Làm rối loạn hậu phương và suy giảm thế lực của chính quyền Sài Gòn,

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 105 - 108)

7. Bố cục của đề tài

3.2.2.Làm rối loạn hậu phương và suy giảm thế lực của chính quyền Sài Gòn,

Gòn, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng phát triển

Với vị trí địa lý, tự nhiên, xã hội, Phú Yên được Mĩ xem là địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự ở miền Nam Trung bộ, do đó Mĩ - Diệm đã

đặt Phú Yên vào một trong những “điểm nóng” để chúng thi hành những thủ đoạn về quân sự, chính trị hết s c dã man và thậm độc, ngay từ khi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết. Đô thị Tuy Hoà trở thành căn c quân sự của địch, từ đây, chúng đưa quân đi càn quét, thực hiện nhiều hành động làm t n hại về vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thế nhưng, trong 21 năm dưới chế độ Sài Gòn, các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở Tuy Hòa, Phú Yên đã nhiều lần làm đô thị bị rối loạn, tinh thần ngụy quân, ngụy quyền càng hoang mang, sa sút nặng nề, khí thế cách mạng của quần chúng được phát động mạnh. Chẳng hạn, trong năm 1968, ta quyết định mở cuộc t ng tiến công và n i dậy xuân Mậu Thân, mục tiêu là các đô thị. Quân địch ở Phú Yên có lữ đoàn 173 Mĩ, một tiểu đoàn bộ binh và tiểu đoàn pháo, Nam Triều Tiên có 2 trung đoàn và trung đoàn 47 ngụy, 28 đại đội bảo an, 10 đại đội cảnh sát. Thị xã Tuy Hoà là trọng điểm của cuộc t ng tấn công và n i dậy mùa Xuân 1968. Việc kết hợp giữa tiến công quân sự và sự n i dậy của nhân dân tại chỗ tấn công địch giành chính quyền được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Có thể nói, trong T ng tấn công và n i dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng đấu tranh chính trị và binh vận đóng vai trò quan trọng. Được Đảng chỉ đạo, một số cơ sở đấu tranh chính trị - binh vận được xây dựng trong nội thị, một số cán bộ chủ chốt các ngành, các đoàn thể được tăng cường cho thị xã, cán bộ đấu tranh chính các cấp được củng cố và tăng cường vào bên trong nhằm xây dựng một số cơ sở cốt cán hợp pháp, khi có thời cơ rút ra vùng ven chuẩn bị tư tưởng và 2 nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ các mũi tấn công khác để phục vụ t ng công kích. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công và phương pháp cách mạng của Đảng là giữ vững thế tấn công, phát huy cao độ s c mạnh t ng hợp của chiến tranh nhân dân, đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh binh vận tấn công địch cả 3 vùng: vùng núi, đồng bằng và thị xã, đánh mạnh cả mặt trước và sau lưng

địch, gây cho địch những thất bại, phải chuyển sang phòng ngự, lúng túng, bị động ngay trung tâm đầu não của chúng.

Cuộc t ng tiến công n i dậy năm 1968 của quân dân miền Nam trong đó có sự đóng góp của nhân dân Tuy Hòa, Phú Yên đã đẩy địch suy sụp thêm một bước, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh chấp nhận đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hiệp định Paris (1968 – 1973). Thất bại trên chiến trường đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari (27/1/1973) chấm d t chiến tranh, rút toàn bộ quân đội về nước, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam sang thời kỳ mới: “đánh cho Mĩ cút , đánh cho nguy nhào”, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Điều cần nhận thấy là, đấu tranh chính trị làm rối loạn hậu phương của đối phương ở m c độ nào đó cũng có nghĩa là chính quyền Sài Gòn suy giảm thế lực sau mỗi phong trào đấu tranh của quần chúng. Bởi vì thực tế qua mỗi phong trào đấu tranh, dù được hậu thuẫn tối đa về mọi mặt của Mĩ, chính quyền Sài Gòn vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh khó giải quyết.

Ngoài việc bản thân tạo ra sự xáo trộn mạnh mẽ trong lòng đối phương, đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên thời kỳ 1954 – 1975 còn tích cực phối hợp, hỗ trợ lực lượng vũ trang từ bên ngoài tấn công chính quyền Sài Gòn ngay trên chính sào huyệt của chúng. Điều này càng làm cho hậu phương của chính quyền Sài Gòn bị rối loạn, thế lực của chính quyền Sài Gòn ngày càng suy giảm. Những phong trào thể hiện rõ điều này có thể kể đến như đồng khởi (1959 -1960), chống phá ấp chiến lược (1961 – 1963), trong cuộc T ng tiến công và n i dậy Xuân Mậu Thân 1968, đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Pari (1973-1974), T ng tiến công và n i dậy Xuân 1975. Nhìn một cách toàn cục, đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên trong kháng chiến chống Mĩ, c u nước diễn ra liên tục, mạnh mẽ và quyết liệt. Đấu tranh chính trị không chỉ dừng lại ở chỗ làm rối loạn hậu phương, suy yếu thế lực của đối phương mà còn góp phần tạo điều kiện cho phong trào toàn tỉnh cùng phát triển .

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 105 - 108)