thực thi TTHC theo những chuẩn mực nhất định: đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nhịp nhàng, hoạt động theo đúng quy trình, quy phạm thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công việc, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cải cách TTHC thực chất là cải
cách trình tự thực hiện thẩm quyền hành chính trong mối liên hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và trong nội bộ cơ quan HCNN.
Nói cải cách TTHC không thể đồng loạt cải cách tất cả các loại, các lĩnh vực liên quan đến thủ tục mà cần có sự lựa chọn nội dung cụ thể, thiết thực nhất. TTHC bao gồm nhiều loại, liên quan đến nhiều lĩnh vực, do đó thị xã phải lựa chọn một số vấn đề cơ bản, trọng tâm trong CCTTHC.
Thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành về TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của thị xã như đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, .… kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định thủ tục không phù hợp với thực tế đã và đang gây trở ngại cho hoạt động của cơ quan, đơn vị, gây phiền hà cho Nhân dân.
Thứ hai, các TTHC phải được xây dựng dựa trên cơ sở pháp luật, nhằm thực hiện Luật, TTHC cũng chính là sự hướng dẫn một cách trình tự, cụ thể việc thực hiện những điều quy định của pháp luật. Cải cách TTHC không chỉ nhằm vào việc đơn giản hơn về nội dung, điều kiện thực hiện thủ tục, mà còn nhằm vào cách thức thực hiện thủ tục sao cho thuận tiện với người dân, để họ được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trước Nhà nước.
Thứ ba, thị xã có thẩm quyền ban hành quy định TTHC cần có sự tham vấn từ phía các CB,CC trực tiếp thực thi công vụ, các CB,CC làm việc ở bộ phận “một cửa” và từ phía khách hàng (tổ chức và người dân). Nhà nước ban hành TTHC không chỉ để quản lý mà còn thực hiện mục tiêu cao hơn là nâng cao chất lượng phục vụ xã hội. Do đó, sự tham vấn có ý nghĩa hết sức cần thiết để phát huy tính chủ động, ý thức trách nhiệm của CB,CC trong hoạt động công vụ cũng như để thực hiện quy chế dân chủ, phát huy vai trò giám sát, đánh giá của người dân đối với công tác quản lý của Nhà nước.
Thứ tư, TTHC phải linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu của toàn xã hội. TTHC tuy là những quy định hướng dẫn mang tính chất pháp
lý, bắt buộc để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cả phía Nhà nướcvà công dân, nhưng trong đời sống thường có những tình huống thực và công dân, nhưng trong đời sống thường có những tình huống thực tế nằm ngoài ý chí của Nhà nước cũng như ý muốn của người dân. Chẳng hạn, việc xảy ra các tình huống động đất, cháy nổ, lũ lụt, ... dẫn đến các giấy tờ, hồ sơ gốc bị thất lạc, rách nát, tiêu hủy; người dân trải qua các tình huống này muốn thực hiện quyền, nghĩa vụ và các nhu cầu khác của mình thì không thể đáp ứng được các quy định TTHC.
Thứ năm, liên tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ chế “một cửa”, tiến tới xây dựng cơ chế “một cửa liên thông” giữa các sở, ban, ngành có chức năng QLNN và các cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết thủ tục cấp giấy phép cho các tổ chức và cá nhân thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, … Đồng thời, xây dựng quy định TTHC xử lý vi phạm sau cấp phép, với yêu cầu làm rõ trách nhiệm của bên vi phạm và của cơ quan, cấp chính quyền có trách nhiệm xử lý vi phạm.
Thứ sáu, công bố công khai hệ thống các văn bản quy định TTHC. Nguyên tắc công khai hóa các TTHC cũng được nhấn mạnh trong Nghị quyết 38/CP: Sau khi các TTHC được rà soát lại, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quản lý của mình phải công bố công khai hệ thống văn bản quy định thủ tục mới bằng nhiều hình thức để mọi cơ quan, đơn vị, mọi người được biết và thực hiện. Do đó việc công khai hóa các TTHC là hết sức cần thiết và là yêu cầu của pháp luật. Việc công khai TTHC là phương thức không thể thiếu trong công tác CCTTHC. Công khai hóa một cách đầy đủ các quy trình TTHC, đặc biệt là TTHC trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với tổ chức, công dân; là điều kiện góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu trong nền hành chính dịch vụ. Chúng ta có thể coi các tổ chức, công dân khi đến với cơ quan công quyền là những khách hàng cần phục vụ. Khách hàng biết rõ họ cần phải làm gì, cần chuẩn bị
những vấn đề gì, loại giấy tờ gì trước khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc. Mặc khác, người thi hành công vụ sẽ không có điều kiện để lợi dụng sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, công dân. Công khai là cơ sở để kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục, do đó nó cũng là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của Nhà nước trong thực hiện nghĩa vụ với dân.
Kết quả thực hiện cải cách TTHC tại thị xã Hoài Nhơn những năm qua đã thu được một số kết quả tích cực sau: TTHC về đăng ký kết hôn, khai sinh, hộ khẩu, đăng ký doanh nghiệp đã đơn giản hóa và được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao. TTHC về thuế cũng đã được cải cách theo hướng đơn giản thuận tiện như: tự khai, tự nộp, tự in hóa đơn thuế, chuyển tiền, … tạo sự thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hoạt động. Trật tự kỷ cương mới trong quản lý thu phí và lệ phí đã được xác lập, công khai, minh bạch nguyên tắc thu, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các loại phí và lệ phí, đã bãi bỏ được rất nhiều phí và lệ phí không còn phù hợp.
Tuy nhiên, cải cách TTHC nhìn chung vẫn chưa xóa bỏ hoàn toàn các TTHC mang tính quan liêu, rườm rà gây phiền hà cho một bộ phận các cá nhân, tổ chức tới giao dịch; còn nhiều mẫu đơn, mẫu tờ khai sử dụng từ ngữ khó hiểu, đa nghĩa, … gây khó khăn trong việc kê khai, nhiều văn bản chưa chặt chẽ, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, văn bản thường xuyên thay đổi việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chậm, đã gây nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện và tạo khe hở trong quản lý, điều hành. Tình trạng cơ quan hành chính dành thuận lợi về phía mình, đẩy khó khăn về phía người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết công việc xảy ra ở một số nơi. Kết quả giải quyết hồ sơ hành chính trên một số lĩnh vực cho tổ chức và người dân đạt kết quả còn thấp so với yêu cầu, còn các hồ sơ giải quyết chưa đúng hẹn, nhất là ở các lĩnh vực như: đất đai, xây dựng, nhà ở. Như vậy, từ thực trạng của
CCTTHC đang đặt ra những vấn đề bức xúc phải tiếp tục đẩymạnh cải cách TTHC. mạnh cải cách TTHC.
1.2.2. Nội dung cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2030Mục tiêu cải cách TTHC theo Nghị quyết số 76/NQ-CP, ngày Mục tiêu cải cách TTHC theo Nghị quyết số 76/NQ-CP, ngày
15/7/2021 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2021 - 2030 được xác định là: Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp; TTHC nội bộ giữa CQHCNN; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.[15]
Chính vì vậy, nội dung CCTTHC giai đoạn 2021 - 2030 của thịxã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cũng sẽ phải đáp ứng các mục tiêu xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cũng sẽ phải đáp ứng các mục tiêu đề ra của Chính phủ. Theo thẩm quyền của thị xã, các nội dung CCTTHC giai đoạn 2021 - 2030 của thị xã Hoài Nhơn sẽ là: