Góp phần nâng cao giác ngộ chính trị đối với các tầng lớp nhân dân ở

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 103 - 105)

7. Bố cục của đề tài

3.2.1. Góp phần nâng cao giác ngộ chính trị đối với các tầng lớp nhân dân ở

ở đô thị Phú Yên

Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975) đã góp phần nâng cao giác ngộ chính trị cho các tầng lớp nhân dân.

Thông qua phong trào đấu tranh chính trị, tỉnh ủy đã tiến hành tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng đến nhân dân. Hầu hết các cuộc đấu tranh chính trị ở Phú Yên thời kỳ 1954 – 1975 đều sử dụng khẩu hiệu, truyền đơn, biểu dương lực lượng… Chẳng hạn, Ngày 23/10/1955, Mĩ - Diệm t ch c cái gọi là “ Trưng cầu dân ý ” nhằm phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm T ng thống ngụy quyền Sài Gòn âm mưu vĩnh viễn chia cắt nước ta. Trước tình hình đó, các cơ sở đảng trong tỉnh đã tuyên truyền, giải thích cho quần chúng nhân dân đấu tranh vạch trần trò hề dân chủ bịp bợm của chúng. Do sự đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân nên trò hề “Trưng cầu dân ý” của Mĩ - Diệm bị vạch trần. Đêm 3/3/1956, ta t ch c rải nhiều truyền đơn, dán áp phích ở nhiều nơi công cộng trong huyện Tuy Hòa. Sáng ngày 4/3/1956 là ngày bầu cử, bằng nhiều hình th c khác nhau, nhân dân quyết tâm phá cho bằng được trò hề “trưng cầu dân ý” của chúng. Ở một số điểm bầu cử, cờ ba que, áp phích c động, c ng chào bị quần chúng xé bỏ, phá dỡ. Có nơi quần chúng tạo ra những cuộc cãi vã, ẩu đả, hoặc xô xát với bọn canh giữ thùng phiếu để tạo cớ cho quần chúng bỏ về, làm cho cuộc bầu cử nhiều nơi không thực hiện được.... Qua đấu tranh chống trò hề “Trưng cầu dân ý”, chống bầu cử, ý th c chính trị của quần chúng được nâng cao. Quần chúng hiểu được bản chất của Mĩ nguỵ, thấy được âm mưu của chúng trong việc biến miền Nam (trong đó có Tuy Hoà, Phú Yên) thành thuộc địa kiểu mới, thành căn c quân sư, chia cắt lâu dài nước ta. Quần

chúng cũng nắm được tư tưởng chỉ đạo cách mạng của đảng, hiểu rõ ý nghĩa của công tác đấu tranh chính trị. Do đó, lược lượng tham gia đấu tranh ngày một trở nên đông đảo.

Hay đến giữa năm 1964, do yêu cầu tập hợp quần chúng số lượng đông và lãnh đạo quần chúng số lượng đông, được sự đồng ý của Tỉnh ủy , Huyện uỷ Tuy Hoà t ch c một số phiên “Chợ nhồi” do Hội phụ nữ huyện, xã và các Ban đấu tranh chính trị lãnh đạo. Mục đích của phiên “Chợ nhồi” là để biểu dương lực lượng và tạo lòng tin. Ba phiên “chợ nhồi” đầu tiên t ch c các địa điểm họp chợ khác nhau, quy mô khác nhau, ám tín hiệu khác nhau, số lượng càng về sau càng đông hơn trước, lên đến hàng ngàn người, có t ch c, có lãnh đạo từ thôn đến xã, huyện, lòng tin và sự phấn khởi của chị em phụ nữ và quần chúng Tuy Hoà được nâng lên một bước...

Những hình th c tuyên truyền trên góp phần giúp quần chúng nhìn rõ bộ mặt xâm lược của Mĩ, bộ mặt tay sai của chính quyền Sài Gòn cũng như hiểu rõ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, từ đó tùy theo hoàn cảnh của mình mà tự nguyện tham gia vào cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Việc nhìn rõ bộ mặt xâm lược của Mĩ, bộ mặt tay sai của chính quyền Sài Gòn được thể hiện qua nhiều khía cạnh, nhưng quan trọng nhất là ở chỗ nhân dân không mơ hồ trước những âm mưu và hành động dù được che đậy tinh vi của chính quyền Sài Gòn từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu. Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 đã mang lại niềm hi vọng lớn cho đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, nhân dân Phú Yên và nhân dân miền Nam đã nhìn rõ bản chất xâm lược và ngoan cố vẫn muốn thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, phá hoại không muốn thực hiện Hiệp định, do vậy họ không ảo tưởng về một nền hòa bình thực sự cho dân tộc Việt Nam nếu không tiếp tục đấu tranh, Mĩ đã cút nhưng chính quyền Sài Gòn chưa sụp đ , độc lập thống nhất vẫn còn phải đấu tranh mới giành lại được. Ở vùng địch kiểm soát, ta đã đề ra các biện pháp cụ thể nhằm lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh

buộc địch thi hành Hiệp định Paris, đòi các quyền tự do dân chủ. Tháng 4/1973, Tỉnh Hội Phật giáo Phú Yên đã t ch c cầu siêu mong hòa bình, với sự tham gia của khoảng 64.000 người, trong đó phần đông là lực lượng phụ nữ. Ngoài ra, phong trào đấu tranh chính trị không cho xe tăng M113 của địch đi càn quét có kết quả trở thành ngọn cờ đầu trong toàn Khu V và đóng góp cho phong trào toàn miền nhiều kinh nghiệm quý báu. Tiếp đến trong những tháng đầu năm 1974, quân và dân Phú Yên đã tiến công địch gần 500 trận lớn nhỏ, khôi phục vùng làm chủ, vùng tranh chấp. Chiến thắng quân sự đã thôi thúc chống phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng ở thị xã, thị trấn các tầng lớp nhân dân đ ng lên chống Mĩ - Thiệu, chống tham nhũng, đòi hoà giải, hoà hợp dân tộc. Các âm mưu đôn quân bắt lính, cướp phá tài sản, lừa mị của địch bị quần chúng nhân dân vạch trần. Nhân dân ở vùng địch kiểm soát, tinh thần và thái độ ngã hẳn theo xu thế tất thắng của cách mạng; tinh thần ngụy quân, ngụy quyền sa sút, dao động mạnh; mâu thuẫn trong nội bộ địch ngày càng gay gắt. Đến giữa tháng 7/1974, trên địa bàn Phú Yên đã n ra hàng trăm cuộc n i dậy của quần chúng ở Xuân Xuân, Hòa Vinh (Tuy Hoà I), Hoà Quang, Hoà Kiên (Tuy Hoà II), … đã t ch c nhân dân n i dậy đánh trống, gõ mõ, phát loa kêu gọi và rải hàng vạn tờ rơi truyền đơn làm rã ngũ gần 4.000 tên địch... Những thắng lợi đó, đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi hoàn toàn trong năm 1975.

Nhờ sự giác ngộ về chính trị của quần chúng nên dù Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành nhiều biện pháp, kể cả thẳng tay đàn áp nhưng phong trào đấu tranh chính trị ở Phú Yên vẫn liên tục phát triển sâu rộng, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)