Lỗi hệ thống đèn chiếu góc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống đèn chiếu sáng thông minh và hệ thông cân bằng điện tử trên ô tô đời mới đang lưu hành tại việt nam đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 35 - 41)

Hình 2.28: Lỗi hệ thống đèn chiếu góc trên bảng điều khiển

Đèn cảnh báo hệ thống chiếu góc trong bảng điều khiển sẽ nhấp nháy khi hệ thống bị lỗi và lỗi được lưu trữ trong bộ nhớ lỗi của bộ điều khiển đèn chiếu sáng góc cua và đèn pha J745.

Nếu đèn pha bị lỗi ở một bên, chức năng đèn khi vào cua sẽ bị tắt hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là chùm tia sáng nhúng trong đèn pha không còn bị xoay ở các góc.

38

Đối với một số nước xe lưu thông trên đường bên trái

Có hai giải pháp khác nhau để chuyển đổi đèn pha cho lái xe bên trái (tùy thuộc vào loại xe).

1. Chúng có thể được chuyển đổi bằng cách sử dụng một đòn bẩy trên mô-đun bóng đèn pha.

2. Các khu vực cụ thể của thấu kính đèn pha có thể bị che.

Trong cả hai trường hợp, chức năng đèn khi vào cua cần phải ngừng hoạt động với hệ thống chẩn đoán, kiểm tra và thông tin xe VAS 5051 hoặc hệ thống thông tin chẩn đoán và dịch vụ VAS 5052.

2.5. KẾT HỢP HỆ THỐNG ĐÈN LIẾC ĐỘNG VÀ ĐÈN CHIẾU GÓC. 2.5.1. Cấu tạo

Để khắc phục những hạn chế của hệ thống Bi-Xenon, Hella đã tạo ra một hệ thống chiếu sáng linh hoạt, đó là VARILIS (Variable Intelligent Lighting System – Hệ thống chiếu sáng đa dạng). VARILIS cho phép tạo ra năm chế độ chiếu sáng tùy theo các thông số vận hành và điều kiện môi trường khác nhau, dựa trên các cảm biến điện tử.

Hình 2.29: Hình minh họa hệ thống đèn pha thích ứng của BMW từ các xe 5 Series của hãng. Audi, Mercedes, Toyota và các nhà sản xuất xe hơi khác cũng cung cấp loại đèn chiếu sáng này. (Hình ảnh © BWM)

39 Trái tim của hệ thống VARILIS là module VarioX, một phát minh của Hella, với khả năng thay đổi giữa năm hình dạng khác nhau của luồng sáng (đường nội thị, đường nông thôn, đường quốc lộ không có dải phân cách, đường cao tốc và khi thời tiết xấu) và có thể dùng cho các loại xe có tay lái bên trái cũng như bên phải. VarioX về cơ bản là một đèn pha có thấu kính (projection headlamp) với nguyên tắc làm việc giống như đèn pha Bi- Xenon. Trong đèn pha Bi-Xenon thì một màn chắn nâng lên và hạ xuống để tạo ra chế độ pha và cốt. Ngược lại, module VarioX có một ống chắn đa diện quay quanh trục chính thay cho chuyển động lên xuống của màn chắn.

Hình 2.30: Cơ cấu điều khiển luồng ánh sáng

40

2.5.2. Nguyên lý hoạt động

Hình 2.32: Sơ đồ tổng quan hệ thống VARILIS

Để có thể tự động thay đổi giữa các hình dạng luồng sáng này, hệ thống VARILIS cần được nối với một bộ điều khiển tự động. Bộ điều khiển tự động này của Hella sử dụng thông tin từ các cảm biến điện tử kỹ thuật số như cảm biến ánh sáng, cảm biến tốc độ, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ bám đường, cảm biến mưa hoặc sương mù và cuối cùng là cảm biến góc cua

Hệ thống hỗ trợ trên đường trong thị trấn lên đến 50km/h. Tốc độ kích hoạt của hệ thống sẽ được dựa vào tốc độ đánh lái của vô lăng, khi vào cua gấp và nhanh thì đèn pha sẽ liếc nhanh hơn, xe vào cua góc càng hẹp thì độ liếc của đèn càng rộng.

41

2.6. BMW HIGHBEAM ASSISTANT 2.6.1. Tổng quan

Lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2013 trên chiếc BMW 7 series. Đây là công nghệ bởi BOSCH phát triển kết hợp đèn pha thích ứng và trợ lý chùm sáng cao của BMW. Hai hệ thống này hoạt động cùng nhau để giảm độ chói cho những phương tiện giao thông đang đi tới và nâng cao tầm nhìn trên những con đường tối hoặc hạn chế về ánh sáng. Điều thú vị là tính năng này thực hiện điều này mà không làm chói mắt các phương tiện giao thông đang đi tới hoặc các phương tiện phía trước xe.

Hình 2.37: BMW Adaptive LED

Sử dụng công nghệ LED hiện đại nhưng vẫn giữ lại biểu tượng đèn pha đặc trưng của BMW đó là 2 hình tròn ở trung tâm cụm đèn pha. Hệ thống BMW ConnectedDrive Highbeam Assistant chống chói giúp cải thiện đáng kể khả năng cung cấp tầm nhìn vào ban đêm.

42

Hình 2.38: Công tắc và đèn báo hiệu đèn pha trên táp-lô của BMW.

Hình 2.39: Hệ thống High Beam Assistant trên BMW

Một camera tự động được gắn trên kính chắn gió phía sau gương chiếu hậu bên trong xe giúp thu thập tình hình giao thông và các phương tiện giao thông khác vào ban đêm và chuyển thông tin đến trung tâm xử lý ECU từ đó ECU chuyển thông tin đến đèn

43 pha, từ đó đèn pha sẽ tự động điều chỉnh vùng chiếu sáng sao cho phù hợp với tình hình giao thông lúc đó.

Hình 2.40: Camera tự động gắn trên kính chắn gió

Khi nhận được tín hiệu điều khiển từ ECU, đèn pha sẽ điều chỉnh sự phân bố ánh sáng theo tình hình giao thông. Đèn pha vẫn sẽ hoạt động mà không làm chói mắt các phương tiện giao thông nào. Các phương tiện giao thông từ phía trước đi tới được phát hiện ở khoảng cách rất xa từ đèn pha sẽ phân bố tia sáng và điều chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống đèn chiếu sáng thông minh và hệ thông cân bằng điện tử trên ô tô đời mới đang lưu hành tại việt nam đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)