Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên (1973 – 1975)

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 85)

7. Bố cục của đề tài

2.5.3.Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên (1973 – 1975)

Sau Hiệp định Paris, thực hiện chủ trương của trung ương Đảng, Liên khu ủy V và Tỉnh ủy Phú Yên, nhân dân Tuy Hòa đấu tranh chính trị đòi Mĩ – Thiệu thi hành Hiệp định. Vào ngày 11/11/1973, trong khi địch truy lùng bắt bớ thanh niên đi lính đã bắn chết một thanh niên ở xã Hoà Vinh. Căm phẫn trước hành động khủng bố giết người của địch, ngày 12/11/1973, trên một ngàn người ở Hoà Vinh đã khiêng xác người thanh niên kéo đến đồn đòi bồi thường nhân mạng, đòi đình chỉ ngay những hành động khủng bố nhân dân. Cuộc đấu tranh kéo dài cả ngày. Trước áp lực đấu tranh của đông đảo quần chúng, bọn chỉ huy buộc phải chấp nhận những yêu sách của nhân dân.

Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, trong năm 1973, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng chống địch cướp bóc, chống dồn dân, chống bắt lính, chống đàn áp khủng bố n i lên mạnh mẽ. Nhiều nơi trong tỉnh, nhân dân kéo về làng cũ, khai hoang, phục hoá sản xuất. Nhờ vậy ta đã phát triển xây dựng thêm nhiều cơ sở mới. Trước tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân dân, địch phải nhượng bộ cho dân đưa số lúa gạo bị dồn từ nơi tập trung về nhà.

Có thể nói, hoạt động công tác đấu tranh chính trị trong năm 1973 cùng với phong trào đấu tranh quân sự và binh vận ở trên địa bàn tỉnh đã thu được một số thành tích đáng kể.

Ở Tuy Hoà - vùng địch kiểm soát, ta đã đề ra các biện pháp cụ thể nhằm lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh buộc địch thi hành Hiệp định Paris, đòi các quyền tự do dân chủ. Tiếp đến trong những tháng đầu năm 1974, phối hợp với quân và dân Phú Yên, nhân dân Tuy Hoà đã tiến công địch với hàng trăm trận trận lớn nhỏ, khôi phục vùng làm chủ, vùng tranh chấp. Chiến thắng

quân sự đã thôi thúc phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, các tầng lớp nhân dân đ ng lên chống Mĩ - Thiệu, chống tham nhũng, đòi hoà giải, hoà hợp dân tộc. Các âm mưu đôn quân bắt lính, cướp phá tài sản, lừa mị của địch bị quần chúng nhân dân vạch trần. Nhân dân Tuy Hoà với tinh thần và thái độ ngã hẳn theo xu thế tất thắng của cách mạng; tinh thần ngụy quân, ngụy quyền sa sút, dao động mạnh; mâu thuẫn trong nội bộ địch ngày càng gay gắt,... càng làm có công tác đấu tranh chính trị của ta phát triển.

Đến giữa tháng 7/1974, tại thị xã Tuy Hòa đã diễn ra những cuộc đấu tranh của quần chúng ở Hòa Vinh (Tuy Hoà I), Hoà Quang, Hoà Kiến (Tuy Hoà II), … Nhân dân n i dậy đánh trống, gõ mõ, phát loa kêu gọi và rải hàng vạn tờ rơi truyền đơn. Tiêu biểu trong hoạt động đấu tranh chính trị thời gian này là thị xã Tuy Hoà, công tác đấu tranh chính trị đã phối hợp chặt chẽ với phong trào binh địch vận. Hàng loạt cuộc n i dậy của quần chúng có binh lính ngụy ủng hộ đấu tranh chống tham nhũng, đòi hoà giải, hoà hợp dân tộc, chống phá các âm mưu đồn quân bắt lính, cướp phá của địch.

Cuối tháng 10/1974, Khu uỷ Khu V triệu tập Hội nghị Dân vận và Mặt trận toàn khu tại Trà My (Quảng Nam) nhằm phát động t ch c quần chúng đón thời cơ giành thắng lợi quyết định. Hội nghị nhận định tình hình cách mạng đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Phong trào đấu tranh của quần chúng cả thành thị và nông thôn đang lên cao. Đặc biệt phong trào đấu tranh chính trị ở các thành phố lớn đã c vũ quần chúng nông thôn n i dậy, đồng thời cũng c vũ phong trào đấu tranh của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động ủng hộ Việt Nam.

Thực hiện chỉ thị của Khu uỷ, Hội nghị Tỉnh uỷ Phú Yên quyết định lấy Tuy Hoà làm trọng điểm. Thị xã Tuy Hoà và các huyện Tuy Hoà 2, Tuy An, Đồng Xuân, Sông Cầu tiến hành Hội nghị mở rộng nhằm quán triệt chỉ thị của Tỉnh uỷ và chỉ đạo của khu. Cuối tháng 2 và đầu tháng 3/1975, ta mở màn hoạt động quân sự bằng những trận đánh địch ở Tuy Hoà 2. Cùng thời gian

này nhân dân các xã Hoà Định Đông, Hoà Định Tây, Hoà Quang và một phần xã Hoà Trị, Hoà Kiến n i dậy t ch c “thanh viện, đại náo” tạo thế khiến cho bọn tề ngụy, bọn dân vệ hoảng sợ phải rút chạy về tỉnh lỵ, gây náo loạn ở thị xã Tuy Hoà. Các cán bộ binh vận triệu tập người thân của binh lính ngụy đi học tập rồi tung vào vùng ven và tỉnh lỵ để kêu gọi con em về với gia đình, đồng thời loan tin ta chiến thắng giải phóng nhiều nơi, lính ngụy ra hàng, làm rung động ngụy quân, ngụy quyền trong tỉnh.

Từ đầu tháng 3 đến ngày 10/3/1975, tại huyện trọng điểm Tuy Hoà I, ta đánh một số trận diệt địch Hoà Phong, Hòn Sặc. Cán bộ lãnh đạo xã, thôn đưa các đoàn quân n i dậy kéo ra đường, mỗi người đều có mõ tre, phòng la, mỗi đoàn có trống làm “đại náo”. Từ Hoà Thịnh quần chúng “đại náo” ra Hoà Đồng, lan dần đến Hoà Mỹ và Hoà Tân. Đến ngày 9 và 10/3/1975, dân vệ, thám báo, tề xã, liên gia ấp trưởng các xã Hoà Mỹ, Hoà Thịnh, Hoà Đồng, Hoà Tân, Hoà Hiệp hoàn toàn tan rã, nhân dân đã làm chủ, xây dựng các lực lượng để đưa đội quân chính trị nhập thị uy hiếp địch, kêu gọi con em về với gia đình .

Từng mảng lớn xã thôn được giải phóng và t ch c quyền làm chủ. Mùa xuân năm 1975, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Yên đề ra chủ trương động viên nỗ lực cao nhất của toàn Đảng bộ, khắc phục mọi khó khăn, tập trung cao độ, giành thắng lợi lớn nhất trong năm 1975 nhằm góp phần với toàn miền tiến tới hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong một thời gian ngắn. Về công tác đấu tranh chính trị, tỉnh chủ trương phối hợp với các mũi tấn công quân sự của quân và dân trong tỉnh, vận động phá hoại phương tiện chiến tranh, phá vỡ hệ thống phòng ngự, kìm kẹp dân. Đặc biệt tập trung vận động nhân dân n i dậy đấu tranh phá các khu dồn dân trở về làng cũ.

Sau thất bại ở chiến trường Tây Nguyên, địch thực hiện cuộc tháo chạy về các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Trước tình hình ấy, Quân khu ra mệnh lệnh: “Toàn bộ quân địch ở Tây Nguyên đã rút chạy theo đường số 7 về Phú

Yên để thực hiện co cụm chiến lược tại các tỉnh đồng bằng miền trung. Phú Yên tập trung lực lượng kiên quyết đánh tiêu diệt, bắt sống và thu toàn bộ vũ khí, phương tiện quân Tây Nguyên chạy xuống, không cho chúng chạy thoát” [47,tr.338]. Thực hiện chủ trương của Đảng và thường vụ Tỉnh uỷ, nhân dân Tuy Hoà, Phú Yên đã tiến hành chặn đánh địch. Theo kế hoạch ban đầu, địch rút chạy theo đường số 7 để xuống Tuy Hoà. Tuy nhiên, trước tình hình tuyến phòng phủ phía tây bị vỡ, hai xã Hoà Định Đông và Hoà Định Tây đã được giải phóng. Địch không thể tháo chạy theo hướng dự định ban đầu. Vì thế, chúng quyết định vượt qua sông Ba, theo đường số 5 về quận lị Phú Lâm để vào Tuy Hoà. Nắm được hành động của địch, nhân dân Tuy Hoà quyết tâm bảo vệ đường số 5, phá vỡ cuộc tháo chạy của địch. Sau khi đánh tan đoàn quân của Việt Nam Cộng hòa tháo chạy từ Tây Nguyên xuống đồng bằng, Quân khu 5 lệnh cho Phú Yên nhanh chóng củng cố lực lượng, cùng với bộ đội chủ lực đánh chiếm thị xã Tuy Hòa và giải phóng toàn tỉnh với thời gian ngắn nhất, hạn chế thấp nhất thương vong. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 1/4/1975, từ ba mặt, bộ binh và xe tăng Quân Giải phóng đồng loạt tiến công vào thị xã Tuy Hòa. Pháo 105 ly, súng cối 120 ly của ta đặt ở Hòa Thắng bắn mạnh làm tê liệt các trận địa pháo của địch. Cùng lúc xe tăng ta theo đường số 7 chi viện cho Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 2 đánh chiếm các mục tiêu cầu Ông Chừ, cầu Ðà Rằng và Nhạn Tháp. Tới 5 giờ 45 phút, đơn vị đánh chiếm xóm Ðạo, sân bay khu chiến, phát triển theo đường 6, đường Lê Lợi chiếm Ty Ngân khố, Khu công ch c. Trong lúc đó, ở hướng bắc thị xã, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 đánh chiếm tỉnh đường, Ty Cảnh sát, Trung đoàn bộ 47, Gò Ðá, núi Chóp, núi Chài. Tiểu đoàn 96, Ðại đội 25 và một bộ phận của tiểu đoàn pháo hỗn hợp 189 tiến công địch ở Núi Sầm, Long Tường, xóm Lẫm, Quy Hậu, Phước Khánh, Phước Hậu... Ðến 8 giờ sáng 1/4, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương ta đã hoàn toàn làm chủ thị xã Tuy Hòa. Đến 12 giờ cùng ngày, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần lượt tung bay trên nóc Dinh tỉnh

trưởng Phú Yên, Đài chỉ huy quân sự sân bay Đ ng Tác, Chi khu Tuy Hòa 1, Chi khu Tuy Hòa 2. Tỉnh Phú Yên hoàn toàn giải phóng.

Chiến thắng của quân và dân Phú Yên giải phóng tỉnh vào ngày 1/4/1975 đã đập tan âm mưu “mở đường máu” chiến lược của quân đội Sài Gòn rút lui khỏi chiến trường Tây Nguyên về tử thủ ở đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, góp phần vào thắng lợi của toàn miền Nam năm 1975.

Tiểu kế ƣơ 2

Sau khi Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, đế quốc Mĩ dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành căn c quân sự và thuộc địa kiểu mới của chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân thị xã Tuy Hoà, Phú Yên cùng nhân dân miền Nam anh dũng đ ng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.

Từ năm 1954 -1959, Mĩ – Diệm thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” gây khó khăn cho cách mạng. Nhân dân Tuy Hòa từng bước vượt qua khó khăn thử thách, vùng dậy giương cao ngọn cờ “đồng khởi”, từ chỗ đấu tranh đòi dân chủ dân sinh, xây dựng lực lượng chuyển sang thế tiến công. Cuộc đồng khởi của nhân dân Hoà Thịnh,Tuy Hoà đã góp phần tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam.

Những năm 1961-1965, khi Mỹ – Diệm thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, nhân dân Tuy Hòa tiếp tục đấu tranh chính trị, phối hợp lực lượng vũ trang diệt ác, phá kìm, mở rộng vùng giải phóng, lần lượt bẻ gãy các cuộc càn quét của chúng làm cho hệ thống ấp chiến lược của địch bị tan rã từng mảng. Với phương châm “hai chân ba mũi giáp công”, nhân dân Tuy Hoà đã góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của địch.

ra hết s c sôi n i, kết hợp với đấu tranh vũ trang, với nhiều hình th c đấu tranh phong phú, đã góp phần cùng nhân dân trong tỉnh Phú Yên và nhân dân miền Nam lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh , nhân dân Tuy Hoà đã phối hợp lực lượng vũ trang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu diệt một cánh quân của “di tản chiến lược” tên từ Tây Nguyên xuống Tuy Hoà, từ đó tạo thế và lực giải phóng Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên. Từ đây, nhân dân Tuy Hoà và toàn tỉnh Phú Yên cùng với nhân dân miền Nam tiến vào một thời kỳ lịch sử mới: hòa bình, thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng và bảo vệ T quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở ĐÔ THỊ PHÚ YÊN (1954 – 1975) 3 1 Đặ đ ể p o r o đấu tranh chính trị ở đô ị Phú Yên

Khi nghiên c u về phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên (1954 – 1975), có thể rút ra một số đặc điểm sau:

3.1.1. Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, diễn ra liên tục, quyết liệt các tầng lớp nhân dân tham gia, diễn ra liên tục, quyết liệt

Có thể nói, phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên là một phong trào quần chúng rộng rãi đã thu hút hầu hết các thành phần xã hội tham gia như công nhân lao động, tiểu thương, học sinh, sinh viên, phật tử,… Tuy nhiên trong từng phong trào đấu tranh cụ thể, có một hoặc một vài thành phần giữ vai trò nòng cốt. Chẳng hạn: phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương t ng tuyển cử, thống nhất đất nước; đấu tranh chống “tố cộng”, chống phá “ấp chiến lược”,… thành phần tham gia chủ yếu là dân nghèo thành thị, trí th c, nông dân….; trong phong trào đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo,… thành phần đông đảo nhất là tín đồ phật giáo; phong trào chống độc tài quân phiệt thành phần chủ yếu là công ch c, học sinh, sinh viên; trong phong trào đòi dân sinh, dân chủ thì thành phần chủ yếu là nhân dân lao động, phần nhiều là phụ nữ,…

Nòng cốt của phong trào đấu tranh ở đô thị Tuy Hoà, Phú Yên là phụ nữ thuộc các thành phần công nhân, lao động, các tầng lớp khác như chị em tiểu thương các chợ, đồng bào tôn giáo (đa số là Phật giáo), nhà giáo, trí th c, kí giả,…những người có quyền lợi mâu thuẫn ở nhiều m c độ khác nhau với Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã hình thành một mặt trận liên hiệp rộng rãi. Mục tiêu đấu tranh là bảo vệ hoà bình, đòi quyền dân tộc tự quyết, bảo vệ nền văn hoá dân tộc, đấu tranh cho quyền lợi của từng giới như bảo vệ nhân phẩm, đòi quyền sống cho phụ nữ,…..

Trong suốt tiến trình lịch sử kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), phong trào đấu tranh chính trị tại đô thị Phú Yên n ra liên tục ngay từ những ngày đầu hoà bình mới lập lại sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và trải qua các giai đoạn đấu tranh để đi đến thắng lợi cuối cùng vào năm1975. Phong trào diễn ra quyết liệt, nhất là giai đoạn 1954 – 1960 và 1973 – 1975. Trong giai đoạn 1954 – 1960, phong trào chính trị chống “tố cộng”, “diệt cộng” diễn ra mạnh mẽ, khuấy động phong trào cách mạng chung trong vùng. Đấu tranh chính trị giai đoạn này góp phần tích cực làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mĩ – Diệm. Với tinh thần yêu nước, bất chấp sự bắt bớt, tù đày, cấm đoán của chính quyền Mĩ – Diệm, phong trào diễn ra mạnh mẽ. Kết hợp với cuộc đấu tranh chống

“Trưng cầu dân ý”, khắp đô thị xuất hiện các phong trào quần chúng đòi dân chủ, dân sinh thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

Trong giai đoạn 1973 -1975, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng chống địch cướp bóc, chống bắt lính, chống đàn áp khủng bố, yêu cầu địch thi hành Hiệp định Pari n i lên mạnh mẽ. Trong những tháng đầu năm 1974, phong trào đấu tranh chính trị ở thị xã thu hút các tầng lớp nhân dân đ ng lên chống Mĩ - Thiệu, chống tham nhũng, đòi hoà giải, hoà hợp dân tộc, chống phá các âm mưu đôn quân bắt lính, cướp phá của địch, góp phần tạo thế và lực để tiến lên đánh cho “nguỵ nhào”.

Nhân dân thuộc các thành phần khác nhau ở đô thị Tuy Hoà, Phú Yên đã thực sự “dậy mà đi” từng bước vạch trần bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam nói chung và đô thị Phú Yên nói riêng. Sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân thể hiện truyền thống anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc. Đấu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 85)