7. Bố cục của đề tài
2.1.2. Chủ trương của Đảng, Liên Khu ủy V, tỉnh ủy Phú Yên
Trong hoàn cảnh lịch sử mới, với những âm mưu và thủ đoạn mới của địch, Trung ương Đảng, chính phủ và Đảng uỷ các cấp đã kịp thời có những định hướng, chỉ đạo cho cuộc đấu tranh của nhân dân.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao Động Việt Nam chủ trương tiến hành đấu tranh chính trị ở miền Nam. Cụ thể: Ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi: “Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài lên trên lợi ích trước mắt mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân tộc trong toàn quốc. Đảng, Chính phủ và tôi luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc đồng bào sẽ thắng lợi” [46,tr.3].
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên, c vũ Đảng bộ và nhân dân Phú Yên quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, để đưa sự
nghiệp cách mạng trong tỉnh tiếp tục tiến lên. Trong hai ngày 27 và 28/7/1954, Liên khu uỷ V họp mở rộng có Bí thư các tỉnh về dự, đề ra những nội dung công tác cấp bách: Mở đợt tuyên truyền, giáo dục về Hiệp định Giơnevơ, về tình hình và nhiệm vụ mới, về phương châm, phương pháp đấu tranh đòi địch phải thi hành hiệp định.
Khẩn trương sắp xếp t ch c Đảng và đoàn thể từ Khu đến cơ sở gọn nhẹ để lãnh đạo nhân dân đấu tranh hợp pháp.
Về tuyên truyền, Hội nghị lưu ý giải thích thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ, dựa vào pháp lý của Hiệp định đấu tranh giữ vững hoà bình, đòi thi hành hiệp định, đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống. Về t ch c quần chúng, đình chỉ hoạt động các đoàn thể cũ, dần dần hình thành các t ch c hợp pháp, nửa hợp pháp mang màu sắc nghề nghiệp kinh tế, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của nhân dân .
Chấp hành Nghị quyết của Liên Khu ủy V, trong hai ngày 10 và 11/8/1954, Tỉnh ủy Phú Yên họp mở rộng tại đình Trung Lương (xã An Nghiệp, huyện Tuy An), dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Vụ, Bí thư Tỉnh ủy. Tại cuộc họp, đồng chí Lê Vụ nêu rõ: Nhờ thắng lợi vĩ đại ở Điện Biên Phủ đã buộc địch phải ký hiệp định Giơnevơ. Đây là một thắng lợi lớn của ta. Từ vĩ tuyến 17 trở ra hoàn toàn giải phóng. Từ vĩ tuyến 17 trở vào giao cho đối phương tạm thời quản lý. Sau hai năm sẽ t ch c t ng tuyển cử tự do thống nhất T quốc. Tỉnh Phú Yên chuyển quân tập kết trong vòng 1 tháng từ ngày 1/8 đến ngày 30/8/1954. Chỉ có quân đội và các Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc mới tập kết ra miền Bắc. Hầu hết cán bộ tham gia kháng chiến đều trở về quê làm ăn và lãnh đạo các t ch c hợp pháp, nửa hợp pháp và bất hợp pháp, đấu tranh buộc đối phương thi hành hiệp định, đòi dân sinh, dân chủ; trừ một số ít ở lại căn c , một số phân công đ i vùng hoạt động bí mật . Chúng ta lấy cơ sở pháp lý Điều 14c của Hiệp định là: “Mỗi bên cam kết không trả thù hay phân biệt đối xử những cá nhân hoặc tổ chức vì lý do trong lúc chiến tranh có tham gia bên này
hoặc bên kia, và cam kết bảo đảm quyền tự do dân chủ cho họ”[55,tr.413]. Sau hội nghị, tỉnh Phú Yên nhanh chóng triển khai chuyển quân tập kết để bàn giao địa bàn cho đối phương đúng thời hạn.
Ngày 5/9/1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và vạch rõ: “Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị”. Nhiệm vụ của Đảng bộ miền Nam là: Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện đình chiến, củng cố hoà bình, đòi các quyền tự do dân chủ (tự do ngôn luận, hội họp, đi lại ...), cải thiện dân sinh, chống khủng bố, bảo vệ những thành quả mà quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, để lại những đảng viên chưa bị lộ và những cán bộ có thể giữ được bí mật, làm cho t ch c hoạt động gọn, nhẹ, bí mật. Những cán bộ bị lộ thì điều sang các địa phương khác hoặc tạm ngừng hoạt động để che dấu lực lượng.
Phương châm của ta lúc này là khéo công tác, khéo che dấu lực lượng và tranh thủ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp công tác hợp pháp và công tác không hợp pháp. Đối với các t ch c quần chúng và t ch c Đảng thì có tranh thủ cho được tồn tại hợp pháp và hoạt động hợp pháp.
Ngày 6/9/1954, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ: “Lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập. Đồng thời, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở, bắt bớ cán bộ của ta và quần chúng cách mạng”[27,tr.305].
Tại Liên khu V vào tháng 10/1954, Liên khu ủy V chỉ đạo: Tiến hành đấu tranh chính trị để củng cố hòa bình, đòi tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, tiến tới thực hiện thống nhất và hoàn thành độc lập trong cả nước; “vấn đề cấp bách là đấu tranh chống bắt bớ, tra tấn cán bộ, phá hoại cơ sở, cướp giật quyền lợi quần chúng, bắt lính, lãnh đạo đấu tranh phải xuất phát từ quyền lợi kinh tế thiết thực của dân từ đó để lồng nội dung chính trị; đối với đồng
bào di cư, cần liên lạc giúp đỡ, tuyên truyền, vận động họ đòi cải thiện sinh hoạt, đòi được trở về miền Bắc, biên thư tố cáo hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bắt ép di cư”[52,tr.7].
Tháng 3/1955, trước những chuyển biến mới của tình hình địch, nhất là chính sách “Tố Cộng”, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần th bảy đề ra những chủ trương quan trọng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là: Đấu tranh đòi thi hành hiệp định, củng cố miền Bắc về mọi mặt, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam,…Hội nghị xác định: “Kẻ thù cụ thể trước mắt của toàn dân ta hiện tại là đế quốc Mĩ, phái thực dân Pháp phản hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm. Đế quốc Mĩ là kẻ thù đầu sỏ và nguy hại nhất”. “Tính chất cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ của ta là lâu dài, gian khổ, phức tạp nhưng nhất định thắng lợi”[12,tr.17].
Tiếp đó, tháng 11/1955, trong cuộc thảo luận về kế hoạch đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Về phương châm đấu tranh, cần huy động toàn thể nhân dân,… Đấu tranh phải có sự kết hợp giữa quần chúng và các đoàn thể, phải liên tục và có mục tiêu cụ thể”[27,tr.506]. Những chỉ đạo kịp thời của Trung ương đã soi sáng quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng.
Từ năm 1955, với chính sách “Tố cộng” hết s c gắt gao của chính quyền Sài Gòn, quần chúng bị kìm kẹp, cơ sở cách mạng bị vỡ nặng, cách mạng gặp khó khăn, t n thất. Trước tình hình đó, Liên Khu ủy V chủ trương: “Đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ là chủ yếu, xây dựng chi bộ tinh gọn, bí mật, đảm bảo tồn tại lâu dài”[52,tr.9].
Nhằm hạn chế t n thất lực lượng cách mạng do chiến dịch “Tố Cộng” của địch, nhiều cơ sở quần chúng, nhất là các gia đình có cán bộ thoát ly, cán bộ tập kết đã tự nguyện nuôi dưỡng cán bộ, tìm cách che dấu cán bộ thoát ly, cán bộ nằm vùng. Thông qua cơ sở, các cấp uỷ xã, huyện trong tỉnh cử đại
biểu đến các T kiểm soát và giám sát quốc tế tố cáo bọn ác ôn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, đồng thời phát động quần chúng đấu tranh đòi hiệp thương, t ng tuyển cử, đòi tự do, dân chủ.
Ngày 26/11/1955, Liên Khu uỷ V ra Chỉ thị về nhiệm vụ sắp đến của Liên Khu đã chỉ rõ nhiệm vụ đấu tranh trước mắt là: “ Phát động quần chúng đấu tranh chống chiến dịch tố cộng phản nước, phản dân của Diệm để củng cố và giữ vững cơ sở tổ chức của Đảng và quần chúng. Kết hợp đấu tranh bảo vệ quyền lợi hàng ngày của các tầng lớp quần chúng, đấu tranh chống thông qua hiến pháp bầu cử quốc hội riêng rẽ, phi pháp và giả hiệu của Diệm”[42,tr.54]. Khẩu hiệu đấu tranh là: “Các tầng lớp, đảng phái, tôn giáo đoàn kết lại đấu tranh cho hoà bình thống nhất”, “Chống Mĩ can thiệp vào nội chính Việt Nam”, “Thi hành đúng đắn Hiệp định Giơ-ne-vơ”, “Kiên quyết chống chiến dịch tố cộng phản nước, phản dân của Ngô Đình Diệm”. Phương châm đấu tranh là: “Khéo công tác, khéo che dấu, giữ vững cơ sở, tích luỹ lực lượng trường kỳ tồn tại và liên hệ chặt chẽ với quần chúng”. Tiếp đó, trong tháng 2/1956, Liên Khu uỷ V họp ra Nghị quyết “Về tình hình nhiệm vụ của Liên Khu hiện nay” đã vạch rõ: “Khéo léo lãnh đạo quần chúng đấu tranh với những hình thức thích hợp, trên cơ sở bảo vệ quyền lợi sinh sống hàng ngày, đòi tự do, dân chủ, chống áp bức bóc lột, chống khủng bố tra tấn, đòi tự do đi lại lập quan hệ Bắc - Nam để tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh dẻo dai chống âm mưu Mĩ - Diệm phá hoại Hiệp định, phá hoà bình thống nhất, đòi thi hành triệt để Hiệp định Giơ-ne-vơ, trước mắt là đòi mở lại Hội nghị Giơ-ne-vơ để bàn biện pháp thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ”
[42, tr.65 – 66].
Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Huyện uỷ Tuy Hoà cũng kịp thời cử cán bộ tuyên truyền xuống quần chúng để đẩy mạnh phong trào chống “tố cộng” do Mĩ – Diệm gây ra.
tầng lớp nhân dân Phú Yên vẫn tiếp tục phát triển nhưng bị nhiều t n thất, nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước bị địch bắt, sát hại. Đó cũng là tình hình chung của toàn miền Nam lúc bấy giờ. Nguyên nhân của những t n thất đó, đã được Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ rõ: “Đảng ta có sai lầm trong chỉ đạo chiến lược, chậm chỉ đạo và chuyển hướng đấu tranh, chỉ nhấn mạnh đấu tranh chính trị khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng giết hại cán bộ và nhân dân”[40,tr.104].
Tháng 12/1957, Liên Khu uỷ V họp ra Chỉ thị “Về nhiệm vụ, phương châm, phương thức đấu tranh trong tình hình mới” đã chỉ rõ: “Nắm vững đường lối đấu tranh chính trị là chính, nhưng đồng thời phải biết kết hợp đấu tranh vũ trang tự vệ hay đấu tranh vũ trang bộ phận trong những hoàn cảnh nhất định, nhằm mục đích hạn chế phát xít, mở rộng cơ sở chính trị. Hoạt động bất hợp pháp nhằm vào diệt bọn cố vấn Mỹ, bọn phản động gian ác địa phương và phá hoại các kế hoạch xây dựng của địch, bố phòng căn cứ ta, xây dựng lực lượng vũ trang và nửa vũ trang. Cần nhận thức: Hiện nay (cuối 1957) tiến hành đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị là nhằm phục vụ cho cho việc tranh thủ chính trị, tranh thủ khả năng hoà bình, thống nhất đất nước mà chưa dẫn ngay đến một cuộc chiến tranh” [42,tr.83 - 84]. Tiếp đó, tháng 4/1958, Liên Khu uỷ V họp ra Nghị quyết kiểm điểm sự lãnh đạo phong trào và xác định phương hướng nhiệm vụ đến, nêu rõ: “Hiện nay, địch đang đi sâu vào con đường phát xít, ta không thể đơn thuần chính trị mà bắt buộc dùng vũ trang bộ phận để phối hợp với đấu tranh chính trị nhằm tiêu diệt bọn Mỹ để khởi động tinh thần dân tộc và phong trào chống Mĩ, diệt bọn đầu sỏ bên trên để lay động bọn dưới, diệt bọn biệt kích để mở rộng sinh hoạt của ta. Nói chung là nhằm hạn chế phát xít, hạ uy thế của địch, nâng uy thế của phong trào, mở rộng cơ sở chính trị” [42,tr.89].
Từ 1959 – 1960, chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mĩ – Diệm đã đặt cách mạng miền Nam nói chung và cách mạng Phú Yên nói riêng trước vô
vàn khó khăn thử thách. Trước tình hình đó, tháng 1/1959 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần th 15 (mở rộng) để xác định đường lối, phương châm, phương pháp cho cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết nhấn mạnh con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam là con đường bạo lực cách mạng. Trong những năm 1959 - 1960 con đường đó là: “Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc thực dân phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân” [58,tr.425]. Ban Chấp hành Trung ương còn dự kiến “Trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh trường kỳ”[58,tr.425].
Có thể nói, Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đáp ng nhu cầu b c thiết nhất của cách mạng miền Nam nói chung và Phú Yên nói riêng lúc bấy giờ, xoay chuyển tình thế và mở đường cho cách mạng miền Nam tiên lên, thoát khỏi cơn nguy hiểm, vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ để giành quyền làm chủ.
Quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, tháng 4/1959 Liên Khu uỷ V họp nêu rõ: “Hết sức bảo tồn và tích luỹ lực lượng, nỗ lực xây dựng lực lượng ta về mọi mặt, đồng thời làm suy yếu địch, lấy xây dựng lực lượng chính trị làm căn bản, trên cơ sở đó mà tích cực, khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, vũ trang tự vệ. Nắm vững hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, đồng thời kết hợp hình thức đấu tranh vũ trang để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, tuỳ nơi, tuỳ lúc mà chủ động sử dụng linh hoạt lực lượng vũ trang tuyên truyền, vũ trang tự vệ phục vụ cho đấu tranh của quần chúng, và tuỳ theo khả năng để bảo vệ phong trào với mức độ cần thiết” [42,tr.148].
Tháng 11/1959, Tỉnh ủy Phú Yên họp Hội nghị mở rộng tại Su i Heo (xã Bầu Bèng, huyện Sơn Hòa) để nghiên c u, học tập quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng. Trong khi phân tích đánh giá tình hình chung của phong trào
cách mạng miền Nam, Tỉnh ủy liên hệ, phân tích và quá trình lãnh đạo cách mạng trong tỉnh những năm qua. Hội nghị đánh giá: Mặc dù trong tình hình cuộc đấu tranh diễn biến gay go, quyết liệt, ph c tạp, Đảng bộ bị t n thất nặng nề, nhưng đại bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, Tỉnh ủy đã đề ra những nhiệm vụ và biện pháp: Đẩy mạnh đấu tranh cả hai vùng đồng bằng và miền núi. Chống âm mưu tố cộng, chống âm mưu dồn dân bắt lính, đánh đập khủng bố nhân dân, đồng thời tiến hành diệt một số tên ác ôn đầu sỏ, nhưng phải giữ thế hợp pháp của quần chúng và cơ sở, dùng 3 phương th c đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp và bất hợp pháp. Đối với miền núi đấu tranh bất hợp pháp là chủ yếu, đồng bằng đấu tranh hợp pháp là chủ yếu. Trong quá trình đó tùy tình hình thực tế vận dụng từng lúc từng nơi cho phù hợp; xây dựng căn c địa, chuẩn bị thực lực, thành lập lực lượng vũ trang của tỉnh và huyện, lực lượng bán vũ trang của xã,