội ngụy, phá tan chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” vô cùng thâm độc của đế quốc Mĩ.

Cùng với việc xác định mục tiêu đấu tranh khác nhau cho từng thời kì, ở từng đối tượng cụ thể, đảng cũng xác định mục tiêu đấu tranh riêng một cách hợp lí trên cơ sở mục tiêu đấu tranh chung. Thực tiễn đấu tranh chính trị ở đô thị Tuy Hoà, Phú Yên trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) cho thấy, các cuộc đấu tranh do Đảng trực tiếp lãnh đạo hay do lực lượng yêu nước t ch c đều thể hiện khá rõ việc xác định mục tiêu cụ thể và phù hợp. Chẳng hạn, mục tiêu đấu tranh của quân chúng nhân dân là đòi dân sinh, dân chủ; của phật tử là tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; của học sinh, sinh viên đấu tranh đòi giảm học phí, bãi bỏ thiết quân luật; công nhân các nghiệp đoàn lao động đấu tranh đòi giải quyết khó khăn đời sống, cải thiện điều kiện lao động,… hướng tới mục tiêu dân sinh, kinh tế;…

Như vậy, ở Phú Yên thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975), mục tiêu của đấu tranh chính trị từng giai đoạn được xác định cụ thể, phù hợp không chỉ thể hiện trong chủ trương chỉ đạo của Tỉnh ủy mà còn được thể hiện rõ trong thực tiễn đấu tranh. Việc xác định mục tiêu đấu tranh cụ thể, phù hợp là một khía cạnh quan trọng của phương th c tập hợp quần chúng, góp phần đảm bảo thắng lợi và củng cố niềm tin cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 108 - 110)