Kinh nghiệm giám sát tập ựoàn kinh tế nhà nước của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 63 - 67)

Tập ựoàn kinh tế Trung Quốc theo quan ựiểm của Trung Quốc là: Tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, nó ựáp ứng ựòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa và của nền sản xuất xã hội hoá. Doanh nghiệp nòng cốt của nó là nòng cốt của tập ựoàn, là thực thể kinh tế có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh,

hạch toán ựộc lập, tự chịu trách nhiệm ựối với kết quả kinh doanh. Bằng các hình thức nắm giữ cổ phần khống chế, tham gia cổ phần, hiệp tác, doanh nghiệp nòng cốt gắn bó với một loạt doanh nghiệp ở mức ựộ chặt chẽ nửa chặt chẽ và liên kết lỏng lẻọ Những doanh nghiệp này ựều có tư cách pháp nhân ựộc lập. Như vậy, quan ựiểm của các nhà lãnh ựạo và các doanh nghiệp Trung Quốc về TđKT là nhất quán và tương ựối ựồng nhất với quan ựiểm chung trên thế giớị

Những ựặc ựiểm tập ựoàn kinh tế nhà nước của Trung Quốc:

- TđKTNN là những cụm doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ ựan xen giữa các doanh nghiệp thành viên trong ựó lấy chế ựộ công hữu về tư liệu sản xuất làm chủ thể. Các tập ựoàn ựược tổ chức trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi, cùng phát triển. Các TđKTNN giữ vai trò then chốt trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, thương mại, tài chắnh, dịch vụ.

- Chiến lược hoạt ựộng tác nghiệp của các TđKT Trung Quốc là ựa dạng hoá, sản xuất kinh doanh theo chiều sâu và tiến tới quốc tế hoá. Các TđKT không chỉ là những tập ựoàn xuyên vùng, xuyên ngành mà còn nhiều hình thức, nhiều chức năng sản xuất, thương mại, nghiên cứu khoa học, vận tải, tài chắnh, dịch vụ.

- Về quản lý và cơ chế ựiều hành trong TđKT Trung Quốc cũng tương ựối phức tạp với nhiều hình thức khác nhau, có thể khái quát thành ba dạng chủ yếu sau:

Loại thứ nhất: đối với TđKT có quy mô cực lớn, thị trường hướng nội, thường áp dụng hình thức công ty Ờ tập ựoàn, thể chế quản lý hai cấp ựối với công ty con. Công ty tập ựoàn là một cổ ựông lớn, thông qua việc nắm giữ cổ phần khống chế và hội ựồng quản trị ựể nắm quyền quản lý vỡi công ty con.

Loại thứ hai: TđKT có quy mô tương ựối lớn, thị trường hướng ngoại, thường áp dụng thể chế quản lý ba cấp, kết hợp tập quyền và phân quyền, nhưng trên thực tế các phòng nghiệp vụ là cầu nối công ty mẹ ựối với công ty con.

Loại thứ ba: Là những TđKT quy mô không lớn, thị trường hướng ngoại, thường áp dụng thể chế quản lý kiểu song song, ở trong nước thì có 2 cấp công ty tập ựoàn Ờ công ty con; ở nước ngoài thì quản lý kiểu 3 cấp, công ty tập ựoàn Ờ phòng nghiệp vụ ở nước ngoài Ờ công ty con.

Giám sát của Trung Quốc ựối với các tập ựoàn kinh tế nhà nước:

Quốc vụ viện Trung Quốc Ờ cơ quan hành chắnh nhà nước cao nhất ựã thành lập Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước với mục tiêu là nhằm tách bạch chắnh quyền với doanh nghiệp, phân chia việc quản lý của chủ sở hữu với quản lý hành chắnh nhà nước. Hiện nay, Ủy ban này thực hiện chuyên trách giám sát và quản lý nguồn vốn chủ sở hữu nhà nước tại 153 tập ựoàn và tổng công ty lớn của nhà nước Trung Quốc.

Năm 2003, đảng Cộng sản Trung Quốc ựã có cải cách về quản lý tài sản nhà nước theo nguyên tắc (ba kết hợp: Quản lý tài sản; quản lý con người; quản lý công việc. Ba thống nhất: Về quyền lợi; về nghĩa vụ; về trách nhiệm. Ba tách bạch: Chắnh phủ với doanh nghiệp; chắnh phủ với tài sản, chắnh phủ với công việc hành chắnh). Cũng trong năm này, Chắnh phủ Trung Quốc (Quốc vụ viện) lập Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước (SASAC), ựây là cơ quan ựặc biệt trực thuộc Quốc vụ viện, gồm có 21 Cục và 20 ựơn vị trực thuộc. Ủy ban ựược giao 9 nhiệm vụ:

Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm người quản lý vốn, giám sát tài sản nhà nhà nước của các doanh nghiệp trực thuộc Trung ương (không bao gồm các doanh nghiệp tài chắnh, ngân hàng), tăng cường công tác quản lý tài sản nhà nước.

Thứ hai, chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát doanh nghiệp ựảm bảo giá trị và tăng giá trị tài sản nhà nước. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn ựảm bảo giá trị và tăng giá trị tài sản nhà nước, ựưa ra tiêu chuẩn sát hạch, tiến hành giám sát bằng việc thống kê, nghiên cứu tình hình ựảm bảo giá trị và tăng giá trị tài sản nhà nước trong quá trình giám sát tài sản của DNNN; phụ trách giám sát công tác quản lý phân phối tiền lương của doanh nghiệp, ựưa ra chắnh sách giám sát phân phối thu nhập và tổ chức thực hiện.

Thứ ba, chỉ ựạo, thúc ựẩy cải cách và cải tổ DNNN, thúc ựẩy xây dựng chế ựộ doanh nghiệp hiện ựại trong doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện cơ cấu quản lý công ty, ựẩy mạnh ựiều chỉnh mang tắnh chiến lược ựối với kết cấu và bố cục kinh tế nhà nước.

Thứ tư, thực hiện bổ nhiệm và bãi miễn, kiểm tra người quản lý doanh nghiệp thông qua trình tự pháp luật và căn cứ vào thành tắch kinh doanh ựể tiến hành công tác thưởng, phạt; xây dựng cơ chế dùng cán bộ, tuyển dụng cán bộ sao cho phù hợp với thể chế kinh tế thị trường XHCN và yêu cầu của chế ựộ quản trị doanh nghiệp hiện ựại, hoàn thiện chế ựộ khuyến khắch và ràng buộc trách nhiệm của người kinh doanh.

Thứ năm, căn cứ quy ựịnh liên quan, thay mặt Quốc vụ viện (Chắnh phủ) ựược quyền cử Ban kiểm soát giám sát doanh nghiệp, phụ trách công việc quản lý hàng ngày của Ban kiểm soát.

Thứ sáu, phụ trách tổ chức, giám sát DN nộp thu nhập từ vốn nhà nước, tham gia hoạch ựịnh chế ựộ và biện pháp quản lý hữu quan về dự toán kinh doanh vốn nhà nước, dựa vào quy ựịnh hữu quan phụ trách công tác như lập và thực hiện quyết toán kinh doanh vốn nhà nước.

Thứ bảy, căn cứ trách nhiệm người ựại diện vốn, phụ trách ựôn ựốc, kiểm tra và giám sát doanh nghiệp quán triệt thực hiện chắnh sách, phương châm, quy tắc pháp quy, pháp luật, tiêu chuẩn liên quan về sản xuất ựảm bảo an ninh quốc giạ

Thứ tám, phụ trách quản lý tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, dự thảo các văn bản pháp quy, pháp luật về quản lý tài sản nhà nước, ựưa ra ựiều lệ, chế ựộ liên quan, thực hiện chỉ ựạo và giám sát ựối với công tác quản lý tài sản nhà nước tuân theo pháp luật.

Thứ chắn, ựảm nhận các công việc khác do Quốc vụ viện giaọ

Ủy ban (SASAC) thành lập 06 cơ quan chuyên trách về công tác quản lý và giám sát, gồm: (1) Cục quản lý quyền tài sản; (2) Cục giám sát tài chắnh và ựánh giá kiểm tra; (3) Cục phân phối doanh nghiệp; (4) Cục quản lý thu nhập; (5) Cục công tác ban kiểm soát (văn phòng công tác Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước); (6) Cục giám sát của Ủy ban kiểm tra kỷ luật. Công tác kiểm tra, giám sát ựược thực hành thường xuyên hoặc theo các ựợt. Mỗi ựợt kiểm tra, giám sát, Ủy ban thành lập các ựội kiểm tra, giám sát làm việc với doanh nghiệp thường là trong 06 tháng liên

tục tại doanh nghiệp. Thông qua hoạt ựộng của Ủy ban, triển khai thực hiện "3 kết hợp": quản lý tài sản, quản lý con người, quản lý công việc. Thực hiện "3 tăng cường": tăng cường nghĩa vụ, tăng cường trách nhiệm, tăng cường quyền lợị Ủy ban quản lý tổng quỹ tiền lương của các doanh nghiệp, quản lý mức lương của chủ tịch HđQT và tổng giám ựốc, phân phối trả lương.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)