Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên (1969 – 1972)

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 77)

7. Bố cục của đề tài

2.4.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên (1969 – 1972)

Những năm Mĩ- chính quyền Sài Gòn thực hiện chiến lược “ Việt Nam hóachiến tranh ”, ở Phú Yên phong trào đấu tranh chính trị vẫn liên tục diễn ra. Thời kỳ này ta t ch c đấu tranh chính trị nhằm tranh thủ lực lượng th ba với khẩu hiệu: “Hoà hợp dân tộc” diễn ra sôi n i. Ngoài ra , nhân dân còn viết hàng chục lá đơn tố cáo, khiếu nại với 650 chữ ký gởi cho ngụy quyền từ quận đến tỉnh. Nội dung đấu tranh ngày càng phong phú như: đấu tranh đòi trở về làng cũ làm ăn, đòi bồi thường những người bị địch bắn pháo chết, đòi c u chữa những người bị thương, chống bắn pháo vào làng, chống rải chất độc hoá học, giết trâu bò, phá hoại hoa màu; đấu tranh chống các cuộc míttinh do địch t ch c, chống bầu cử giả hiệu, gian lận, đòi Thiệu từ ch c, Mĩ rút quân…

Tại thị xã Tuy Hoà, phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi n i, rầm rộ. Năm 1970, lực lượng thương phế binh quân đội Sài Gòn được cơ sở ta xây dựng từ trước đã n i dậy đòi chính quyền Phú Yên phải cấp đất xây dựng nhà ở. Phong trào này càng phát triển được lính của các binh chủng ủng hộ như: binh chủng thiết giáp đưa cả xe tăng đến chở thương binh đi tuần hành, lập giàn tự thiêu. Nguỵ quyền Phú Yên phải nhân nhượng.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, thị xã Tuy Hoà đã t ch c cho các cơ sở nội thị tiếp tục vận động, t ch c liên minh công, nông, thương, binh thị xã Tuy Hoà xuống đường biểu tình từ ngày 24 đến ngày 28/9/1971. Ngay từ ngày đầu tiên, khối liên minh công, thương, binh được sự ủng hộ mạnh mẽ của thanh niên, học sinh đến tầng lớp trí th c và binh lính ngụy cùng tham gia vào khối này. Được sự phối hợp, giúp đỡ của công nhân, thương phế binh ngụy đã n i dậy rầm rộ làm cho giao thông trên các đường phố nội thị bị cắt đ t. Chướng ngại vật được lực lượng thương phế binh giăng ra chật đường, bằng cờ, khẩu hiệu: “Đả đảo trò hề độc diễn 3/10 của Nguyễn Văn Thiệu”, cờ 3 que bị đốt, ảnh T ng thống Nguyễn Văn Thiệu bị rạch nát rồi dán trên tường. Tên Tỉnh trưởng Phú Yên phải trực tiếp đi n định tình hình, cam kết tăng trợ cấp cho thương phế binh. Tiếp đến công nhân lao động, học sinh n i dậy đấu tranh đòi trị tội bọn ác ôn đã bắn chết học sinh Nguyễn Thành Long. Cuộc đấu tranh kéo dài hơn một tháng, biến đám tang của Nguyễn Thành Long thành cuộc biểu dương s c mạnh của tầng lớp nhân dân thị xã Tuy Hoà trong những năm kháng chiến chống Mĩ, c u nước do Đảng t ch c và lãnh đạo. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nội thị kết hợp với lực lượng tự vệ biệt động thành đã làm cho tình hình an ninh của thị xã Tuy Hoà trở nên xáo trộn. Thị uỷ Tuy Hoà đã chỉ thị cho biệt động thành sử dụng toàn bộ lực lượng theo sát và lãnh đạo phong trào học sinh tiếp tục xuống đường đấu tranh.

Tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân đô thị Phú Yên là cuộc biểu tình với sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân ở Tuy Hòa năm 1972. Cuộc biểu tình diễn ra vào sáng ngày 10/3/1972 đã làm cho quân địch rúng động. Vào sáng ngày 10/3/1972, một ngày sau khi cảnh sát ngụy bắn chết học sinh Hà Trấp đang cùng với hai bạn đi trên đường Trần Hưng Đạo (ngày 9/3/1972), nhân dân các xã Hoà Thắng, Hoà Trị, Hoà Kiến cùng đông đảo học sinh, giáo sư các Trường Nguyễn Huệ, Bồ đề, Tân Dân,

Văn Minh, Đặng Đ c Tuấn, cùng với công nhân lái xe lam, xe thồ, xích lô, thương phế binh ngụy thành lập đoàn biểu tình kéo đến toà hành chính tỉnh đòi bồi thường nhân mạng cho Hà Trấp. Tên Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Tố đích thân ra gặp đoàn biểu tình và đ lỗi cho bọn cảnh sát, yêu cầu đoàn biểu tình đến Ty cảnh sát ngụy. Tại đây, đoàn biểu tình gặp Trưởng ty cảnh sát Phú Yên nhưng ông ta lại đ tội cho Chi cuộc cảnh sát quận Tuy Hoà. Đoàn biểu tình kéo về đường Trần Hưng Đạo đến ngã Năm thì bị bọn cảnh sát ngăn chặn lại. Chúng dùng xe vòi rồng phun nước ngăn chặn đoàn biểu tình và dùng dây thép gai bịt kín các nẻo đường. Ngoài ra địch còn lăm le sử dụng lựu đạn cay để giải tán cuộc biểu tình.

Để kích động và gây khí thế đấu tranh, xung kích của đoàn biểu tình xông lên kêu gọi cảnh sát phải đền mạng, liền theo đó là tiếng hô vang của hàng ngàn người biểu tình. Cán bộ tự vệ mật của ta quyết định tiếp cận tên sĩ quan chỉ huy cảnh sát dã chiến là Hà Tới, anh trai của Hà Trấp để vận động, phân tích rõ sai trái, nên Hà Tới cho bọn cảnh sát dã chiến rút lui. Nhân cơ hội đó, lực lượng học sinh ào lên dùng đá dùng bịch xăng ném trước rồi dùng nùi lửa ném theo. Chi cuộc cảnh sát quận Tuy Hoà lửa bốc cháy từ nhà chính, sau đó lan dần tới kho nhiên liệu, kho đạn, tất cả như một trận địa, đạn n vang trời. Đến 13 giờ 45 phút, toàn bộ Chi cuộc cảnh sát ngụy bị thiêu huỷ gồm có 3 xe ô tô, 1 xe Zep, 2 xe Ford, 64 xe máy, một kho xăng dầu, 1 kho vũ khí với 360 súng tiểu liên các loại, 12 súng trung liên, 4 súng đại liên [9,tr.140].

Vụ xuống đường này thật sự là một trận đánh làm chấn động cả miền Nam, gây tiếng vang đến tận bàn Hội nghị Paris. Bọn ngụy quyền hết s c choáng váng và bất ngờ đến khó tin rằng những con người tay không có một th vũ khí mà dám tấn công, đốt phá tan tành một Chi cục cảnh sát nằm giữa thị xã Tuy Hoà, một trung tâm kinh tế, chính trị của địch.

Rõ ràng, trong các cuộc xuống đường biểu tình đòi dân sinh dân chủ cũng như cuộc biểu tình vũ trang, phương pháp lãnh đạo chỉ đạo của Đảng là

luôn luôn giữ thế hợp pháp, làm cho địch không có cơ sở để đàn áp và luôn bị động đối phó.

Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh ở nông thôn thành phong trào chung diệt ác, phá kèm, giành quyền làm chủ từng phần, đánh đ từng bộ phận, gây bất n về chính trị cho địch. Phong trào đấu tranh chính trị trong những năm 1969-1972 ở thị xã Tuy Hòa đã góp phần x ng đáng vào thắng lợi chung của quân và dân trong tỉnh, làm thất bại về cơ bản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ, buộc Mĩ và bọn tay sai phải ký kết Hiệp định Paris chấm d t chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27/1/1973. Từ đây ta đã đu i được quân Mĩ về nước. Ngày 28/1/1973 quân Nam Triều Tiên đóng các chốt ở thị xã và Tuy Hòa 2 bắt đầu rút về nước. Đến ngày 12/2/1973 không còn bóng dáng quân viễn chinh Mĩ và quân thân Mĩ trên đất thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên.

2.5. P o r o đấu tranh chính trị ở đô ị P ú Y đoạn 1973 – 1975

2.5.1. Chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gòn

Đầu năm 1973, Hiệp định Paris được kí kết, trên nửa triệu quân đội viễn chinh Mĩ và quân thân Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta. Điều đó tạo ra những tiền đề mới để cách mạng miền Nam tiến lên “Đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hiệp định Pari đã đánh dấu một bước lùi trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ, nhưng chúng vẫn bám lấy miền Nam Việt Nam, tiếp tục duy trì lực lượng quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn để chống lại lực lượng cách mạng nhằm giữ miền Nam Việt Nam vẫn là thuộc địa kiểu mới của chúng.

Ở Phú Yên, cho đến ngày 12/2/1973, toàn bộ quân viễn chinh Mĩ và quân thân Mĩ rút hết, cuộc chiến tranh đang rẽ sang một bước ngoặc mới có lợi cho cách mạng Phú Yên. Để đối phó với tình hình mới, được sự giúp đỡ của Mĩ, chính quyền nguỵ ra s c bắt lính, phát triển quân đội, chúng tiếp quản

tất cả các căn c quân sự và phương tiện chiến tranh do Mĩ và Nam Triều Tiên để lại. Đến giữa năm 1973, địch tại Phú Yên gồm 3 tiểu đoàn biệt động, 11 tiểu đoàn bảo an, 10 đại đội bảo an biệt lập, 133 trung đội dân vệ, 4000 phòng vệ dân sự, 4 đại đội cảnh sát dã chiến, 1 tiểu đoàn và 6 trung đội cảnh sát quốc gia, 140 đồn bốt trên khắp địa bàn Phú Yên, tập trung nhiều nhất tại Tuy Hoà [8,tr.143].

Sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực, địch tập trung mọi lực lượng để củng cố vùng chiếm đóng, đồng thời dùng mọi thủ đoạn chính trị, quân sự, kinh tế, lấn chiếm các vùng giải phóng, đánh phá các cửa khẩu mua bán, kiểm soát, bao vây kinh tế của ta.

Đối với vùng địch kiểm soát, chúng ra s c sắp xếp lại bộ máy nguỵ quyền, đưa những người thuộc Đảng dân chủ của Thiệu vào giữ các ch c vụ chủ chốt trong hệ thống chính quyền và quân đội. Chúng cho xây cất trụ sở, t ch c bầu cử và kiện toàn hệ thống hành chính cơ sở tề xã, ấp. Trên cơ sở đó chúng ra s c đôn quân, bắt lính, bắt bớ, quản thúc người tình nghi cách mạng, khủng bố các đảng phái đối lập, gây căng thẳng trong nhân dân.

Đối với vùng ta đã giải phóng và căn c cách mạng, địch thực hiện từng bước đánh phá có trọng điểm, nhằm lấn chiếm các địa bàn quan trọng đã bị mất và nối lại các trục đường giao thông (đường số 7, đường sắt). Chúng dùng biệt kích, gián điệp để thăm dò nắm tình hình của ta để chỉ điểm cho máy bay, phi pháo đánh phá.

Âm mưu của địch rất thâm độc, tham vọng của địch rất lớn. Trước khi có giải pháp chính trị, chúng tung lực lượng ra thực hiện cái gọi là “chiến dịch trànngập lãnh thổ”. Khi Hiệp định Paris có hiệu lực, chúng phản ng một cách ồ ạt, chủ yếu dùng phi pháo hoả lực để huỷ diệt các chiến khu của ta. Kết quả, chúng đã lấn chiếm được một số vùng quan trọng như Xuân Lãnh, đường số 7, mở rộng vùng kiểm soát trên các trục đường số 5,6, lập thêm một số c điểm mới ở Ngân Điền, Đồng Cam (Sơn Hoà),... Chúng tạm thời n định được tinh

thần binh sĩ và tề nguỵ vốn đã dao động mạnh khi Hiệp định Paris được kí kết. Ở đại bộ phận nông thôn và đồng bằng, chúng tiến hành khôi phục lại lực lượng phòng vệ dân sự. Do những hành động phá hoại hiệp định của địch nên ở một số vùng lực lượng cách mạng, cán bộ không còn bám được quần chúng, đại đa số cơ sở bị bể vỡ, nhiều cán bộ bị bắt, bị tra tấn, tù đày.

Tình hình đó không phải do địch mạnh mà do ta sơ hở, mất cảnh giác trong việc đấu tranh thi hành Hiệp định Paris. Về cơ bản, địch vẫn đang trong thế đi xuống, mất ch dựa chủ yếu khi quân viễn chinh Mĩ phải rút về nước. Trong khi đó, lực lượng hùng hậu của ta mà địch gọi là “quân Bắc Việt” vẫn đang đ ng trên chiến trường miền Nam. Do đó, Thiệu và tay sai đã lộ rõ bộ mặt cực kì hiếu chiến, tàn bạo, chúng ra s c phá hoại Hiệp định Paris, hô hào thực hiện “bốn không” (Không có giải pháp chính trị, không có ngừng bắn, không có t ng tuyển cử, không có hoà bình), phá huỷ các t ch c liên hiệp bốn bên và hai bên.

Nhưng tình thế không thể đảo ngược, chính nghĩa của Hiệp định Paris vẫn ăn sâu, lan rộng trong quần chúng, kể cả trong chính quyền và quân đội Sài Gòn. Trước âm mưu và hành động của Mĩ – chính quyền Sài Gòn, quần chúng nhân dân Tuy Hòa vô cùng căm phẫn, tiếp tục phối hợp với quân dân trong tỉnh và toàn miền Nam tiến hành kháng chiến để giành thắng lợi hoàn toàn.

2.5.2. Chủ trương của Đảng, Liên Khu ủy V, tỉnh ủy Phú Yên.

Đầu năm 1973, Hiệp định Pari được kí kết, trên nửa triệu quân đội viễn chinh Mĩ và chư hầu buộc phải rút khỏi nước ta. Điều đó đã tạo ra những tiền đề mới để cách mạng Việt Nam tiến lên “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, sau Hiệp định Paris, Mĩ vẫn tiếp tục giữ lại 2 vạn cố vấn, tiếp tục viện trợ cho Chính quyền Sài Gòn. Điều đó cho thấy chúng vẫn đang tiếp tục thực hiện “Việt Nam hoá chiến tranh”. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của ta vẫn chưa hoàn thành.

Trước tình hình đó, tại Hội nghị lần th 21 (7/1973), Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: “Lấy khẩu hiệu hòa bình, độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa hợp dân tộc để tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, đặc biệt là lực lượng thứ ba, đẩy mạnh đấu tranh chính trị từng bước tiến lên thành cao trào cách mạng ở thành thị kết hợp với phong trào đấu tranh mạng mẽ ở nông thôn, đòi địch ngừng bắn, thi hành các quyền tự do, dân chủ, chống chế độ kìm kẹp, chống đốt phá, vơ vét, cướp bóc, đòi thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hiệp định Paris” [36,tr.614].

Từ sau Hội nghi 21, từ cuối năm 1973, quân dân toàn miền Nam đã tiến hành kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự đánh trả lại các cuộc hành quân của địch, bảo vệ vùng giải phóng, tạo thế và lực để đưa cách mạng tiến lên, chuẩn bị mọi mặt để khi có thời cơ sẽ “đánh cho ngụy nhào”.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của trung ương, tại hội nghị tháng 7 năm 1973, Liên Khu ủy V xác định nhiệm vụ trung tâm là kiên quyết đánh bại chính sách “bình định”, lấn chiếm, giành dân và giữ dân, mở rộng quyền làm chủ, vùng làm chủ, giữ vững và phát triển thực lực cách mạng. Muốn vậy, phải kết hợp “ba mũi giáp công”, kết hợp tấn công của bộ đội chủ lực, tấn công và n i dậy ở nông thôn và cao trào ở thành thị, đặc biệt, đối với vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát, “yêu cầu trước mắt là hết sức vận động quần chúng đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, binh vận từ thấp đến cao” [51,tr.7].

Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đ i mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị đã họp và chỉ rõ:

“Cả năm 1975 là thời cơ” và nhấn mạnh “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” . Ngày 7/1/1975, tại cuộc họp bàn về kế hoạch giải phóng miền Nam, Bộ Chính trị kết luận: “Thực hiện tiến công và nổi dậy,… phát triển phong trào đấu tranh chính trị lên quy mô rộng lớn, đòi hòa bình, hòa hợp dân tộc” [37,tr.6].

giải phóng miền Nam, Liên Khu ủy V chỉ đạo phải phối hợp chặt chẽ với chiến trường Tây Nguyên, tập trung lực lượng quân sự, lực lượng chính trị để đón thời cơ giải phóng.

Tại Phú Yên, từ sau Hiệp định Paris có hiệu lực , bọn địch tập trung mọi lực lượng, mọi thủ đoạn chính trị, quân sự, kinh tế lấn chiếm vùng giải phóng. Chúng ra s c củng cố bộ máy nguỵ quyền ở xã, ấp, đôn quân bắt lính phát triển địa phương quân. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, từ ngày 20 đến ngày 22/2/1973 Tỉnh uỷ Phú Yên t ch c Hội nghị quán triệt phương châm đường lối cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị đã xác định tầm quan trọng của công tác đấu tranh chính trị ở Phú Yên sau Hiệp định

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)