Việc phát triển mạng CAN được bắt đầu từ năm 1983 bởi Công ty Robert Bosch GmbH. Sau đó, giao thức được chính thức công bố vào năm 1986 tại đại hội của Hiệp hội Kĩ sư ô tô (Society of Automotive Engineers, SAE) ở Detroit, Michigan, Mỹ. Những chip CAN controller đầu tiên được Intel sản xuất vào năm 1987, và sau đó là bởi Phillips. Xe Mercedes-Benz W140 là xe đầu tiên được trang bị CAN.
CAN được thiết kế để các vi điều khiển và các thiết bị giao tiếp với nhau mà không cần thông qua máy tính. CAN là một giao thức hoạt động dựa trên các gói tin (message-based protocol), ban đầu được thiết kế để ghép kênh (multiplex) các dây điện trong ô tô để tiết kiệm số lượng dây dẫn, nhưng sau đó được sử dụng rộng rãi hơn trong các trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp hay hàng không.
Hình 2.12: Mạng CAN giảm đáng kể hệ thống dây điện
Mạng đơn vị điều khiển
G85– cảm biến góc lái vô-lăng
J104 – bộ điều khiển hệ thống chống bó cứng (ABS) J197 – bộ điều khiển hệ thống treo thích ứng** J220 – bộ điều khiển cơ điện tử
28 J519 – bộ điều khiển cung cấp nguồn được tích hợp trong ECU tổng
J668 – mô-đun cấp điện đầu ra cho đèn pha bên phải J527 – bộ điều khiển điện tử cột lái (trục tay lái) J533 – kênh giao diện chẩn đoán dữ liệu CAN J667 – mô-đun cấp điện đầu ra cho đèn pha bên trái
J745 – bộ phận điều khiển dải đèn pha và đèn chiếu sáng khi vào cua
Hình 2.13: Sơ đồ mạng điều khiển CAN
Sơ đồ cho thấy các đơn vị điều khiển được sử dụng cho các chức năng đèn khi vào cua và mạng CAN. Dữ liệu được trao đổi giữa khối điều khiển để điều khiển dải đèn pha J431 và các mô-đun đầu ra công suất trong đèn pha J667 bên trái và bên phải J668 thông qua một CAN 500 kBaud (bus dữ liệu ánh sáng CAN). Bus dữ liệu CAN sáng này là bus dữ liệu CAN riêng biệt và không được kết nối với bus dữ liệu CAN của ổ 500 kBaud. Bus dữ liệu CAN sáng cũng không chạy qua giao diện chẩn đoán cho bus dữ liệu J533.
29