Phong trào đấu tranh chính trị phối hợp với đấu tranh quân sự tấn công

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 97 - 100)

7. Bố cục của đề tài

3.1.4. Phong trào đấu tranh chính trị phối hợp với đấu tranh quân sự tấn công

công địch trong nội thị

Trong quá trình đấu tranh chống Mĩ, c u nước từ năm 1954 – 1975, phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên luôn thể hiện sự phối hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, tạo nên thắng lợi cho cách mạng, nhất là vùng nội thị. Minh ch ng rõ nét nhất cho đặc điểm này là cuộc T ng tiến công n i dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 và tiến công giải phóng thị xã năm 1975.

T ng tiến công n i dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 ở đô thị Tuy Hoà có sự kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và sự n i dậy của quần chúng. Thông thường, trong chiến tranh muốn giành thắng lợi thì phải liên tục giữ thế tiến công, làm cho kẻ thù lâm vào thế bị động, bế tắc về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Trong cuộc t ng tiến công và n i dậy năm 1968 ở Tuy Hoà, cùng với sự liên tục tấn công vào sào huyệt, các mục tiêu quan trọng, tạo thế áp đảo ngay từ đầu thì sự n i dậy của quần chúng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cuộc chiến. Sự n i dậy của quần chúng ở đô thị Tuy Hoà đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hậu cần, nhất là hậu cần tại chỗ phục vụ tiến công và n i dậy; dẫn đường, bảo vệ cho các mũi tiến công của lực lượng chủ lực; tham gia công tác thông tin liên lạc; phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu với địch; tham gia công tác binh vận và dân vận; c u chữa thương binh, cùng với lực lượng vũ trang trong Tỉnh, bộ đội địa phương làm tê liệt bộ máy chính quyền địch trong một thời gian ở một số nơi. Đoàn cán bộ thâm nhập vào các thị xã, thị trấn bằng con đường hợp pháp và bí mật, cùng cán bộ và cơ sở nội thành tiến hành các mặt công tác t ch c, chuẩn bị cho quần chúng n i dậy.

Trên thực tế, trong cuộc T ng tiến công n i dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 thực hiện phương châm nội công, ngoại kích, khi lực lượng vũ trang tấn công vào thị xã Tuy Hoà thì các xã ở ngoại ô đã huy động lực lượng nhân dân các xã của Tuy Hoà 1 kéo vào thị xã Tuy Hoà. Để hỗ trợ cho lực lượng vũ trang, trong 3 đợt n i dậy và tấn công, vai trò và khả năng cách mạng của các mũi nhọn đấu tranh chính trị khắp các huyện, các xã là vô cùng to lớn. Chị em phụ nữ dám cầm cả súng máy ra trận; xáp mặt với địch, vừa vận động vừa đánh địch. Các chị em phụ nữ ở nông thôn được du kích hỗ trợ đã cùng quần chúng n i dậy làm đại náo phá banh hàng loạt ấp chiến lược, giải phóng hàng ngàn quần chúng bị địch dồn vào các ấp trở về quê cũ.

Hoà I đã đồng loạt n i dậy. Cũng trong năm 1968, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng được đẩy mạnh, hàng ngàn người dân ở các xã Hoà Vinh, Hoà Hiệp, Hoà Thành ... t ch c biểu tình thị uy đòi nguỵ quyền phải nạo vét cửa Đà Nông để chống úng, tu b hệ thống nông giang. Nhân dân các thôn Vinh Ba (Hoà Đồng), Phước Thịnh (Hoà Bình), Phước Bình, Phước Lộc (Hoà Thành) và một số thôn ở xã Hoà Vinh đã n i dậy phá kèm giành quyền làm chủ. Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng đã n i lên mạnh mẽ khiến cho địch hoang mang, bối rối, bị động đối phó.

Trong cuộc tiến công địch giải phóng thị xã Tuy Hoà 1975, sự phối hợp giữa phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự cũng thể hiện rõ nét. Cuối tháng 2 và đầu tháng 3/1975, ta mở màn hoạt động quân sự bằng những trận đánh địch ở Tuy Hoà 2. Cùng thời gian này nhân dân các xã Hoà Định Đông, Hoà Định Tây, Hoà Quang và một phần xã Hoà Trị, Hoà Kiến n i dậy t ch c “thanh viện, đại náo” tạo thế khiến cho bọn tề ngụy, bọn dân vệ hoảng sợ phải rút chạy về tỉnh lỵ. Cùng với đó, quần chúng loan tin ta chiến thắng giải phóng nhiều nơi, lính ngụy ra hàng, làm rung động ngụy quân, ngụy quyền trong tỉnh.

Đầu tháng 3 năm 1975, tại huyện trọng điểm Tuy Hoà I, để yểm trợ cho lực lượng vũ trang đánh một số trận tiêu diệt địch Hoà Phong, Hòn Sặc, quần chúng n i dậy kéo ra đường “đại náo”. Từ Hoà Thịnh quần chúng “đại náo” ra Hoà Đồng, lan dần đến Hoà Mỹ và Hoà Tân. Đến ngày 9 và 10/3/1975, chính quyền địch tại các xã quần chúng “đại náo” hoàn toàn tan rã, nhân dân đã làm chủ, xây dựng các lực lượng để đưa đội quân chính trị nhập thị uy hiếp địch, kêu gọi con em về với gia đình .

Chính phong trào đấu tranh của quần chúng đã tạo điều kiện bên trong, hỗ trợ lực lượng quân sự chặn đánh địch trên đường số 5 và tiến công giải phóng thị xã.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975) (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)